Đại diện không có ủy quyền theo quy định của pháp luật Dân sự Việt

Một phần của tài liệu Đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 35 - 63)

CHƯƠNG II ĐẠI DIỆN KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN, ĐẠI DIỆN VƢỢT QUÁ PHẠM VI ỦY QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

1. Đại diện không có ủy quyền và hậu quả pháp lý của đại diện không có ủy quyền theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành

1.1 Đại diện không có ủy quyền theo quy định của pháp luật Dân sự Việt

Pháp luật dân sự Việt Nam (hiểu theo nghĩa rộng như Điều 1 của BLDSVNBLDSVN) chia đại diện làm hai loại là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Trong đó, đại diện theo pháp luật được phát sinh dựa trên hai căn cứ là quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đại diện theo ủy quyền chỉ có căn cứ phát sinh duy nhất là sự ủy quyền.

BLDSVNBLDSVN không đưa ra khái niệm và cũng không nhắc đến đại diện không có ủy quyền, nhưng có nhắc đến người không có quyền đại diện. Người

33

không có quyền đại diện ở đây được hiểu là người hành động nhân danh và vì lợi ích của người khác nhưng không có căn cứ làm phát sinh quyền đại diện của mình (như căn cứ theo pháp luật hoặc căn cứ theo ủy quyền). Vậy, đại diện không có ủy quyền là một phần của vấn đề pháp lý đối với người không có quyền đại diện.

Tại điều 142 có quy định: “Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện” [19]. Dù không có quy định cụ thể nhưng có thể hiểu, đại diện không có ủy quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam là việc một người hành động nhân danh và vì lợi ích của người khác nhưng không có căn cứ xác lập sự ủy quyền (có những trường hợp được coi là thực hiện công việc của người khác mà không có sự ủy quyền theo Điều 594 BLDSVNBLDSVN hoặc vượt quá giới hạn ủy quyền). Lợi ích ở đây bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của người được đại diện trong công việc được thực hiện.

Đại diện không có ủy quyền là một trong các trường hợp của người không có quyền đại diện được quy định tại điều 145 BLDS 2005, nó có hai đặc điểm chính là không có căn cứ phát sinh quan hệ đại diện (không có sự ủy quyền) và người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch nhân danh, vì lợi ích của người được đại diện.

Đặc điểm thứ nhất, không có căn cứ phát sinh quan hệ đại diện theo ủy quyền.

Pháp luật Việt Nam không đặt ra các quy định cụ thể về sự ủy quyền – căn cứ phát sinh quan hệ đại diện theo ủy quyền mà chỉ quy định rất mở về hình thức ủy quyền, các bên có quyền tự do thỏa thuận về hình thức ủy quyền trừ các trường hợp mà pháp luật quy định cụ thể phải lập thành văn bản. Một số ví dụ như: Luật Doanh nghiệp 2014 quy định chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức ủy quyền cho cá nhân làm người đại diện thay mặt mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc cổ đông công ty đối với loại hình công ty cổ phần thì việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.

34

Điều 15. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức

1. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này. [22]

Hay tại Luật Đất đai 2013 cũng quy định về việc ủy quyền phải được lập thành văn bản khi người nhận thừa kế quyền sử dụng đất là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thực hiện một số quyền nhất định mà pháp luật cho phép:

Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tƣợng đƣợc mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

5. Người nhận thừa kế trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này được ủy quyền bằng văn bản cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. [23]

Sự tự do thỏa thuận về hình thức của việc ủy quyền cho thấy ủy quyền cũng có tính chất như một hợp đồng, vì nó được xác lập dựa trên tự do ý chí của các bên trong quan hệ đại diện ủy quyền, dựa trên sự thỏa thuận và các bên xác lập ủy quyền khi đạt được những thỏa thuận nhất định.

Tuy nhiên quy định sự ủy quyền phải được lập thành văn bản thực sự chưa rõ ràng, không có căn cứ hoặc quy định nêu rõ văn bản ủy quyền phải tuân thủ điều kiện gì về hình thức. Vậy đương nhiên hình thức của văn bản ủy quyền cũng vô cùng đa dạng, có văn bản ủy quyền được các bên lập và chính quyền địa phương xác nhận, có văn bản ủy quyền được lập và công chứng tại văn phòng công chứng,

35

có văn bản ủy quyền do các bên lập và tự xác nhận mà không có sự làm chứng, xác nhận của bên thứ ba, cũng có văn bản ủy quyền chỉ thể hiện ý chí của bên ủy quyền và xác nhận của họ... Trên tiêu chí tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ đại diện theo ủy quyền mà pháp luật không đóng khung bất cứ hình thức nào của việc ủy quyền, đó vừa là thuận lợi và cũng là khó khăn cho các bên tham gia giao dịch. Vậy, trong vô số những cách thức làm phát sinh quan hệ đại diện theo ủy quyền, căn cứ nào để đánh giá việc có hay không sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện?.

