Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định về đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền

Một phần của tài liệu Đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 79 - 85)

CHƯƠNG III THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ ĐẠI DIỆN KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN, ĐẠI DIỆN VƢỢT QUÁ PHẠM VI ỦY QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

2. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định về đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền

Qua việc phân tích các quy định của Pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành, có so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, cũng như pháp luật của Việt Nam trước khi BLDSVN có hiệu lực và đưa ra các ví dụ thực tế để thấy những điểm phù hợp cần được phát huy và những điểm còn thiếu xót, hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung của các quy định này. Việc sửa đổi, bổ sung đối với quy định về đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền nói riêng; đại diện bời người không có thẩm quyền, đại diện vượt quá phạm vi đại diện nói chung là điều cần thiết để xóa bỏ những thiếu xót, hạn chế là rào cản trong giao dịch dân sự, mở ra nhiều hướng giải quyết đảm bảo cân bằng quyền lợi của các bên trong giao dịch dân sự thông qua quan hệ đại diện.

Vì đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền là một phần trong quan hệ đại diện vượt quá phạm vi đại diện, đại diện bởi người không có quyền đại diện nên việc đưa ra kiến nghị sau đây sẽ đề cập chung đến đại diện vượt quá phạm vi đại diện, đại diện bởi người không có quyền đại diện.

77

Thứ nhất, như đã phân tích tại Chương II trên đây về sự không khác biệt giữa hậu quả pháp lý của việc đại diện vượt quá phạm vi đại diện và đại diện bởi người không có quyền đại diện, do đó không nên quy định phân tách thành các quy định riêng như BLDSVN mà nên thiết lập các quy định chung về hậu quả pháp lý của hai vấn đề này. Suy cho cùng, mục đích quy định về hậu quả của các hành vi trên là nhằm điều chỉnh quan hệ đại diện có sự vi phạm về quyền và phạm vi, điều chỉnh quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong quan hệ đại diện có sự vi phạm hay nói khác đi là điều chỉnh quan hệ giữa người được đại diện với người đại diện, người được đại diện với bên thứ ba và người đại diện với bên thứ ba trong các giao dịch dân sự có sự vi phạm về quyền và phạm vi đại diện. Các quy định về hậu quả pháp lý đối với đại diện vượt quá phạm vi đại diện và đại diện bởi người không có quyền đại diện cần được xây dựng dựa trên việc xem xét yếu tố “lỗi” của các bên trong việc xác lập, thực hiện giao dịch thông qua đại diện. Trong đó yếu tố “lỗi” của người được đại diện cần được đánh giá, xem xét đầu tiên, sau đó là “lỗi” của bên thứ ba trong giao dịch, cuối cùng là xét đến yếu tố “lỗi” của người đại diện.

Thứ hai, về trách nhiệm thông báo của bên thứ ba đến người được đại diện như quy định tại điều 145 BLDSVN nên được sửa đổi, thay vì buộc bên thứ ba phải thông báo như một trách nhiệm hãy để cho việc thông báo này trở thành quyền của bên thứ ba, họ sẽ sử dụng quyền này như công cụ để bảo vệ lợi ích của mình và họ có thể thông báo hoặc có quyền thông báo cho người được đại diện biết về việc có sự vi phạm này, buộc trách nhiệm đối với bên được đại diện phải có “phản ứng”

bằng cách thể hiện sự đồng ý, sự phản đối, sự im lặng ... đối với giao dịch liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ.

Thứ ba, về trách nhiệm của người đại diện đối với bên thứ ba và bên được đại diện khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện. Pháp luật Dân sự Việt Nam cần bổ sung các quy định rõ ràng về trách nhiệm của người đại diện mà không có quyền đại diện dựa trên yếu tố “lỗi”

trong hành vi của họ, buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại thực tế

78

đối với cả bên thứ ba hoặc bên được đại diện nếu hành vi của họ là nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại mà các bên khác phải gánh chịu.

Thứ tư, để đảm bảo việc tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề đại diện bởi người không có quyền đại diện và đại diện vượt quá phạm vi đại diện. Pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành cần nghiên cứu đưa các quy định về “đại diện bề ngoài” hay “đại diện hiển nhiên” theo Pháp luật Dân sự Nhật Bản hoặc “đại diện biểu kiến” theo Pháp luật Dân sự Pháp vào BLDSVN. Đây được xem là những quy định ngoại lệ nhằm đảm bảo an toàn, ổn định cho giao dịch dân sự dựa trên nguyên tắc xem xét yếu tố lỗi của bên được đại diện trong việc khiến cho bên thứ ba ngay tình có cơ sở hợp lý tin vào quyền đại diện, phạm vi đại diện của người đại diện mà xác lập, thực hiện giao dịch với người đại diện thay vì buộc trách nhiệm cho bên thứ ba phải chứng minh việc đồng ý hoặc biết mà không phản đối như quy định tại điều 145, 146 BLDSVN. Trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Quốc Vinh đã trích dẫn nội dung cơ bản của nguyên tắc “đại diện hiển nhiên” như sau:

“… Hợp đồng khi được lập bởi người đại diện vượt quá thẩm quyền của mình sẽ không ràng buộc người được đại diện trừ trường hợp người này (người được đại diện) thừa nhận/chấp thuận hành vi đã thực hiện của người đại diện. Tuy nhiên, người được đại diện sẽ chịu ràng buộc, kể cả khi không thừa nhận nếu bằng lời nói hoặc hành vi của mình đã cho phép một người hiện diện ra với thế giới bên ngoài như là đại diện của mình và bên thứ ba, bằng suy luận hợp lý, tin rằng người này là người đại diện (của người được đại diện), vì thế đã giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này, thân chủ (người được đại diện) không thể vô hiệu việc đại diện “hiển nhiên”

này nếu (việc vô hiệu) gây tổn thất cho bên thứ ba”. [11]

79

Tuy nhiên, việc tiếp thu các quy định trên để đưa vào BLDSVN cần phải được xem xét trên phương diện phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa, các giá trị truyền thống của dân tộc.

