Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lài Cai (Luận văn thạc sĩ) (Trang 92 - 98)

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

4.2.1. Tổ chức thực hiện và hoàn thiện thể chế, chính sách bảo vệ môi trường tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường KCN của Ban Quản lý KKT tỉnh Lào Cai là một đòi hỏi tất yếu nhằm phát huy vai trò của chủ thể này trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường KCN. Trên cơ sở phân tích những bất cập trong thực trạng pháp luật hiện hành, tác giả xin đề xuất một số giải pháp về thể chế, chính sách cụ thể như sau:

UBND tỉnh Lào Cai cần tăng cường ủy quyền cho Ban Quản lý KKT tỉnh Lào Cai trong thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường,… Tuy nhiên, để đảm bảo việc ủy quyền mang lại hiệu quả quản lý, chủ thể ủy quyền phải tính toán tới khả năng thực hiện nhiệm vụ của Ban Quản lý KKT tỉnh Lào Cai.

Pháp luật cần có quy định về chế tài xử lý trong trường hợp Ban Quản lý KKT tỉnh Lào Cai không thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo vệ môi trường KCN theo luật định. Có như vậy mới đảm bảo tính thống nhất, toàn diện của quy phạm pháp luật và tăng cường được ý thức trách nhiệm của Ban Quản lý KKT tỉnh Lào Cai trong quản lý, bảo vệ môi trường KCN.

4.2.2. Hoàn thiện tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN Tằng Loỏng;

Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật và bộ máy nhân sự của Ban Quản lý KKT tỉnh Lào Cai chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường. Hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ môi trường KCN cần những công cụ kỹ thuật đặc thù và những người được đào tạo chuyên môn về môi trường. Vì vậy, để Ban Quản lý KKT thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ môi trường cần tăng cường ngân sách nhằm củng cố bộ máy nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật cho Ban Quản lý KKT tỉnh Lào Cai. Ngân sách dùng để đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ môi trường của Ban Quản lý KKT tỉnh Lào Cai và mua sắm thiết bị, máy móc kỹ thuật phục vụ cho việc quản lý, thanh tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm về bảo vệ môi trường tại KCN.

Công tác đào taọ phải chú trọng cân đối tỷ lệ cán bộ chuyên môn môi trường, cán bộ QLMT, cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trưởng ở tất cả các cấp, các ngành; Kiểm tra, nâng cao kiến thức chuyên môn của cán bộ, công chức, chi cục thông qua việc phân công xây dựng các bộ câu hỏi về môi trường (phục vụ các cuộc thi); xây dựng nội dung và trình bày các bài giảng về phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật BVMT, thực trạng môi trường của tỉnh trong các buối sinh hoạt chuyên đề.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống QLMT trong KCN, từ việc phân cấp và phân công trách nhiệm đến việc tăng cường năng lực cán bộ và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan; Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan QLMT từ cấp trung ương đến địa phương, đồng thời cần có sự tham gia đóng góp ý kiến và sự đồng thuận của chính các KCN và doanh nghiệp trong KCN;

4.2.3. Đầu tư nguồn lực cho bảo vệ môi trường của KCN Tằng Loỏng

Nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường KCN Tằng Loỏng là một con số khá khiêm tốn 81 tỷ đồng từ năm 2016 - 2018; vì vậy đề nghị UBND tỉnh Lào Cai bố trí nguồn vốn để đầu tư hoàn chỉnh đồng bộ kết cấu hạ tầng, xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung và các trạm quan trắc tự động tại KCN Tằng Loỏng theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Hình thành mục chi riêng ngân sách nhà nước về sự nghiệp môi trường với mục đích tạo chuyển biến to lớn về đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường. Mặc dù đây chỉ là nguồn chi ngân sách thường xuyên, nhưng thực tế đã cho thấy nguồn chi này đã hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường (nhất là hoạt động quản lý môi trường) ở các Bộ, ngành và địa phương.