Đối với những giao dịch có quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành về việc đại diện theo ủy quyền thì có thể căn cứ vào đó xác định việc có hay không sự ủy quyền, đương nhiên, khi việc ủy quyền không đúng theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì sự ủy quyền đó sẽ không có giá trị.

Đối với những giao dịch không có quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành thì việc xác định có hay không sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện phụ thuộc hoàn toàn vào thực tế. Vì đời sống pháp luật dân sự vô cùng phong phú, đa dạng nên việc xác định giữa người đại diện và người được đại diện có sự ủy quyền hay không sẽ càng trở nên phức tạp hơn, và nếu pháp luật quy định thì có thể sẽ không bao quát được thậm chí có thể bó hẹp các trường hợp đại diện không có ủy quyền.

Bản chất của vấn đề đại diện không có ủy quyền được đưa ra đánh giá, xem xét đó là việc có hay không tồn tại căn cứ xác lập việc ủy quyền giữa người được đại diện và người không có quyền đại diện theo ủy quyền trước khi người không có quyền đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện. Có rất nhiều khả năng có thể xảy ra, nhìn nhận vấn đề xác lập sự ủy quyền một cách bao quát, có thể thấy việc không có ủy quyền sẽ xảy ra theo các hướng sau:

Hướng số 1: không tồn tại sự ủy quyền chính thức giữa người đại diện và người không có quyền đại diện – Tức là không có mối quan hệ pháp lý bên trong.

Pháp luật quy định hình thức của việc ủy quyền do các bên tự thỏa thuận và không

36

bị giới hạn. Vậy, việc ủy quyền có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng một hành vi bất kỳ. Ngoài ra, pháp luật không quy định một chuẩn mực nào để đánh giá về cách thức xác lập sự ủy quyền giữa người ủy quyền và người được ủy quyền. Nhưng về cơ bản, chủ thể thứ nhất – người đại diện, trong trường hợp này là người ủy quyền không có một hành vi nào thể hiện sự ủy quyền chính thức cho người khác – chủ thể thứ hai thay mình hành động hoặc giữa chủ thể thứ nhất và chủ thể thứ hai không có sự thỏa thuận, thống nhất từ trước về việc ủy quyền, nội dung, phạm vi ủy quyền, nhưng chủ thể thứ hai vẫn xác lập, thực hiện giao dịch với bên thứ ba giống như giữa chủ thể thứ hai và chủ thể thứ nhất có sự ủy quyền từ trước.

Hướng số 2: sự ủy quyền giữa người đại diện và người không có quyền đại diện bị chấm dứt trước thời điểm người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch. Trong trường hợp này, giữa người ủy quyền và người được ủy quyền đã tồn tại căn cứ xác lập việc ủy quyền hợp pháp, nhưng sau đó việc ủy quyền bị chấm dứt và người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các công việc được ủy quyền.

Quyền của người được ủy quyền chỉ tồn tại trong thời hạn ủy quyền hay nói cách khác, khi việc ủy quyền còn hiệu lực, thì việc người được ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh và vì lợi ích người ủy quyền mới có giá trị ràng buộc đương nhiên. Việc chấm dứt ủy quyền đồng nghĩa với việc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền. Kể từ thời điểm chấm dứt ủy quyền, người được ủy quyền không có quyền đại diện cho người ủy quyền, nhưng vì lý do nào đó, họ vẫn xác lập, thực hiện giao dịch với bên thứ ba giống như khi việc ủy quyền chưa chấm dứt.

Đặc điểm thứ hai, người không có quyền đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện

Đây là đặc điểm không thể thiếu của vấn đề đại diện không có ủy quyền. Khi một người không có căn cứ xác lập quyền đại diện theo ủy quyền nhưng vẫn hành động nhân danh và vì lợi ích của người khác được coi là người không có quyền đại diện theo ủy quyền; nếu họ hành động nhân danh và vì lợi ích của chính mình thì

37

đương nhiên không đặt ra vấn đề đại diện không có ủy quyền trong trường hợp này.

Ở đây, người không có quyền đại diện theo ủy quyền vẫn hành động như người đại diện hợp pháp, nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch với bên thứ ba một cách vô tình hoặc cố ý.

