CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN VÀ ĐẠI DIỆN VƢỢT QUÁ PHẠM VI ỦY QUYỀN
1. Một số vấn đề lý luận về đại diện và đại diện theo ủy quyền
1.2 Đại diện theo ủy quyền
1.2.1 Khái niệm đại diện theo ủy quyền
Nhận định của các tác giả Tiến sĩ Bùi Đăng Hiếu và Thạc sĩ Kiều Thị Thanh tại cuốn Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 1) đã chỉ ra được tầm quan trọng của đại diện theo ủy quyền trong đời sống pháp luật: “Ủy quyền là phương tiện pháp lý cần thiết tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ dân sự, bằng nhiều hình thức khác nhau có thể tham gia vào giao dịch dân sự một cách thuận lợi nhất, bảo đảm thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích vật chất, tinh thần mà chủ thể quan tâm” [12, tr.159].
Ủy quyền theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học được định nghĩa là
“giao cho người khác sử dụng một số quyền mà pháp luật đã giao cho mình” [10, tr.1088]. Tại khoản 1, điều 142 BLDSVN có quy định rõ “đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện”
19
[19]. Qua đó thấy rằng trong quan hệ đại diện theo ủy quyền, người ủy quyền chủ động lựa chọn, trao cho người khác một hoặc một số quyền, nghĩa vụ của mình để họ thay mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó và đem lại những ràng buộc về mặt pháp lý cho bản thân người ủy quyền. Theo sự phân chia tại Bộ luật này, đại diện theo ủy quyền được xem xét dưới hai hình thức là đại diện theo ủy quyền của cá nhân và đại diện theo ủy quyền của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác [7].
Pháp luật dân sự Nhật Bản cũng phân loại đại diện thành hai hình thức là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền, đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền thì “một người trở thành người đại diện theo yêu cầu của người được đại diện” và “yêu cầu đại diện trong đại diện theo ủy quyền thông thường được thể hiện bằng hình thức ủy quyền”. BLDSNB cũng không quy định chặt chẽ về hình thức của việc ủy quyền, ngoài hợp đồng ủy quyền, đại diện theo ủy quyền có thể phát sinh từ một số hình thức khác như Hợp đồng liên kết, hợp đồng thuê lao động, hợp đồng giao khoán [9, tr.147].
Pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành không quy định về hình thức của việc ủy quyền mà để các bên tự do thỏa thuận, nhưng cũng có quy định cụ thể về hợp đồng ủy quyền từ điều 581 đến 589 BLDSVN. Khi các bên lựa chọn hình thức ủy quyền được lập thành hợp đồng thì đó là căn cứ pháp lý để các bên trong quan hệ đại diện phải tuân theo. Pháp luật tôn trọng ý chí của các bên trong việc thỏa thuận hình thức của việc ủy quyền. Tuy nhiên trên thực tế, các bên thường lựa chọn hình thức ủy quyền bằng văn bản, có hoặc không có công chứng, chứng thực nhằm hạn chế những rủi ro khi có tranh chấp liên quan đến việc ủy quyền xảy ra. Riêng với pháp nhân, việc ủy quyền được thực hiện bởi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, ngoài tuân thủ các quy định của pháp luật về việc ủy quyền, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân còn phải tuân theo các quy định mang tính nội bộ như nội quy, quy chế ủy quyền của pháp nhân mà không trái với các quy định của pháp luật, do vậy, hình thức ủy quyền cũng đa dạng hơn so với hình thức ủy quyền giữa các cá nhân với nhau hay giữa cá nhân với pháp nhân, văn bản ủy quyền có thể
20
là quyết định phân công công tác, quyết định giao việc, giấy giới thiệu hoặc quy chế của pháp nhân...
1.2.2 Đặc điểm đại diện theo ủy quyền
Dù là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền thì chúng đều mang những đặc điểm chung của quan hệ đại diện. Tuy nhiên, vì căn cứ xác lập khác nhau, do đó mỗi một loại quan hệ đại diện lại chứa đựng những đặc điểm riêng khác biệt tạo nên sự đặc thù của chúng. So sánh đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền để thấy rõ những đặc điểm của đại diện theo ủy quyền:
- Như đã phân tích ở trên, đại diện theo pháp luật nói chung là đại diện trong những trường hợp được pháp luật trao quyền (đại diện đương nhiên và đại diện chỉ định), do đó, người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự không phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người được đại diện, và cũng khó để xác định phạm vi đại diện mà người đại diện phải hành động trừ đại diện theo chỉ định. Thông thường, người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì quyền lợi và nghĩa vụ của người được đại diện trên tinh thần trung thực, cẩn trọng và có lợi nhất cho người được đại diện, phạm vi đại diện dường như không bị hạn chế.
Trong khi đó, đại diện theo ủy quyền được xác lập, thực hiện hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người được đại diện và người đại diện, phạm vi đại diện được thể hiện rõ trong nội dung ủy quyền. Người đại diện theo ủy quyền hành động nhân danh người được đại diện trong phạm vi đại diện và cũng trên tinh thần trung thực, cẩn trọng, có lợi nhất cho người được đại diện. Tuy nhiên, phạm vi đại diện thường bị hạn chế trong một hoặc một số công việc, một hoặc một vài giai đoạn của công việc nào đó... và họ còn phải tuân theo những điều khoản khác pháp luật không quy định do người đại diện nêu rõ trong nội dung ủy quyền.