Bên cạnh nguồn sự nghiệp môi trường, kinh phí từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn ODA cũng đã được bố trí để xây dựng các công trình xử lý môi trường (xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, hệ thống xử lý chất thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt tập trung, lò đốt chất thải bệnh viện...), hỗ trợ xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của Thủ tướng Chính phủ, đầu tư trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

Tại các địa phương, phần lớn nguồn vốn sự nghiệp môi trường được cân đối bố trí cho cấp huyện, cấp xã để hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải, giải quyết các vấn đề môi trường trên địa bàn, tạo tiền đề để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường ở nông thôn và trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra huy động đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư BVMT cho KCN Tằng Loỏng bao gồm:

+ Nguồn vốn từ ngân sách trung ương, tỉnh;

+ Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh;

+ Nguồn vốn từ nhân dân;

+ Nguồn Quỹ BVMT địa phương, Quỹ bảo vệ và phát triển trung ương;

+ Nguồn vốn từ áp dụng các công cụ kinh tế: phí BVMT đối với nước thải, kỹ quỹ phục hồi môi trường, phí BVMT, xử phạt vi phạm hành chính;

+ Nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế.

+ Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nguồn kinh phí sự nghiệp BVMT hàng năm đúng mục đích, tiến độ và có hiệu quả.

4.2.4. Liên kết trong, ngoài nước để bảo vệ môi trường KCN Tằng Loỏng;

Mở rộng quan hệ đối ngoại trong BVMT dưới hình thức thiết lập các chương trình, dự án đa phương và song phương. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ… nhằm tranh thủ sự hỗ trợ cho công tác BVMT.

Chủ động và tích cực tham gia vào các hoạt động quốc tế và khu vực về môi trường; thực hiện đầy đủ các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia, các cam kết quốc tế, chương trình, dự án song phương và đa phương về BVMT.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hội nhập quốc tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đặc biệt là chuyển giao các công nghệ sản xuất sạch và thân thiện môi trường. Tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các nước và các tổ chức quốc tế và cá nhân cho công tác BVMT.

Tham gia tích cực vào các hoạt động BVMT toàn cầu, mở rộng liên kết, hợp tác với cộng đồng quốc tế, đặc biệt về việc kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, sử dụng các chất thay thế cho những chất có thể gây nguy hại đến tầng ozon, hạn chế sự ô nhiễm do hóa chất và chất thải nguy hại.

Khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp BVMT đầu tư vào KCN Tằng Loỏng. Chú trọng gọi vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các dự án BVMT, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tăng tỷ lệ đầu tư cho BVMT trong nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

Nhìn chung, hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong thời gian qua đã góp phần tạo nên nguồn đầu tư đáng kể từ bên ngoài giúp tăng cường năng lực khoa học công nghệ cho ngành; tiếp thu kinh nghiệm của các nước, đưa ra các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

4.2.5. Tổng kết, đánh giá từng mô hình quản lý bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng

Với mô hình quản lý môi trường tại các Khu công nghiệp của tỉnh Tằng Loỏng hiện nay, UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ủy quyền một phần chức năng quản lý môi trường cho BQL KKT. Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT và Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV xác định tương đối rõ ràng vị trí, chức năng, nhiệm vụ của BQL KCN. Hai thông tư này cũng quy định rõ cơ cấu, tổ chức của BQL KCN gồm những vị trí, chức danh cụ thể. Với việc quy định như vậy, các BQL KCN sẽ tổ chức bộ máy nhân sự về bảo vệ môi trường tại KCN hợp lý, chặt chẽ. Tuy nhiên, các quy định này của pháp luật vừa được ban hành nên cần phải có thời gian mới triển khai sâu rộng trên thực tế. Trong khoảng thời gian các

BQL KCN cơ cấu, tổ chức, xây dựng lại cơ sở vật chất kỹ thuật, bộ máy nhân sự cho công tác bảo vệ môi trường có thể sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Vì thế, trong tương lai gần, các BQL KKT tỉnh Tằng Loỏng chưa đủ điều kiện để thực hiện tối đa trách nhiệm bảo vệ môi trường tại KCN.

