CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm giải phẫu cân cơ nông vùng mặt và ranh giới giữa các aa
3.1.2. Lớp mô dưới da vùng mặt
Bảng 3.2. Chiều dày mô dưới da vùng mặt Độ dày mô dưới da (mm) Bên phải (n=15)
± SD
Bên trái (n=15) ± SD
Giá trị p
Mí mắt 1,66 0,80 1,78 0,81 0,487
Tuyến mang tai 2,38 0,92 2,09 0,64 0,183
Thái dương 1,97 0,77 1,87 0,78 0,602
Giữa trán 1,54 0,75
Đỉnh mũi 1,69 0,38
Cằm 1,69 0,51
- Nhận xét: Độ dày mô dưới da vùng mí mắt mỏng nhất 1,5mm, dày nhất vùng tuyến mang tai 2,4mm; không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 bên phải và trái.
Hình 3.2. Chiều dày mô dưới da vùng mặt
* Nguồn: mẫu tiêu bản T. mã số 1292014
3.1.3. Lớp cân cơ nông vùng mặt 3.1.3.1. Các cơ nông vùng mặt
Bảng 3.3. Kích thước cơ trán Kích thước (mm) Bên phải (n=15)
± SD
Bên trái (n=15)
± SD
Giá trị p
Chiều cao 70,93 8,22 73,07 6,47 0,275
Chiều rộng 64,43 13,47 65,13 14,21 0,745
- Nhận xét: Chiều cao cơ trán 70mm và chiều rộng 65mm; không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 bên phải và trái.
Bảng 3.4. Kích thước cơ vòng mắt Kích thước (mm) Bên phải (n=15)
± SD
Bên trái (n=15)
± SD
Giá trị p
1/3 giữa Chiều cao 60,57 10,99 60,33 8,44 0,906 Chiều rộng 49,07 8,56 46,87 5,22 0,261 1/3 ngoài
Chiều cao 49,90 9,48 52,67 10,63 0,240 Chiều rộng 29,80 4,07 31,73 4,46 0,240
- Nhận xét: Chiều cao cơ vòng mắt ở 1/3 giữa 60mm và 1/3 ngoài 50mm; chiều rộng 1/3 giữa 50mm và 1/3 ngoài 30mm; không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 bên phải và trái.
Bảng 3.5. Kích thước cơ vòng miệng Kích thước (mm) Bên phải (n=15)
± SD
Bên trái (n=15)
± SD
Giá trị p
1/3 giữa Chiều cao 50,57 7,22 52,20 10,65 0,443 Chiều rộng 36,90 5,36 39,97 10,24 0,325 1/3 ngoài
Chiều cao 44,13 9,01 41,73 9,01 0,295 Chiều rộng 25,17 4,07 27,60 5,22 0,100
- Nhận xét: Chiều cao cơ vòng miệng 1/3 giữa 50mm và 1/3 ngoài 40mm; chiều rộng 1/3 giữa 40mm và 1/3 ngoài 25mm; không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 bên phải và trái.
Hình 3.3. Cơ vòng mắt, cơ vòng miệng và lớp cân cơ nông vùng mặt
* Nguồn: mẫu tiêu bản H. mã số 982012
Bảng 3.6. Kích thước cơ bám da cổ ở 1/3 dưới Kích thước (mm) Bên phải (n=15)
± SD
Bên trái (n=15)
± SD
Giá trị p
Chiều cao 48,10 5,64 54,73 10,26 0,006
Chiều rộng 65,30 13,77 68,33 13,58 0,209
Do giá trị p của chiều cao cơ bám da cổ = 0,012 nhỏ hơn 0,05, do đó không sử dụng được phép kiểm T test. Sau khi dùng phép kiểm Sign test thu được kết quả p= 0,006 → có mối liên hệ.
- Nhận xét: Chiều cao cơ bám da cổ trải dài từ 1/3 dưới đến phần mặt bên 50mm ngắn hơn chiều rộng 65mm; không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 bên phải và trái.
Hình 3.4. Cơ bám da cổ và lớp cân cơ nông vùng mặt
* Nguồn: mẫu tiêu bản H. mã số 882011
3.1.3.2. Lớp cân cơ nông vùng mặt
* Hình dạng lớp cân cơ nông vùng mặt
SMAS ở mỗi bên nửa mặt chia thành 3 phần thuộc tầng mặt trên (màu cam), mặt giữa (vàng), mặt dưới (xanh) dựa vào đường trên nối từ bình tai đến khoé mắt ngoài và đường dưới nối từ bình tai đến khoé miệng. Có hình dạng giống hình số 3 với khuyết trên là cơ vòng mắt và khuyết dưới là cơ vòng miệng, khi ghép 2 bên lại thì có hình số 8.