Cuối cùng, để đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ của các quy phạm pháp luật về đại diện, pháp luật Dân sự Việt Nam cũng cần xem xét bổ sung các quy định chung về đại diện một cách rõ ràng và cụ thể hơn từ đó làm cơ sở để thiết lập các quy định về đại diện bởi người không có quyền đại diện và đại diện vượt quá phạm vi đại diện như các quy định về đại diện, căn cứ xác lập quyền đại diện, phạm vi đại diện .... Tránh việc sửa đổi, bổ sung cục bộ dẫn đến mâu thuẫn giữa các quy định trong cùng một chế định đại diện, làm cho các quy định mất tính ổn định.

Vì Luận văn đề cập đến vấn đề đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền, do đó để kiến nghị sửa đổi điều 145, điều 146 BLDSVN dựa trên sự phân tích, đánh giá của Luận văn này là chưa có tính bao quát và thuyết phục. Tuy nhiên, tác giả vẫn mong muốn đưa ra ý kiến góp ý sửa đổi trên phương diện tổng quát về đại diện không có thẩm quyền (đại diện không có quyền đại diện bao gồm đại diện không có căn cứ xác lập quyền đại diện và đại diện vượt quá phạm vi đại diện) nhằm góp phần vào quá trình sửa đổi BLDSVN đang được các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Cụ thể, thay thế điều 145, điều 146 BLDSVN được qui định thành một điều luật như sau:

“Điều A: Hậu quả của hành vi đại diện không có thẩm quyền

1. Đại diện không có thẩm quyền là đại diện không có căn cứ xác lập quyền đại diện hoặc có căn cứ xác lập quyền đại diện nhưng việc xác lập, thực hiện hành vi pháp lý nằm ngoài phạm vi quyền đại diện. Người thực hiện việc đại diện không có thẩm quyền được gọi là người đại diện không có thẩm quyền.

2. Hành vi pháp lý được xác lập, thực hiện bởi người đại diện không có thẩm quyền không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ các trường hợp sau đây:

a. Người được đại diện đồng ý đối với hành vi pháp lý đó;

b. Người được đại diện biết về hành vi pháp lý đó nhưng không từ chối;

80

c. Người được đại diện bằng bất cứ hành vi nào của mình làm cho bên thứ ba có căn cứ tin rằng người xác lập, thực hiện hành vi pháp lý với mình (người đại diện không có thẩm quyền) có quyền đại diện trừ trường hợp bên thứ ba biết về việc người xác lập, thực hiện hành vi pháp lý với mình (người đại diện không có thẩm quyền) không có quyền đại diện nhưng cố tình xác lập, thực hiện hành vi pháp lý đó;

d. Người được đại diện không thể hiện rõ ràng ý kiến của mình về việc công nhận hay không công nhận hành vi pháp lý khi người thứ ba đã thông báo và yêu cầu đưa ra ý kiến.

3. Người thứ ba nếu không có lỗi trong việc tin rằng người xác lập, thực hiện hành vi pháp lý với mình có quyền đại diện như quy định tại điểm c, khoản 2 trên đây có các quyền sau:

a. Thông báo đến người được đại diện bất cứ khi nào người thứ ba biết được người xác lập, thực hiện hành vi pháp lý với mình không có quyền đại diện và yêu cầu người được đại diện đưa ra ý kiến của mình về việc có tiếp nhận hoặc không tiếp nhận hành vi pháp lý đó;

b. Hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hành vi pháp lý được xác lập, thực hiện bởi người không có thẩm quyền đại diện trước khi người được đại diện chấp thuận hành vi pháp lý đó;

c. Yêu cầu người đại diện không có thẩm quyền hoặc/và người được đại diện bồi thường thiệt hại nếu một hoặc cả hai bên đó có lỗi trong việc khiến cho bên thứ ba tin rằng người xác lập, thực hiện hành vi pháp lý với mình (người đại diện không có thẩm quyền) có quyền đại diện như quy định tại điểm c, khoản 2 trên đây.

4. Người đại diện không có thẩm quyền xác lập, thực hiện hành vi pháp lý mà không được người được đại diện chấp thuận theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 trên đây thì phải chịu trách nhiệm thực hiện hành vi pháp lý đó hoặc bồi thường thiệt hại cho người được đại diện và/hoặc bên thứ ba (nếu có).

81

5. Người đại diện không có thẩm quyền và bên thứ ba sẽ liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người được đại diện nếu có lỗi trong việc cố ý xác lập, thực hiện hành vi pháp lý mà không được người được đại diện chấp thuận.”

Một phần của tài liệu Đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)