Hậu quả pháp lý của đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm

Một phần của tài liệu Đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN VÀ ĐẠI DIỆN VƢỢT QUÁ PHẠM VI ỦY QUYỀN

3. Hậu quả pháp lý của đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm

Trên nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của người được đại diện, các hành vi đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với bên được đại diện. Tuy nhiên, nếu áp dụng nguyên tắc này một cách tuyệt đối sẽ làm cho giao dịch dân sự thông qua đại diện trở nên bất ổn, các bên trong giao dịch dân sự sẽ trở nên dè chừng hơn vì lợi ích của mình luôn bị đe dọa bởi đặc tính của quan hệ đại diện có những nội hàm thuộc về mối quan hệ pháp lý bên trong, khiến bên thứ ba không thể tiếp cận và lường trước được rủi ro hoặc khi hành vi đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền diễn ra mà không phải do lỗi của bên thứ ba và quyền lợi giữa các bên trong giao dịch xảy ra xung đột. Thực tế cho thấy, quyền lợi của bên thứ ba cũng đáng được bảo vệ như quyền lợi của các bên còn lại.

Pháp luật dân sự Nhật Bản có những quy định để giải quyết hậu quả pháp lý của vấn đề này và gọi nó là “đại diện theo suy đoán bên ngoài”. Một trong các trường hợp đại diện theo suy đoán bên ngoài là trường hợp người được đại diện (người ủy quyền) thông báo về việc người đó giao quyền của mình cho một người nhất định, người nhận thông báo có thể là một người cụ thể hoặc không. Nếu người được thông báo về việc đại diện thì đại diện theo suy đoán bên ngoài được công nhận đối với chủ thể được thông báo, nếu người được thông báo không phải người cụ thể thì đại diện theo suy đoán bên ngoài được công nhận với bất cứ ai nhưng phải đảm bảo không xâm phạm đến quyền lợi của bên thứ ba trong giao dịch.

Trong trường hợp người được đại diện thông báo là người đó giao quyền đại diện cho một người nhất định. Cần lưu ý là quy định này

29

không liên quan đến đại diện theo pháp luật, khi người được đại diện không giao cho bất cứ ai quyền đại diện. Thông báo có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng. Việc ai là người nhận thông báo – một người cụ thể hay không cũng không có ý nghĩa, trừ trường hợp thứ nhất thì đại diện theo suy đoán bên ngoài được công nhận đối với một người cụ thể, còn trong trường hợp thứ hai – không xâm phạm quyền lợi của người thứ ba [9, tr.161].

Trường hợp khác được coi là đại diện theo suy đoán bên ngoài trong pháp luật dân sự Nhật Bản là trường hợp khi bên thứ ba không có lỗi trong việc không biết quyền đại diện đã bị chấm dứt và tiếp nhận hành vi của người đại diện (đã hết quyền đại diện).

Pháp luật dân sự Nhật Bản cũng thừa nhận hành vi đại diện vượt quá thẩm quyền đại diện nằm trong đại diện theo suy đoán bên ngoài khi và chỉ khi có căn cứ hợp lý để bên thứ ba tin rằng người đại diện thực hiện việc đại diện trong phạm vi ủy quyền của mình. Căn cứ hợp lý được đánh giá dựa trên khả năng của một người bình thường với sự quan tâm đến vấn đề giao dịch thông qua người đại diện có thể nhận thức được hành vi của người được ủy quyền có hay không vượt ra ngoài phạm vi được cho phép.

Trong khi đó, dựa trên học thuyết đại diện bề ngoài – “Mandat apparent”, pháp luật dân sự Pháp đã chấp thuận việc đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền, đại diện không có ủy quyền khi hành vi đại diện đó đạt những điều kiện như (1) bên ủy quyền có lỗi trong việc tự tạo ra sự xuất hiện của đại diện theo ủy quyền để bên thứ ba tin tưởng, căn cứ vào việc ủy quyền đó và (2) bên thứ ba hành động một cách thiện chí dựa trên sự tin tưởng vào sự ủy quyền. Tác giả Séverine Saintier cho rằng:

Dựa vào trách nhiệm của bên ủy quyền đối với lỗi là giải pháp khả thi nhất. Nó bảo vệ bên thứ ba là nạn nhân của việc lầm tưởng và qua đó củng cố thêm tính thiêng liêng của hợp đồng. Quan trọng hơn, điều đó cũng giải thích cách mà bên ủy quyền chịu trách nhiệm đối với những hành vi mà họ không thông qua trước đó. Nói

30

cách khác, khi hành động của bên ủy quyền góp phần tạo nên sự xuất hiện của ủy quyền, điều đó có vẻ hợp lý để ràng buộc bên ủy quyền chịu trách nhiệm. [15, tr.23].

Ngoài ra, pháp luật Pháp còn dựa trên thuyết phê chuẩn (ratification) và trách nhiệm của người đại diện không có thẩm quyền (the liability of the falsus procurator) để xem xét việc chấp thuận hành vi đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền [15, tr.44].

