CHƯƠNG III THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ ĐẠI DIỆN KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN, ĐẠI DIỆN VƢỢT QUÁ PHẠM VI ỦY QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
1. Thực trạng thi hành pháp luật dân sự Việt Nam về vấn đề đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền
có ủy quyền, đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền.
Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về vấn đề đại diện chỉ vỏn vẹn trong mười điều khoản mang tính chất nguyên tắc, chín điều khoản hướng dẫn chung về hợp đồng ủy quyền và năm điều khoản về thực hiện công việc không có ủy quyền.
Tuy nhiên, đời sống dân sự luôn có tính đa dạng, phong phú và các quy định của pháp luật về vấn đề đại diện nói chung, vấn đề đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền nói riêng được áp dụng vào thực tế làm bộc lộ những điểm hạn chế rõ rệt. Đó là các quy định này chưa có tính bao quát cao, chưa giải quyết được triệt để các vấn đề thực tế dẫn đến sự bất ổn trong giao dịch dân sự.
Nhìn vào thực tiễn thông qua một số ví dụ điển hình về đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền trong những năm gần đây:
Vụ việc thứ nhất, tranh chấp giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (sau đây gọi là “SeABank”) và Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel (sau đây gọi là “VVF”) về việc SeABank bảo lãnh phát hành trái phiếu có thời hạn một năm của Công ty cổ phần Tập đoàn Vina Megastar (sau đây gọi là “Vina Megastar”) xảy ra vào năm 2012.
Ngày 24/10/2011, bà Nguyễn Thị Hương Giang đang nắm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc SeABank, thừa ủy quyền của bà Lê Thu Thủy – quyền Tổng giám đốc SeABank ký chứng thư bảo lãnh phát hành trái phiếu thời hạn một năm cho Vina Megastar trị giá 150.000.000.000 đồng (Một trăm năm mươi tỷ đồng), VVF là đơn vị đứng ra mua số trái phiếu của Vina Megastar với trị giá như trên. Hết thời hạn 01 năm, Vina Megastar không có khả năng thanh toán cả gốc và lãi đối với toàn bộ số trái phiếu phát hành cho VVF, căn cứ vào chứng thư bảo lãnh của SeABank, VVF yêu cầu SeABank thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay Vina Megastar, nhưng
61
SeABank nại ra rằng bà Hương Giang – người ký chứng thư bảo lãnh đã thực hiện việc ký chứng thư bảo lãnh “trái pháp luật” (vượt quá thẩm quyền và không tuân thủ quy định nội bộ của SeABank) và SeABank từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán cho toàn bộ số trái phiếu trên. Đồng thời, SeABank thông cáo báo chí và trả lời VVF rằng đây là trách nhiệm cá nhân của bà Hương Giang, SeABank đã miễn nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc đối với bà Hương Giang từ ngày 28/04/2012 (trước thời điểm bảo lãnh đến hạn 06 tháng) [4].
Hầu hết các trường hợp tương tự luôn được áp dụng trên thực tế, bất cứ khi nào có tranh chấp trong dân sự, đặc biệt là trong thương mại có một trong các bên là pháp nhân, vấn đề đầu tiên bên pháp nhân làm đó là tìm kiếm xem người xác lập giao dịch có thẩm quyền hay không. Nếu người đại diện cho pháp nhân đứng ra xác lập, thực hiện giao dịch không phải là người đại diện theo pháp luật mà là họ lại không được ủy quyền hoặc được ủy quyền nhưng thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền, đương nhiên pháp nhân sẽ có căn cứ để yên tâm rằng mình sẽ trối bỏ được phần nào trách nhiệm trong giao dịch vì người đại diện cho pháp nhân không có thẩm quyền tức là họ không bị ràng buộc quyền, nghĩa vụ với bên còn lại trong giao dịch.
Quay lại tình huống trên, có hai vấn đề cần bàn đến đó là đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền và hậu quả pháp lý của việc đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền.