Chúng tôi nhận thấy có 2 dạng chính:
- Nếu diện tích cơ vòng mắt và vòng miệng lớn thì diện tích SMAS tầng giữa nhỏ lại; 2 khuyết trên và khuyết dưới sâu hơn (khi đó điểm P và I không trùng nhau) (hình 3.5.).
Hình 3.5. Dạng 1 lớp cân cơ nông vùng mặt
* Nguồn: mẫu tiêu bản H. mã số 1162013
- Nếu diện tích cơ vòng mắt và vòng miệng nhỏ hơn thì diện tích SMAS tầng giữa sẽ lớn và cao hơn; 2 khuyết trên và khuyết dưới nông hơn (khi đó điểm P và I trùng nhau) (hình 3.6.).
Hình 3.6. Dạng 2 lớp cân cơ nông vùng mặt
* Nguồn: mẫu tiêu bản L. mã số 862011
* Các kích thước lớp cân cơ nông
Bảng 3.7. Các kích thước lớp cân cơ nông vùng mặt Các kích thước (mm) Bên phải (n=15)
± SD
Bên trái (n=15)
± SD
Giá trị p
Tầng mặt trên
JD 84,60 11,59 79,27 9,93 0,050 IJ 45,07 11,798 38,3 10,35 0,008 ID 67,63 8,199 63,90 9,05 0,093
Tầng mặt giữa
HI 62,17 8,20 59,60 5,33 0,261 HG 107,93 13,60 103,80 11,69 0,140 HE 79,90 10,75 83,03 9,84 0,298 IO 74,70 9,37 77,03 9,04 0,272
Tầng mặt dưới
FO 44,00 13,06 43,47 10,76 0,878 FE 61,67 14,11 63,87 13,63 0,656 AB 76,27 21,06 83,27 21,16 0,166 CO 23,8 9,17 21,3 5,69 0,368 CE 30,33 7,28 30,67 7,92 0,900
Do giá trị p của IJ = 0,003 và JD = 0,031 nhỏ hơn 0,05 nên chúng tôi dùng phép kiểm Sign test, thu được kết quả: pJD= 0,05, pJI= 0,008.
- Nhận xét:
+ Chiều ngang SMAS: tầng mặt trên (IJ) 40 - 45mm; tầng mặt giữa (HG) 100 - 110mm; tầng mặt dưới (FE) 60 - 65mm.
+ Chiều cao SMAS: tầng mặt trên (ID) 60 - 70mm; tầng mặt giữa (IO) 75 - 80mm; tầng mặt dưới (CO) 20 - 25mm.
+ Chiều dài 2 đường phân chia các tầng của SMAS: chiều dài từ bình tai
đến góc mắt ngoài (HI) khoảng 60mm nhỏ hơn chiều dài từ bình tai đến khoé miệng (HE) 70 - 80mm.
3.1.4. Lớp dưới cân cơ nông
3.1.4.1. Các dây chằng, mô sợi dính vùng mặt
* Vách thái dương trên và vách thái dương dưới
- Chúng tôi ghi nhận có tổ chức mô liên kết trải dài từ trước bình tai đến trên bờ trên ổ mắt kết dính với lớp mỡ dưới da, đây là hình ảnh của vách thái dương dưới được nhận thấy đầy đủ trên 30 mẫu nghiên cứu.
- Chúng tôi cũng ghi nhận có sự hiện diện của vách thái dương trên 30 mẫu nghiên cứu. Ngoài ra, nhận định có sự dày lên của vách thái dương trên nằm trên góc mắt ngoài và có liên kết giữa lớp cân cơ nông với lớp thứ 5. Đây là hình ảnh của sợi dày lên vách thái dương.
Hình 3.7. Sợi dày lên vách thái dương
* Nguồn: mẫu tiêu bản N. mã số 1012012
* Dây chằng góc mắt ngoài
Chúng tôi nhận thấy trên 30 mẫu nghiên cứu có các mô liên kết kết nối SMAS với lớp thứ 5 từ góc mắt ngoài. Đây là hình ảnh của dây chằng góc mắt ngoài, có nhánh ổ mắt đi qua dây chằng này (hình 3.9.).