Xem xét vấn đề tương tự trong pháp luật Hoa Kỳ. Pháp luật Hoa Kỳ chia người ủy quyền thành ba loại: (1) người ủy quyền công khai (tức là tại thời điểm người được ủy quyền giao dịch với bên thứ ba, bên thứ ba biết về người ủy quyền và sự ủy quyền), (2) người ủy quyền bán công khai (tức là tại thời điểm người được ủy quyền giao dịch với bên thứ ba nhưng bên thứ ba chỉ biết về việc người ủy quyền hành động nhân danh người khác, họ không biết người này là ai), (3) người ủy quyền không công khai (tức là tại thời điểm giao dịch, bên thứ ba không biết sự ủy quyền cũng như người ủy quyền) [5]. Mặc dù có phân chia người ủy quyền làm ba (03) loại nhưng khi xét về việc đại diện không có ủy quyền hay đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền, pháp luật Hoa Kỳ không phân biệt các trường hợp trên, hay nói cách khác việc xem xét trách nhiệm của các bên khi giao dịch mà không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền không phụ thuộc vào vấn đề người ủy quyền là công khai, bán công khai hoặc không công khai. Hậu quả pháp lý chung của hành vi đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền là không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người ủy quyền.

Trường hợp một người không có thẩm quyền đại diện nhưng đã ký kết hợp đồng nhân danh một người khác, hoặc hành vi của người đại diện vượt ra khỏi phạm vi được ủy quyền thì người ủy quyền không có nghĩa vụ đối với hợp đồng đó. Trường hợp này không phụ thuộc vào vấn đề người ủy quyền là công khai, bán công khai hay không công khai. Nghĩa vụ và trách nhiệm đối với hợp đồng là thuộc về người đại diện [5].

31

Nhưng bên cạnh đó, pháp luật Hoa Kỳ cũng xem xét nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong giao dịch một cách công bằng, không cứng nhắc. Trách nhiệm, nghĩa vụ của người được ủy quyền sẽ được xem xét dựa trên nguyên lý sự vi phạm bảo đảm ngầm định của thẩm quyền khi người ủy quyền là công khai hoặc bán công khai. Lý giải cho việc sử dụng học thuyết này:

Nếu người ủy quyền là công khai hoặc bán công khai, trách nhiệm của người đại diện đối với người thứ ba được xác định dựa trên lý thuyết về vi phạm sự bảo đảm ngầm định về thẩm quyền (theory of breach of implied warranty of authority), mà không phải dựa trên lý thuyết về vi phạm hợp đồng vì người đại diện hoàn toàn không có ý định trở thành một bên của hợp đồng. Trách nhiệm của người đại diện, do vậy phụ thuộc vào việc người thứ ba đã tin tưởng vào địa vị pháp lý của người đại diện. Nếu người thứ ba tại thời điểm ký kết hợp đồng, biết rằng người đại diện có nhầm lẫn về phạm vi thẩm quyền đại diện, hoặc người đại diện đã biểu lộ cho người thứ ba biết về tính không chắc chắn của phạm vi thẩm quyền đại diện, người đại diện sẽ không chịu trách nhiệm cá nhân về vi phạm sự bảo đảm thẩm quyền [5].

Bên cạnh đó, dựa vào yếu tố lỗi của bên ủy quyền, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật Hoa Kỳ vẫn buộc người ủy quyền chịu trách nhiệm đối với hành vi của người được ủy quyền gây ra như trường hợp người ủy quyền là người sử dụng lao động, người được ủy quyền là người lao động hay trường hợp do dự cẩu thả, khinh suất của người ủy quyền (chỉ dẫn sai, thiết lập các quy tắc không đúng đắn…)…

Có thể thấy một quan điểm chung của các nền luật pháp qua dẫn chứng về pháp luật của một số quốc gia theo hệ thống Common law và Civil law đối với hậu quả pháp lý của đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền như sau:

32

Trước tiên, việc đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền không đem lại quyền và nghĩa vụ cho người ủy quyền vì nó vi phạm cơ bản những điều kiện của vấn đề đại diện như điều kiện về thẩm quyền, điều kiện về phạm vi đại diện.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, việc đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền vẫn đem lại cho người ủy quyền những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do người đại diện hành động. Những trường hợp đặc biệt được xem xét dựa trên sự hợp lý của các vấn đề thực tiễn, yếu tố lỗi của các bên trong quá trình hành động cũng như việc giải quyết sự xung đột lợi ích giữa các chủ thể trong giao dịch. Ngoài những trường hợp được pháp luật xem xét và coi hậu quả pháp lý của nó tương đương với trường hợp đại diện theo ủy quyền thông thường thì mọi hành động dựa trên việc đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền khác đều không đem lại hậu quả pháp lý tương tự. Tức là người đại diện phải chịu trách nhiệm đối với hành động của mình đối với bên thứ ba và đối với người mà họ hành động nhân danh người đó.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)