- Phạm vi đại diện theo pháp luật thường rộng hơn phạm vi đại diện theo ủy quyền. Do chủ thể là người được đại diện trong trường hợp này có những đặc điểm đặc biệt như cá nhân chưa có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc chủ thể là pháp nhân, tổ chức không thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch; pháp luật quy định hoặc cơ quan có thẩm quyền chỉ định người đại
21
diện và họ sẽ có quyền thực hiện mọi giao dịch dân sự thay mặt người được đại diện, vì quyền lợi và nghĩa vụ của người được đại diện mà không bị hạn chế trong một phạm vi nào.
Ngược lại, trong quan hệ đại diện theo ủy quyền, các bên chủ thể hoàn toàn có quyền thỏa thuận về phạm vi đại diện. Bên có quyền – bên được đại diện bằng ý chí của mình chủ động trong việc quyết định những giới hạn cho việc ủy quyền và họ sẽ tìm kiếm người đại diện phù hợp với yêu cầu của mình. Do đó, phạm vi đại diện theo pháp luật thường có những giới hạn khác nhau từ hẹp nhất đến rộng nhất phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể xác lập quan hệ đại diện theo ủy quyền. Phạm vi này thường được nêu rõ trong nội dung ủy quyền và người đại diện chỉ được hành động trong phạm vi cho phép nhằm đem lại những hậu quả pháp lý từ những giao dịch dân sự cho người đại diện. Phạm vi đại diện theo ủy quyền có tính chất mềm dẻo, nên nó cũng thường là vấn đề dễ bị phá vỡ trong quan hệ đại diện.
- Thẩm quyền đại diện cũng là điểm khác biệt giữa hai loại đại diện này và cũng là vấn đề cần quan tâm xem xét vì mục đích của đại diện là việc người đại diện thay mặt người được đại diện xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Mà thẩm quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự là một trong những yếu tố quan trọng xác định giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật hay không, thẩm quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự được xác định dựa trên thẩm quyền đại diện trong quan hệ giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện với bên thứ ba. Thẩm quyền đại diện được xác định dựa trên căn cứ xác lập quan hệ đại diện và phạm vi đại diện. Đối với đại diện theo pháp luật, dựa trên các quy định của pháp luật, bên thứ ba có thể dễ dàng xác định được thẩm quyền đại diện của người đại diện có phù hợp hay không.
Nhưng đối với đại diện theo ủy quyền, căn cứ dựa trên sự thỏa thuận của bên đại diện và bên được đại diện với nhiều hình thức khác nhau như lời nói, văn bản (hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền, giấy giới thiệu ….), bên thứ ba khó có thể xác định một cách chính xác bên xưng danh đại diện có thẩm quyền đại diện hay không, thẩm quyền đến đâu (phạm vi đại diện?); hoặc việc thông báo đại diện của người được đại diện không rõ ràng khiến cho việc xác định thẩm quyền đại diện gặp khó
22
khăn. Có thể thấy rằng, thẩm quyền đại diện trong loại hình đại diện theo pháp luật ít bị vi phạm hơn vấn đề thẩm quyền đại diện trong loại hình đại diện theo ủy quyền.
2. Khái lƣợc về đại diện không có ủy quyền và đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền.
Để các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện trở thành quyền, nghĩa vụ của người được đại diện thì người xác lập, thực hiện giao dịch đó phải có quyền đại diện và phải hành động trong phạm vi đại diện. Hay nói cách khác, người đại diện phải có thẩm quyền đại diện.
Một người được coi là người không có quyền đại diện khi họ thực hiện công việc nhân danh và vì quyền lợi và nghĩa vụ của người khác mà không có căn cứ xác lập quyền đại diện (căn cứ theo pháp luật, căn cứ theo ủy quyền) hoặc hành động vượt quá phạm vi đại diện của mình. Đề tài này đi sâu phân tích về đại diện không có thẩm quyền và những hậu quả pháp lý của các hành vi do người không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện trong khuôn khổ của hình thức đại diện theo ủy quyền hoặc có thể hiểu đề tài này phân tích sâu về vấn đề đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền.
Như đã trình bày ở trên, đại diện theo ủy quyền là loại hình đại diện dễ bị vi phạm về thẩm quyền hơn so với loại hình đại diện theo pháp luật. Chế định đại diện được đặt ra ở hầu hết các quốc gia ban đầu chỉ quan tâm đến quyền lợi của bên được đại diện, thiết lập các quy phạm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của họ. Nhưng trong quá trình pháp luật được áp dụng trên thực tiễn, và trên nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể trong giao dịch dân sự, quyền lợi của bên thứ ba cũng được đặt ra.
Đương nhiên đối với đại diện có thẩm quyền, tức là có sự ủy quyền và trong phạm vi ủy quyền, dự liệu về rủi ro đã được các nhà làm luật quy định rõ. Đối với đại diện không có thẩm quyền, cần phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn. Nếu lấy quyền lợi của bên được đại diện là trọng tâm, có thể thấy rằng không phải trong bất cứ trường hợp nào, đại diện không có thẩm quyền cũng đem lại bất lợi cho người được đại diện; người đại diện vẫn hành động dưới danh nghĩa của người được đại