Một là đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền. Như đã phân tích ở các phần trước, pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành không có quy định cũng như hướng dẫn chung về việc hình thức ủy quyền mà để cho pháp luật chuyên ngành quy định hoặc do các bên trong quan hệ ủy quyền thỏa thuận. Đối với một số giao dịch về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất… pháp luật chuyên ngành có quy định. Tuy nhiên đối với hầu hết các giao dịch thì không pháp luật chuyên ngành nào quy định cụ thể về hình thức của việc ủy quyền. Do đó, trong nội bộ pháp nhân, để đảm bảo công việc được vận hành thông suốt, họ lập ra một loạt các quy chế nội bộ phân cấp, phân quyền, ủy quyền mà chính những luật sư khi tiếp cận tài liệu nội bộ không thể hiểu được sao nó lại phức tạp đến thế. Nhưng phần lớn việc ủy quyền đều phải được
62
lập thành văn bản, đảm bảo được hình thức của văn bản (có chữ ký của người có thẩm quyền, có dấu công ty). Trong vụ việc này, VVF đã đưa ra được bằng chứng chứng minh rằng, bà Hương Giang đã được bà Thủy – quyền Tổng giám đốc ủy quyền ký chứng thư bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Vina Megastar và VVF đã mua toàn bộ số trái phiếu đó [4]. VVF có căn cứ cho rằng bà Hương Giang được ủy quyền hợp pháp từ người đại diện theo pháp luật của SeABank, vì hai lý do: (1) căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Các tổ chức tín dụng, Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép hoạt động của SeABank (là những tài liệu VVF có thể tiếp cận) thì người nắm giữ chức danh tổng giám đốc – bà Thủy là người đại diện theo pháp luật của SeABank; (2) bà Thủy lập văn bản ủy quyền cho bà Hương Giang với nội dung cho phép bà Hương Giang ký chứng thư bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Vina Megastar. Trong trường hợp này, có căn cứ xác lập việc ủy quyền (Giấy ủy quyền giữa bà Thủy và bà Hương Giang), bà Giang – Phó Tổng giám đốc ký chứng thư bảo lãnh cho Vina Megastar dưới danh nghĩa của SeABank.
Mặc dù VVF có căn cứ chứng minh người đại diện SeABank ký chứng thư bảo lãnh được ủy quyền, nhưng SeABank lại nắm trong tay những tài liệu có khả năng bác bỏ quyền đại diện của bà Hương Giang. Thực tế, có những sự phân cấp, phân quyền của pháp nhân chỉ có giá trị nội bộ, có những phân cấp, phân quyền, ủy quyền có giá trị đối với bên thứ ba; vấn đề có giá trị đối với bên nào là do pháp nhân tự đề ra, trong đó, họ cũng quy định rằng, các cá nhân thuộc pháp nhân nếu thực hiện không đúng sự phân cấp, phân quyền, ủy quyền thì hành động của cá nhân đó sẽ không có giá trị ràng buộc đối với pháp nhân. Ở vụ việc SeABank – VVF này là một trường hợp điển hình, SeABank đưa ra một loạt các quy định nội bộ để chứng minh rằng việc ủy quyền của bà Thủy – quyền Tổng giám đốc cho bà Hương Giang – Phó Tổng giám đốc đã bị bà Giang thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền bởi những lý do sau:
(1) Theo quy định của SeABank, cụ thể là Quyết định số 693/2011/QĐ-HĐQT ngày 16/5/2011 của Hội đồng Quản trị về phân quyền phán quyết đối với Hội đồng Tín dụng Hội sở và Ban tổng giám đốc thì Tổng giám đốc được phê duyệt các giao
63
dịch với khách hàng của SeABank, trong đó có việc phê duyệt, ký chứng thư bảo lãnh (bao gồm cả bảo lãnh phát hành trái phiếu) với mức tối đa không quá 30.000.000.000 đồng [4]. Vậy khi bà Hương Giang nhận ủy quyền của bà Thủy thì mức bảo lãnh tối đa bà Hương Giang được quyền tự quyết chỉ lên đến 30.000.000.000 đồng.
(2) Cũng theo các quy định nội bộ của SeABank, bà Hương Giang sẽ được ký chứng thư bảo lãnh đối với những món bảo lãnh có giá trị trên 70.000.000.000 đồng khi và chỉ khi món bảo lãnh đó được Hội đồng quản trị SeABank phê duyệt [4].
(3) Trước khi người đại diện cho SeABank giao dịch với khách hàng mà các giao dịch phải có sự cho phép, phê duyệt bởi các cấp nội bộ thì phải thực hiện theo quy trình đã quy định tại Quyết định số 503/2007/QĐ-HĐQT ngày 12/11/2007 của Hội đồng Quản trị SeABank (ban hành quy chế bảo lãnh của SeABank) và Quyết định 3505/2011/QĐ-TGĐ ngày 18/8/2011 của Tổng giám đốc SeABank, việc phát hành chứng thư bảo lãnh phải được thực hiện theo quy trình, gồm: hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng, hợp đồng cấp bảo lãnh và có tài liệu phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Nhưng theo tài liệu, hồ sơ mà SeABank lưu giữ đến thời điểm phát sinh tranh chấp thì chứng thư bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Vina Megastar ngày 24/10/2011 không có hồ sơ đề nghị bảo lãnh và hợp đồng cấp bảo lãnh, đồng thời hệ thống giao dịch của SeABank không ghi nhận giao dịch này [4].