4.2.6. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp, người dân trong việc bảo vệ môi trường KCN Tằng Loỏng

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về BVMT tại KCN Tằng Loỏng của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức doanh nghiệp và nhân dân; Xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp đối tượng, thời điểm, thời gian; Mời, hoặc bố trí giảng viên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng giảng bài, phương pháp truyền thông; Tăng cường các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng, phương pháp truyền thông về môi trường cho mạng lứoi tuyên truyền viên ở các tổ chức chính trị xã hội.

4.2.7. Nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường

- Tham mưu thành lập Hội đồng thẩm định về đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường, xác nhận hoàn thành công trình BVMT mời các chuyên gia, nhà quản lý có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về môi trường và lĩnh vực dự án; có kinh nghiệm trong việc tham gia hội đồng thẩm định.

- Rà soát hồ sơ chặt chẽ trước khi tiếp nhận để tổ chức thẩm định về chất lượng nội dung báo cáo, thành phần hồ sơ, năng lực tư vấn.

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ khi cần thiết: lấy mẫu đánh giá lại chất lượng môi trường; bố trí Hội đồng khảo sát thực tế hiện trường khu vực thực hiện dự án.

- Phân công cán bộ thụ lý hồ sơ theo lĩnh vực sản xuất của dự án.

4.2.8. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN Tằng Loỏng

Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các KCN Tằng Loỏng; thực hiện công khai thông tin các doanh nghiệp, cơ sở SXKD vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định; xử lý

nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; hoàn thiện và triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Phân cấp trách nhiệm và có cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc tăng cường các hoạt động quản lý nhà nước vể môi trường. Tăng cường kiểm tra, phối hợp với Thanh tra Sở thanh tra việc lập báo cáo giám sát, báo cáo công tác BVMT của cơ sở, cập nhật số liệu, phân loại đánh giá chất lượng môi trường của các cơ sở để kịp thời hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, phát thải, khống chế ô nhiễm môi trường.

Chỉ đạo, hướng dẫn phòng Tài nguyên & Môi trường trong công tác kiểm tra thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường; xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các nội dung đã ghi trong Bản cam kết của các cơ sở hay dự án đã được phê duyệt.

Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của UBND tỉnh, kiên quyết đình chỉ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài không đầu tư xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép theo tiến độ quy định của UBND tỉnh. Tăng nguồn nhân lực và kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra (đặc biệt là kiểm tra việc thực hiện kết luận sau thanh tra). Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị phòng chống tội phạm về bảo vệ môi trường thuộc lực lượng công an với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường bảo đảm mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm, nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật. Tiếp tục quan tâm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nâng cao hiệu quả đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường để tiếp nhận và trả lời thông tin phản ánh tiêu cực trong ngành tài nguyên và môi trường. Tập trung giải quyết dứt điểm những vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân; kết quả giải quyết đơn

thư hàng năm đạt trên 90% góp phần giữ vững an ninh, ổn định chính trị - xã hội.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ.

4.2.9. Tăng cường thực hiện công tác quan trắc, giám sát môi trường của các nhà đầu tư trong KCN Tằng Loỏng

Phối hợp Phòng Quản lý Tài nguyên nước, khí thượng thủy văn và Biến đổi khí hậu của Sở Tài nguyên và Môi trường thống kê, hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng nước thải (để nắm bắt được lưu lượng xả thải, phục vụ kiểm tra, thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp;

đánh giá sức chịu tải, xét hạn ngạch được phép xả thải - quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014).

Thống kê danh sách các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt thiết bị quan trắc tự động đối với nước thải và khí thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014.

Hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn tư vấn cung cấp thiết bị quan trắc tự động đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật; thành kiểm việc chấp hành của doanh nghiệp.

Lựa chọn tư vấn tốt để thực hiện việc lập dự án điều chỉnh mạng lưới quan trắc hiện tạng môi trường định kỳ toàn tỉnh đảm bảo thiết kế mạng lưới được thực hiện tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước nói chung, BVMT nói riêng.

Đánh giá liên phòng thí nghiệm trong thực hiện quan trắc môi trường và kiến nghị các vấn đề bất cập trong quản lý, kỹ thuật, dịch vụ, quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lài Cai (Luận văn thạc sĩ) (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)