Hình 3.8. Dây chằng góc mắt ngoài và gò má
* Nguồn: mẫu tiêu bản T. mã số 952012
Hình 3.9. Nhánh ổ mắt đi trong dây chằng góc mắt ngoài
* Nguồn: mẫu tiêu bản T. mã số 972012
* Kích thước vùng tam giác thái dương liên quan tĩnh mạch liên lạc
Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ hiện diện tĩnh mạch liên lạc cả 2 bên phải và trái là 93,3%. Khoảng cách từ tĩnh mạch liên lạc đến các cạnh tam giác thu được ở bảng sau:
Bảng 3.8. Các kích thước vùng thái dương và tĩnh mạch liên lạc Các kích thước (mm) Bên phải (n=15)
± SD
Bên trái (n=15)
± SD
Giá trị p
Chiều dài thái dương 70,23 8,58 63,07 11,98 0,059 Chiều dài gò má 55,80 8,23 54,03 12,74 0,603 Chiều cao ổ mắt 56,93 6,07 75,60 9,63 0,001 Khoảng cách TM liên
lạc đến cạnh thái dương 15,23 6,56 8,86 4,24 0,065 Khoảng cách TM liên
lạc đến cạnh gò má 30,00 7,34 33,21 9,17 0,121 Khoảng cách TM liên
lạc đến cao ổ mắt 12,35 7,46 12,51 5,99 0,770
Do giá trị p của chiều cao ổ mắt = 0,0001, khoảng cách TM liên lạc đến cạnh thái dương = 0,049 nhỏ hơn 0,05, dùng phép kiểm Sign test thu được kết quả: pCao ổ mắt= 0,001→ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; pKhoảng cách tĩnh mạch liên lạc tới thái dương= 0,065 → không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Nhận xét: vị trí tĩnh mạch liên lạc nằm gần cạnh thái dương và chiều cao ổ mắt ( 10mm) gần hơn cạnh gò má ( 30mm); ngay tại vùng dày lên dây chằng góc mắt ngoài và sợi dày lên của vách thái dương trên (hình 3.10.).
Hình 3.10. Nhánh trán và ổ mắt dưới SMAS liên quan tĩnh mạch liên lạc
* Nguồn: mẫu tiêu bản T. mã số 972012
* Dây chằng gò má
Chúng tôi nhận thấy trên 30 mẫu nghiên cứu, từ trước bình tai dọc theo bờ trên cung gò má có các mô sợi liên kết kết dính với tổ chức dưới da. Đây là dây chằng gò má (mảng McGregor và bộ ba McGregor) (hình 3.11.).
Hình 3.11. Dây chằng gò má (mảng McGregor)
* Nguồn: mẫu tiêu bản H. mã số 1162013
* Dây chằng cơ cắn
Chúng tôi nhận thấy trên 30 mẫu nghiên cứu, có các mô sợi liên kết chạy dọc theo bờ trước của cơ cắn đến bám vào tổ chức dưới da đi cùng với các nhánh bờ hàm dưới thần kinh mặt. Đây là hình ảnh của dây chằng cơ cắn, các dây chằng này có độ dày thay đổi khác nhau (hình 3.12.).
Hình 3.12. Các dây chằng cơ cắn
* Nguồn: mẫu tiêu bản H. mã số 1092013
* Dây chằng hàm dưới
Chúng tôi nhận thấy trên 30 mẫu nghiên cứu, có các mô liên kết bám từ bờ trước cơ cắn đến thân xương hàm dưới kết dính với lớp mô dưới da, có liên quan với nhánh bờ hàm dưới thần kinh mặt.
Hình 3.13. Dây chằng hàm dưới
* Nguồn: mẫu tiêu bản T. mã số 952012
3.1.4.2. Khoang tiền cơ cắn vùng mặt và các thành phần trong khoang Khoang tiền cơ cắn phủ trên cơ cắn và có thành trần là SMAS, bờ sau và bờ trên của khoang do bờ sau và bờ trên của cơ bám da cổ lần lượt phủ lên. Bờ sau chắc do có lớp mạc PAF dày, bờ dưới của khoang tiền cơ cắn có bản chất là màng nhưng yếu vì không được nâng đỡ bởi dây chằng giữa mạc PAF và dây chằng hàm dưới. Dây chằng cơ cắn tạo nên góc trên trước khoang và dây chằng hàm dưới tạo nên góc dưới trước khoang. Các nhánh của thần kinh mặt đều nằm phía ngoài khoang, nhánh trên thần kinh hàm dưới nằm ở dưới bờ dưới, trong khi đó nhánh dưới thần kinh má băng qua nền của khoang để đi qua dây chằng cơ cắn (hình 3.14.).
Hình 3.14. Khoang tiền cơ cắn vùng mặt lớp đệm khối mỡ má
* Nguồn: mẫu tiêu bản H. mã số 1162013
Ống tuyến nước bọt mang tai đi trực tiếp trên bề mặt cơ cắn theo hướng từ trên xuống và ở dưới thành trên của khoang giữa; chia ra một nhánh nhỏ khó nhìn thấy nằm trong lớp mạc cơ tại vị trí nhánh trên thần kinh má giao với ống tuyến và tiếp tục đi về phía dưới dây chằng cơ cắn (hình 3.15.).
Hình 3.15. Các thành phần trong khoang tiền cơ cắn vùng mặt
* Nguồn: mẫu tiêu bản H. mã số 1182013