Vì các lý do trên, SeABank kết luận rằng: “Việc bà Nguyễn Thị Hương Giang ký chứng thư bảo lãnh phát hành trái phiếu của tập đoàn Vina Megastar là không có giá trị, vì bà Nguyễn Thị Hương Giang không thực hiện đúng các trình tự, thủ tục và quy trình phát hành chứng thư bảo lãnh của SeABank” [4], do vậy SeABank từ chối thực hiện bảo lãnh thanh toán theo thư bảo lãnh thanh toán do bà Hương Giang ký phát hành ngày 24/10/2011.
Dựa vào các lý do SeABank đưa ra, có thể nhận thấy việc bà Hương Giang – Phó Tổng giám đốc ký chứng thư bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Vina Megastar trị giá 150.000.000.000 đồng là vượt quá phạm vi được ủy quyền bởi lẽ bà Thủy – Quyền Tổng giám đốc chỉ được ủy quyền cho người khác thay mình đại diện
64
SeABank trong phạm vi thẩm quyền của mình, thẩm quyền của bà Thủy trong các giao dịch với khách hàng ở hạn mức từ 30.000.000.000 đồng trở xuống.
Hai là, hậu quả pháp lý của việc đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền. Áp dụng quy định tại điều 146, BLDSVNBLDSVN thì những giao dịch vượt quá phạm vi đại diện sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền trừ khi người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối. Nếu VVF muốn SeABank thực hiện bảo lãnh thanh toán nói trên, VVF phải chứng minh rằng SeABank biết mà không phản đối vì SeABank đang từ chối thực hiện bảo lãnh nên khả năng thứ nhất – người được đại diện đồng ý không thể xảy ra. Nhưng làm cách nào để VVF chứng minh được việc SeABank biết mà không từ chối vì hoạt động nội bộ của SeABank VVF không thể tiếp cận, đặc biệt các tài liệu mà SeABank nêu ra trong quá trình tranh chấp là các quyết định về phân cấp công việc, quy trình bảo lãnh ... cũng hoàn toàn có giá trị trong nội bộ của SeABank, các tài liệu đó nằm trong quyền kiểm soát của SeABank, VVF sẽ gặp khó khăn trong việc chứng minh SeABank biết mà không từ chối. Thậm chí SeABank còn nại ra rằng, hệ thống quản lý của họ không ghi nhận giao dịch này. Cán cân tranh chấp đang nghiêng về SeABank, mọi lý do họ đưa ra nghe có khả năng thuyết phục nhưng đó là sự bất công nghiêm trọng đối với VVF – bên thứ ba trong giao dịch thông qua người đại diện theo ủy quyền.
VVF khi mua trái phiếu của Vina Megastar đã lường trước được rủi ro, yêu cầu Vina Megastar cung cấp chứng thư bảo lãnh và văn bản ủy quyền cho người ký chứng thư bảo lãnh, đó là toàn bộ những tài liệu VVF có thể tiếp cận để kiểm soát rủi ro về ủy quyền, VVF lúc đó không thể yêu cầu bên phát hành chứng thư bảo lãnh cung cấp toàn bộ tài liệu nội bộ liên quan đến việc phân cấp ủy quyền trong SeABank để kiểm soát chắc chắn việc ủy quyền. Nếu có yêu cầu thì cũng khó được đáp ứng vì không có bất cứ quy định nào của pháp luật để VVF làm căn cứ buộc SeABank phải cung cấp mà không được từ chối. Vậy, văn bản ủy quyền và chứng thư bảo lãnh là “giấy thông hành” để giao dịch giữa VVF và Vina Megastar được xác lập.
65
Nếu VVF không chứng minh được SeABank biết mà không từ chối thì VVF chỉ còn cách duy nhất là yêu cầu bà Hương Giang thực hiện phần nghĩa vụ đối với giao dịch vượt quá phạm vi đại diện. Nhưng với giá trị giao dịch lên đến 150.000.000.000 đồng, liệu cá nhân bà Hương Giang có thể thực hiện được hay không?
Trong trường hợp này, chỉ có SeABank mới có khả năng xem xét đánh giá việc đại diện theo ủy quyền của bà Hương Giang – Phó Tổng giám đốc có vượt quá phạm vi ủy quyền hay không, tài liệu nội bộ do SeABank nắm giữ, và SeABank có đủ khả năng chứng minh sự vi phạm phạm vi ủy quyền của người đại diện. Cùng với các quy định của BLDSVN, SeABank sẽ hoàn toàn có cơ sở để “rũ bỏ” trách nhiệm của mình trong vụ việc này.
