Đại diện không có ủy quyền

Một phần của tài liệu Đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN VÀ ĐẠI DIỆN VƢỢT QUÁ PHẠM VI ỦY QUYỀN

2. Khái lược về đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền

2.1 Đại diện không có ủy quyền

a. Khái niệm.

Thông thường khi xuất hiện quan hệ đại diện, vấn đề cần quan tâm là căn cứ để xác lập quan hệ đại diện có hay không. Đối với loại hình đại diện theo ủy quyền, căn cứ để xác lập quan hệ đại diện là sự ủy quyền. Ủy quyền là việc một người giao cho người khác một phần hoặc toàn bộ quyền hạn của mình để xác lập, thực hiện giao dịch, sự ủy quyền đó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bằng lời nói hoặc bằng văn bản như hợp đồng ủy quyền, giấy giới thiệu …. Ở đây, ủy quyền gắn liền với đại diện, được xem xét như một căn cứ phát sinh đại diện nên dù bằng

24

hình thức nào thì cũng phải thể hiện rõ nội dung ủy quyền làm căn cứ để bên đại diện thực hiện công việc đại diện của mình.

Khi một người thực hiện công việc với tư cách người được ủy quyền nhưng không có căn cứ nào chứng minh việc mình được ủy quyền một cách hợp pháp hoặc việc ủy quyền của người được đại diện cho họ vì một lý do nào đó đã không còn hiệu lực nhưng người được ủy quyền vẫn hành động như mình là người đại diện hợp pháp. Đó là một số trường hợp đại diện không có ủy quyền.

Chúng được coi là những trường hợp ngoại lệ của đại diện cần phải được xem xét nhằm giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ thể tham gia giao dịch thông qua quan hệ đại diện. Nếu xét các căn cứ, điều kiện để việc đại diện theo ủy quyền của một chủ thể nào đó là hợp pháp thì người được ủy quyền trong các trường hợp trên đã thực hiện việc đại diện trái pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích của các chủ thể, đảm bảo sự ổn định của giao dịch, một số trường hợp đại diện không có ủy quyền vẫn được pháp luật cho phép, hậu quả pháp lý phát sinh từ việc đại diện không có ủy quyền đó tương tự như đối với đại diện có ủy quyền.

Vậy, có thể thấy rằng đại diện không có ủy quyền là việc một người nhân danh và vì quyền, nghĩa vụ của người khác thực hiện giao dịch dân sự mà không có căn cứ xác lập sự ủy quyền.

b. Đặc điểm.

Thứ nhất, không có căn cứ phát sinh quan hệ đại diện theo ủy quyền:

Đối với loại hình đại diện theo ủy quyền, căn cứ phát sinh quan hệ đại diện duy nhất là sự ủy quyền. Mặc dù sự ủy quyền có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng nó chính là căn nguyên của quan hệ đại diện. Dựa vào đó, người được ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch với bên thứ ba thay người ủy quyền và đem lại quyền, nghĩa vụ hợp pháp cho người ủy quyền. Đó là khung pháp lý mà các nhà làm luật dự liệu, tuy nhiên, đời sống pháp luật dân sự hết sức đa dạng, thực tế tồn tại những quan hệ đại diện theo ủy quyền mà không có sự ủy quyền.

25

Đại diện không có ủy quyền có thể được xem xét dưới hai khía cạnh. Thứ nhất, đại diện không có ủy quyền hoàn toàn, tức là giữa người đại diện và người được đại diện không tồn tại mối quan hệ pháp lý bên trong trước khi bên đại diện xác lập, thực hiện giao dịch với bên thứ ba (hay có thể hiểu bên được đại diện không xác lập sự ủy quyền cho bên đại diện). Thứ hai, đại diện không có ủy quyền phát sinh sau khi mối quan hệ pháp lý bên trong giữa người được đại diện và người đại diện chấm dứt, nhưng người đại diện vẫn tiếp tục xác lập, thực hiện giao dịch với bên thứ ba. Trong cả hai khía cạnh trên, người đại diện - người xác lập, thực hiện giao dịch thay cho người khác là người không có quyền đại diện.

Thứ hai, người không có quyền đại diện (người không được ủy quyền) hành động nhân danh và vì lợi ích của người khác:

Hành động nhân danh và vì lợi ích của người khác là một trong các đặc điểm đặc trưng của quan hệ đại diện. Khi người không có quyền đại diện hành động nhân danh và vì lợi ích của chính bản thân mình thì đương nhiên không cần phải xem xét vấn đề đại diện, vì đó là quan hệ giao dịch dân sự thông thường giữa bản thân họ với bên còn lại của giao dịch.

2.2 Đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền.

a. Khái niệm.