Theo quan điểm cá nhân của tác giả, trong quan hệ đại diện theo ủy quyền thì chỉ cần xem xét đặc điểm hành động nhân danh người được đại diện mà không cần xét tới vấn đề có hay không yếu tố vì lợi ích của người được đại diện trong quan hệ đại diện không có ủy quyền. Vì yếu tố lợi ích của người được đại diện là yếu tố không có tính quyết định căn bản đến quan hệ đại diện này, điểm quan trọng nhất để xác định quan hệ đại diện là căn cứ phát sinh và việc người đại diện hành động nhân danh người được đại diện, hai yếu tố này nếu đáp ứng đủ đã đem lại những ràng buộc pháp lý cho người được đại diện. Khi một người trao cho người khác một hoặc một số quyền của mình để họ đại diện mình thực hiện công việc không nhất thiết phải vì lợi ích của bản thân mình, đây có lẽ là điểm khác biệt với đại diện theo pháp luật, vì người đại diện theo pháp luật luôn phải hành động để đem lại lợi ích nhất định cho người được đại diện.

Tuy nhiên, khi một người không ủy quyền cho người khác hành động thay mình, nhưng người kia vẫn hành động nhân danh chính mình chưa đủ yếu tố để xem xét việc đại diện không có ủy quyền, vì có thể họ hành động không vì lợi ích của người được đại diện mà vì một mục đích khác, vì vậy yếu tố vì lợi ích của người được đại diện cũng cần được xem xét để xác định trách nhiệm của các bên trong mối quan hệ pháp lý bên trong. Yếu tố lợi ích được xem xét như quyền và nghĩa vụ của người được đại diện không có ủy quyền trong công việc được thực hiện, nó là mục đích hướng tới của người đại diện không có ủy quyền mà không xem xét tới phần kết quả thực hiện công việc như quy định tại điều 596 BLDSVN.

Đặc điểm về đại diện không có ủy quyền hay đại diện không có thẩm quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật các quốc gia khác không có sự khác biệt.

Điều khác biệt nằm ở phần hậu quả pháp lý – những quy định giải đáp thắc mắc trên và những trường hợp ngoại lệ mà pháp luật Việt Nam xem xét giải quyết.

38

1.2 Hậu quả pháp lý của đại diện không có ủy quyền theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành và so sánh với pháp luật của một số quốc gia khác.

Cùng quan điểm như các nền lập pháp khác trên thế giới, pháp luật dân sự Việt Nam cũng quy định việc đại diện không có ủy quyền không thể ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của người được đại diện đối với những giao dịch mà người đại diện không có ủy quyền xác lập, thực hiện.

Hậu quả pháp lý của đại diện không có ủy quyền trong BLDSVN nằm trong hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện và được quy định cụ thể tại điều 145 như sau:

Điều 145. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.

2. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.[19]

Diễn giải quy định trên và thấy rằng:

39

Người đại diện không có ủy quyền được gọi là người không có quyền đại diện, bên cạnh đó có thể tồn tại người có quyền đại diện thực sự (người đại diện theo pháp luật hoặc được ủy quyền hợp pháp). Đại diện không có ủy quyền sẽ được xem xét tương tự như đại diện có ủy quyền khi người được đại diện hoặc người đại diện hợp pháp đồng ý và khi đó mọi quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch mà người đại diện xác lập sẽ ràng buộc người được đại diện. Trách nhiệm thông báo việc đại diện không có ủy quyền thuộc về bên thứ ba.

Nếu bên thứ ba thông báo đến người được đại diện hoặc người đại diện hợp pháp và ấn định thời gian trả lời, trong thời hạn đó, người được đại diện hoặc người đại diện hợp pháp đồng ý thì hành động đại diện không có ủy quyền được coi là đại diện theo ủy quyền, mọi quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch giữa người không có quyền đại diện và bên thứ ba có giá trị ràng buộc người được đại diện.

Nếu bên thứ ba thông báo và quá thời hạn ấn định, người được đại diện cũng như người đại diện hợp pháp không đồng ý hoặc không trả lời thì hành động đó không được coi là đại diện theo ủy quyền. Lúc này, người không có quyền đại diện sẽ phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch mà mình đã xác lập. Ngoài ra, bên thứ ba có quyền từ chối (đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ) giao dịch nếu bên thứ ba không có lỗi trong việc xác lập, thực hiện giao dịch với người đại diện không có ủy quyền.

Mặc dù đã có những quy định mang tính ngoại lệ, nhưng những quy định này vẫn bảo vệ tuyệt đối quyền của người được đại diện, quyền quyết định chỉ thuộc về bên thứ ba sau khi người được đại diện hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối chấp thuận giao dịch hoặc không trả lời. Điều đó thể hiện các quy định ngoại lệ này vẫn hết sức cứng nhắc, chưa có tính bao quát và bản thân các quy định có sự mâu thuẫn.

Thứ nhất, sự cứng nhắc và thiếu tính bao quát của quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện không có ủy quyền xác lập, thực hiện.

Một phần của tài liệu Đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 35 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)