Vận dụng quy định của Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/05/2003, VVF dường như có “phao cứu sinh” để chứng minh SeABank bị ràng buộc bởi giao dịch do bà Phó Tổng giám đốc xác lập với Vina Megastar. Khi SeABank thực hiện việc bảo lãnh phát hành trái phiếu, SeABank sẽ thu của khách hàng một khoản lợi nhuận đó là phí bảo lãnh. Đến thời điểm hiện nay không có thông tin về việc bà Phó Tổng giám đốc chiếm đoạt khoản lợi nhuận này, nên có thể giả định SeABank đã nhận khoản phí bảo lãnh từ Vina Meagastar trước khi thực hiện phát hành chứng thư bảo lãnh thành toán kỳ hạn 01 năm cho toàn bộ số trái phiếu trị giá 150.000.000.000 đồng. Áp dụng khoản b, điểm 2 mục I Nghị quyết 04/2003/NQ- HĐTP ĐTP, VVF buộc phải chứng minh SeABank đã nhận khoản tiền phí bảo lãnh từ Vina Megastar mà không có bất cứ thông báo nào đến các bên liên quan kể từ thời điểm hệ thống của SeABank ghi nhận có khoản phí bảo lãnh kia.
Vì đây hoàn toàn là vụ án dân sự, không có dấu hiệu của hình sự, do vậy mọi trách nhiệm chứng minh thuộc về VVF. Vina Megastar được xác định là không còn khả năng thanh toán cho toàn bộ số trái phiếu đã phát hành cách đó một năm, họ có chứng thư bảo lãnh phát hành do SeABank cấp nên VVF cũng không thể quay lại đòi Vina Megastar thanh toán. Vậy làm cách nào VVF có thể chứng minh được số tiền đã vào tài khoản của SeABank, có chăng VVF chỉ còn cách hiệp thương với
66
Vina Megastar để họ giúp VVF chứng minh việc SeABank biết mà không phản đối qua việc cung cấp chứng từ, tài liệu chứng minh việc thanh toán phí bảo lãnh. Tuy nhiên, như đã đề cập tại các phần trước, tính hiệu lực của Nghị quyết 04/2003/NQ- HĐTP vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Rõ ràng VVF bỏ ra một số tiền lớn để mua trái phiếu do Vina Megastar phát hành, có đơn vị bảo lãnh - SeABank nhưng họ không thể ngờ rằng chỉ một năm sau, khả năng thu hồi số tiền đó trở nên khó khăn vì lý do nằm trong nội bộ của đơn bị bảo lãnh. Quyền lợi của VVF đang bị xâm phạm một cách nghiêm trọng, nhưng pháp luật dân sự Việt Nam lại không thể bảo vệ được họ.
Ngoài ra, một công cụ hữu hiệu mà hiện nay các ngân hàng đang sử dụng để rũ bỏ trách nhiệm với các khoản tín dụng đã giao dịch với khách hàng đó là việc hình sự hóa các hành vi của cá nhân người lao động có chức vụ tại ngân hàng, khi vụ án được hình sự hóa, cơ quan công an điều tra vào cuộc thì mọi quyền và lợi ích dân sự của các bên có liên quan đểu phải chờ quyết định của Cơ quan cảnh sát điều tra, nếu vụ án bị khởi tố, cùng hàng loạt văn bản nội bộ về phân cấp, phân quyền, quy trình trong ngân hàng sẽ là phao cứu sinh của ngân hàng trong cuộc chiến giành quyền lợi với bên thứ ba ngay tình.
Vụ việc thứ hai, tranh chấp giữa Công ty Vật tư tổng hợp ĐN và Công di Handling Việt Nam [3] được mô tả lại và bình luận bởi Tiến sĩ Đỗ Văn Đại với nội dung bản án phúc thẩm số 22/2006/KHTM-PT do Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh tuyên ngày 22/3/2006 như sau:
XÉT THẤY
Kháng cáo của nguyên đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng bốc xếp là vô hiệu thì thấy như sau: Mặc dù, việc ký kết hợp đồng bốc xếp nói trên là do giám đốc chi nhánh Công ty vật tư tổng hợp ĐN là không đúng thẩm quyền và không có giấy ủy quyền của giám đốc Công ty, theo quy chế của Công ty và theo quy định của khoản 4 – Điều 92 Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, giám đốc Công ty vật tư tổng hợp ĐN biết mà không phản