Quản lý nước thải, khí thải, chất thải KCN

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lài Cai (Luận văn thạc sĩ) (Trang 75 - 78)

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

3.4. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại

3.4.5. Quản lý nước thải, khí thải, chất thải KCN

Hiện trạng xử lý chất thải tại KCN Tằng Loỏng:

* Nước thải: Nước thải sản xuất từ hoạt động của các nhà máy trong KCN TL hiện nay được các đơn vị xử lý tuần hoàn và tái sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất. Nước thải được chia làm 02 nhóm có đặc tính như sau:

+ Nước thải sản xuất hóa chất, phân bón có tính axit (pH thấp) và các thành phần tổng phốt pho cao. Nước thải luyện kim có hàm lượng kim loại cao (luyện đồng, gang thép). Nước thải theo quy trình sản xuất được tuần hoàn, tuy nhiên thực tế một số dự án tuần hoàn nước thải chưa đảm bảo (do hệ thống chưa đảm bảo khép kín, hồ thải chưa được lót đáy triệt để). Hiện tại KCN chưa có hạ tầng thu gom và thoát nước mặt nên rất khó khăn trong kiểm soát và quản lý.

+ Nước mặt của các nhà máy trong KCN chưa được thu gom xử lý triệt để vẫn còn xảy ra việc thẩm thấu nước rỉ ra môi trường. Việc xử lý nước thải mặt chưa triệt để, là nguồn tác động chính ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước thời gian qua.

Hiện tại các nhà máy thuộc lưu vực khe Chom (12 nhà máy) đã được phân bổ nguồn nước thải để thu gom về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN với khối lượng để xử lý đã hạn chế được tác động đến nguồn nước khe Cho khu vực hạ lưu.

Quản lý và kiểm soát nước thải công nghiệp

Hiện nay, KCN có 2 phương án quản lý và kiểm soát nước thải công nghiệp như sau:

Phương án 1: nước thải tại các nhà máy được xử lý cục bộ và đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN để dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung.

Phương án 2: các nhà máy đấu nối trực tiếp tuyến nước thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN để dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung.

Đối với nước thải công nghiệp từ sinh hoạt: nước thải sinh hoạt phát sinh tại KCN bao gồm nước thải từ nhà vệ sinh, nhà ăn tập thể và nước thải từ các hoạt động sinh hoạt khác. Các doanh nghiệp đã tiến hành xử lý sơ bộ nước thải nhà vệ sinh bằng bể tự hoại 3 ngăn, sau đó thu gom và đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN.

Đối với nước thải công nghiệp từ sản xuất: Nước thải sản xuất phát sinh từ dây truyền sản xuất và các hoạt động vệ sinh công nghiệp của các nhà máy, được thu gom, xử lý sơ bộ hoặc dẫn về hệ thống xử lý nước thải cục bộ của doanh nghiệp để xử lý đạt giới hạn tiếp nhận trước khi đấu nối vào trạm xử lý nước thải tập trung của KCN.

* Khí thải: Đặc trưng nguồn thải của các nhà máy trong KCN đều có các thành phần chung gồm SO2, CO, NOx, hơi axit, bui. Các doanh nghiệp có khí thải đề có đầu tư cá công trình xử lý khi theo đúng báo cáo tác động môi trường (xử lý lọc bụi túi vải, tĩnh điện, xử lý SO2, NOx,bằng phương pháp thu hồi sản xuất axit, hấp thụ...).

Theo số liệu thống kê của các cơ sở thì tổng lưu lượng khí thải của các cơ sở trong KCN Tằng Loỏng là 925.972 Nm3/h.

Quản lý và kiểm soát khí thải ngoài nhà máy: Bê tông hóa các tuyến đường vận chuyển; Trồng cây xanh trong khuôn viên KCN để tạo bóng mát và ngăn bụi phát tán, diện tích trồng cây xanh chiếm 20% diện tích mặt bằng KCN phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Vận động các doanh nghiệp trong KCN thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các phương tiện giao thông, có biện pháp che chắn nguyên vật liệu trong khi vận chuyển đúng quy định nhằm giảm thiểu khí thải và độ ồn phát sinh từ các phương tiện này. Định kỳ hàng ngày, bố trí hệ thống tưới cây xanh, đường giao thông nội bộ để hạn chế tối đa bụi phát tán và cải thiện điều kiện khí hậu trong KCN.

Quản lý và kiểm soát khí thải trong nhà máy: Lượng khí thải phát sinh tại KCN Tằng Loỏng là khá lớn, để kiểm soát khí thải UBND tỉnh Lào Cai đã giao Sở Tài Nguyên và Môi trường, BQL KKT Lào Cai đầu tư lắp đặt 01 trạm quan trắc khí thải tự động; theo lộ trình đến năm 2020 sẽ đầu tư thêm 02 trạm.

Ngoài ra theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu, trong KCN có 09 dự án thuộc đối tượng lắp đặt quan trắc tự động về khí thải, 01 đơn vị quan trắc nước thải với tổng số 36 trạm khí và 01 trạm nước. Đến nay đã hoàn thiện 09 trạm khí (gồm tổ hợp các nhà máy của Công ty Đức Giang 7/13 trạm, Nhà máy luyện đồng 01 trạm và Nhà máy DCP 01 trạm). Các nhà máy còn lại đang tiến hành lắp đặt và hoàn thiện thủ tục kết nối theo quy định.

Phần lớn các doanh nghiệp chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý, chỉ thực hiện biện pháp giảm thiểu bằng hình thức hút cưỡng bức và pha loãng nồng độ nhờ quá trình tự làm sạch của không khí.

Đối với công tác xử lý bụi: Hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động và cung cấp thông tin tại KCN Tằng Loỏng có phát sinh bụi, trong đó các doanh nghiệp chủ động lắp đặt hệ thống hoặc thiết bị xử lý bụi bằng hệ thống máy hút bụi, hệ thống lọc bụi.

* Chất thải rắn

Đối với chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn sinh hoạt được các doanh nghiệp, cơ sở SXKD hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, chôn lấp tại các bãi rác ở địa phương.

Đối với chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: các loại chất thải này được các cơ sở SXKD trong KCN thực hiện thu gom và phân loại ngay tại cơ sở sản xuất và xử lý như sau:

+ Đối với chất thải rắn còn giá trị thương mại: một số cơ sở SXKD sử dụng trong các công đoạn sản xuất, các cơ sở SXKD khác bán cho các đơn vị tư nhân có nhu cầu.

+ Đối với chất thải rắn không còn giá trị thương mại, các cơ sở SXKD đã hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý tại khu xử lý riêng.

Đối với chất thải công nghiệp nguy hại:

Theo báo cáo ĐTM của các nhà máy đã được phê duyệt thì các nhà máy sẽ tự đầu tư dây chuyền xử lý chất thải rắn và tái chế sản xuất gạch không nung, tuy nhiên các đơn vị còn gặp khó khăn do chi phí tài chế quá lớn và tiêu thụ sản phẩm sau tái chế rất khó khăn. Hiện tại Công ty Cổ phần dịch vụ xử lý môi trường xanh Việt Sơn đang lập dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung cho KCN Tằng Loỏng dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020.

Hiện tại các cơ sở SXKD trong KCN Tằng Loỏng đã thực hiện thu gom, hợp đồng với các Đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý theo quy định, không có hiệu tượng xả thải ra môi trường bên ngoài.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lài Cai (Luận văn thạc sĩ) (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)