Phạm vi ủy quyền là một khái niệm nhỏ trong phạm vi đại diện nói chung, khi nói đến phạm vi ủy quyền tức là chỉ xem xét phần phạm vi đại diện trong loại hình đại diện theo ủy quyền. Phạm vi ủy quyền được thể hiện rõ ràng trong nội dung ủy quyền, nó là giới hạn mà người được ủy quyền hành động để đem lại quyền và nghĩa vụ cho bên ủy quyền. Giới hạn này có thể được xác định bởi yếu tố số lượng công việc và/hoặc tính chất công việc, thời gian thực hiện công việc ủy quyền…Do đó nó có thể hạn hẹp hoặc rộng lớn tùy thuộc vào những yếu tố trên. Điều đặc biệt là không có một quy chuẩn nào để xác định chính xác phạm vi ủy quyền mà phải dựa vào nội dung ủy quyền. Bên cạnh đó, nội dung ủy quyền lại phụ thuộc phần lớn vào ý chí của bên ủy quyền, nếu ý chí của bên ủy quyền được xác định rõ ràng thì việc thực hiện công việc của bên được ủy quyền cũng thuận tiện hơn và nếu bên thứ

26

ba biết được phạm vi ủy quyền cũng sẽ dễ dàng hiểu và kiểm soát được hành vi của mình cũng như của bên ủy quyền giúp các bên đảm bảo lợi ích của mình một cách tối đa. Ngược lại, nếu phạm vi ủy quyền được thể hiện một cách chung chung, không rõ ràng sẽ gây khó khăn cho bên được ủy quyền khi xác định giới hạn hành động; điều đó cũng gây khó khăn cho cả bên thứ ba trong việc hiểu rõ ý định của bên ủy quyền nếu họ được thông báo. Vì phạm vi ủy quyền là vấn đề thuộc mối quan hệ pháp lý bên trong của quan hệ đại diện theo ủy quyền, nên nó không có giá trị ràng buộc bên thứ ba trong giao dịch; hay nói cách khác, nó chỉ có giá trị ràng buộc giữa người ủy quyền và người được ủy quyền.

Vậy phạm vi ủy quyền là giới hạn quyền đại diện mà người được ủy quyền được phép xác lập, thực hiện giao dịch nhân danh người ủy quyền, phạm vi ủy quyền được xác định theo nội dung ủy quyền.

Thực tế, người được ủy quyền chỉ được hành động trong phạm vi ủy quyền mà người ủy quyền giao cho, khi họ hành động vượt quá phạm vi được phép thì bên ủy quyền không bị ràng buộc bởi những hành vi mà bên được ủy quyền thực hiện, tức là người được ủy quyền hành động không có sự chấp thuận của bên ủy quyền.

Như đã phân tích ở trên về việc thực hiện đại diện không có thẩm quyền, lúc này lợi ích của các bên trong giao dịch thông qua quan hệ đại diện được đặt ra.

Quyền lợi của các bên trong giao dịch chắc chắn sẽ có sự xung đột nhất định và pháp luật cần phải có giải pháp thỏa đáng để giải quyết những xung đột này. Việc bảo vệ quyền của bên ủy quyền là điều đương nhiên và cũng được pháp luật của các quốc gia dự liệu, tuy nhiên, khi hành vi đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền diễn ra, không những quyền của người ủy quyền mà quyền lợi của bên thứ ba cũng có khả năng bị xâm phạm. Nội dung ủy quyền giữa người ủy quyền và người được ủy quyền là những vấn đề nội bộ thuộc quan hệ pháp luật bên trong rất khó để bên thứ ba nắm bắt và tầm soát được những rủi ro xuất phát từ quan hệ mang tính nội bộ nhưng hậu quả của hành động vượt quá phạm vi ủy quyền lại ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ.

27

Đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền là việc người được ủy quyền thực hiện hành vi pháp lý vượt quá phạm vi ủy quyền được cho phép.

b. Đặc điểm.

Thứ nhất, có căn cứ phát sinh quan hệ đại diện:

Đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền mang đặc điểm chung của đại diện, đó là có căn cứ phát sinh quan hệ đại diện. Khi vấn đề hành động vượt quá phạm vi ủy quyền được đặt ra thì trước đó giữa người ủy quyền và người được ủy quyền đã tồn tại mối quan hệ pháp lý bên trong, tức là giữa họ đã có sự ủy quyền làm căn cứ phát sinh quan hệ đại diện. Đây là đặc điểm không thể thiếu của đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền, vì nếu không có căn cứ phát sinh quan hệ đại diện thì người được ủy quyền ở đây lại được xem xét như người không có quyền đại diện và nếu không có sự ủy quyền, chúng ta cũng không biết được phạm vi ủy quyền để xem xét việc người được ủy quyền có hành động vượt quá phạm vi được người ủy quyền cho phép hay không.

Thứ hai, người được ủy quyền hành động nhân danh người ủy quyền:

Dù hành động vượt quá phạm vi ủy quyền nhưng người được ủy quyền vẫn hành động dưới danh nghĩa của người ủy quyền. Thông thường, người được ủy quyền hành động nhân danh người ủy quyền trong phạm vi ủy quyền, tuy nhiên vì một lý do nào đó, người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện hành động nhân danh người ủy quyền nhưng những công việc đó không nằm trong phạm vi được ủy quyền. Đặc điểm “hành động nhân danh người ủy quyền” là điều kiện không thể thiếu để xem xét hành vi đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền. Nếu người được ủy quyền hành động không nhân danh người được ủy quyền thì không thể xem xét việc đại diện trong giao dịch.

Thứ ba, người được ủy quyền hành động vượt quá phạm vi ủy quyền:

Đặc điểm cuối cùng của việc đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền chính là việc người được ủy quyền hành động ngoài phạm vi ủy quyền được cho phép. Như đã trình bày tại các phần trước, người được ủy quyền chỉ được phép hành động trong phạm vi người ủy quyền cho phép. Việc họ hành động vượt quá giới hạn hầu như

Một phần của tài liệu Đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)