Nhận xét về từ Hán Việt đơn tiết trong sách giáo khoa Ngữ văn 7

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Từ Hán Việt trong sách giáo khoa ngữ văn 7 (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT TRONG SÁCH GIÁO

2.2 Đặc điểm từ Hán Việt đơn tiết trong sách giáo khoa Ngữ văn 7

2.2.2. Nhận xét về từ Hán Việt đơn tiết trong sách giáo khoa Ngữ văn 7

Qua việc thống kê, khảo sát các văn bản, chúng tôi nhận thấy rằng số lượng từ Hán Việt đơn tiết mà các nhà văn sử dụng trong các văn bản của chương trình Ngữ văn 7 là tương đối nhiều: 998 từ, xuất hiện ở nhiều thể loại:

truyện ngắn, ca dao, tục ngữ, kí, tùy bút, chèo. Về tỉ lệ xuất hiện từ Hán Việt trong các sáng tác thơ văn ở sách Ngữ văn lớp 7 là phụ thuộc vào từng thể loại.

Tần suất sử dụng từ đơn tiết Hán Việt nhiều ở trong các văn bản như Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, Tục ngữ về con người và xã hội, Cảnh khuya… Ngược lại, tỉ lệ từ đơn tiết Hán Việt so với từ thuần Việt là rất ít trong các văn bản thuộc thể truyện - kí hiện đại như Sài Gòn tôi yêu, Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê, Sự giàu đẹp của tiếng Việt…

2.2.2.1. Từ Hán Việt đơn tiết trong sách giáo khoa Ngữ văn 7

Từ trước tới nay các nhà nghiên cứu khi nói về từ ngữ Hán Việt thường đề cập không nhiều đến từ Hán Việt đơn tiết. Bởi lẽ, người ta thường chú ý đến các yếu tố Hán Việt đơn tiết trên cương vị là đơn vị cấu tạo từ (chẳng hạn như:

sơn, thủy, ái, cận, viễn), còn về từ Hán Việt đơn tiết (chẳng hạn như: quần, áo, bút, hoa, quả, tình, hòa, như, tiến, sinh…) bị đồng hóa cao mờ đi tính ngoại lai cho nên chỉ các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, người học chuyên sâu mới quan tâm chúng trên lĩnh vực từ vay mượn.

Trong các văn bản của lớp 7, từ đơn tiết Hán Việt như: đạo, nghĩa, trung, hiếu, tình, hòa, nhẫn, sinh, sầu….v.v...,được dùng khá phổ biến.

Trong sách Ngữ văn 7, với tổng số từ là 9925 từ trong 25 văn bản, chúng tôi thống kê có 1018 từ đơn Hán Việt, chiếm tỉ lệ11,1%. Đây là tỉ lệ không cao, nhưng tần số xuất hiện của một số từ lại khá đậm đặc, chẳng hạn, từ ông xuất hiện 167 lần, từ nghĩa xuất hiện 49 lần, từ các xuất hiện 92 lần v.v…

Xét về ý nghĩa khái quát, về khả năng kết hợp và khả năng đảm nhiệm chức vụ cú pháp trong câu, có thể chia từ đơn Hán Việt trong sách Ngữ văn 7 thành các loại: danh từ, động từ, tính từ, phó từ, lượng từ, đại từ, số từ và liên từ.

- Danh từ

Theo thống kê, trong 25 văn bản chương trình trình Ngữ văn 7 thì có 457 từ đơn Hán Việt là danh từ, chiếm 45, 8 % số lượng từ Hán Việt đơn tiết.

Các từ đơn Hán Việt là danh từ trong các văn bản SGK Ngữ văn 7 đều có nghĩa chỉ sự vật và khái niệm trừu tượng.

- Danh từ loại biệt như: khách. Trong tiếng Hán khách được phân thành hai nét nghĩa riêng biệt. Một nét nghĩa: gởi, ở tạm; hoặc người từ nơi khác đến với mình, trái với. Một nét nghĩa khác được dùng để chỉ chung về một cấp bực người trong xã hội, như: viễn khách, chính khách. Và vì vậy, khách được dùng theo nét nghĩa danh từ loại biệt kèm theo một định ngữ, như trong câu: “Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên” (Chinh phụ ngâm),

- Danh từ trừu tượng, như: hồn, tiên, thần, thánh;

Những từ Hán Việt như: hồn, tiên, thần, thánh là những danh từ phi sự vật, nghĩa là chúng ở ngoài cảm quan xúc giác nhận biết của con người, song vẫn coi đó là những danh từ thật sự. Bởi vì, những danh từ này tuy không gọi tên sự vật một cách cụ thể như mai, đào v.v., nhưng chúng lại biểu đạt về tính sự vật đặc biệt, có thể coi là tính sự vật trong tưởng tượng, hoặc cũng có những con người không thể nắm bắt được, cho nên có thể gọi chúng là những danh từ trừu tượng.

- Danh từ cụ thể, như: đào, liễu, quyên v.v.; gọi tên sự vật một cách cụ thể.

- Động từ

Theo thống kê, trong 25 văn bản chương trình trình Ngữ văn 7 thì có 217 từ đơn Hán Việt là động từ, chiếm 21,8 % số lượng từ Hán Việt đơn tiết, trong đó:

a. Động từ đơn Hán Việt chỉ về sự hoạt động của chủ thể ví dụ: tiến, học, phong v.v.

b. Động từ đơn Hán Việt chỉ cảm nghĩ, tâm tư, tình cảm của chủ thể. Ví dụ: tưởng, sầu, muộn, thương v.v.;

c. Động từ đơn Hán Việt chỉ quá trình biến đổi, như: hóa, tàn, giải v.v..

- Tính từ

Theo thống kê, trong 25 văn bản chương trình trình Ngữ văn 7 thì có 103 từ đơn Hán Việt là tính từ, chiếm 10,4 % số lượng từ Hán Việt đơn tiết, trong đó:

Các tính từ chỉ tính chất như: cao, khô, loạn, ác, quý, hiếu, hòa, trung, trường, viễn…

Các tính từ chỉ màu sắc như: hồng…chiếm số lượng gần như không đáng kể.

-Đại từ

Thống kê trong 25 văn bản thì chỉ có 75 từ đơn Hán Việt là đại từ, chiếm 7.5 % số lượng từ Hán Việt đơn tiết. Đại từ nhân xưng là từ Hán Việt tương đối phong phú, mang sắc thái biểu cảm cao, được sử dụng linh hoạt, đem lại hiệu quả nhất định trong giao tiếp.

Từ Hán Việt thuộc loại đại từ nhân xưng như: từ xuất hiện 19 lần, là 15 lần và từ thiếp xuất hiện 7 lần trong các văn bản...

- Phó từ

Theo thống kê, trong 25 văn bản chương trình trình Ngữ văn 7 thì có 87 từ đơn Hán Việt là phó từ, chiếm 8,8 % số lượng từ Hán Việt đơn tiết, như:

duy, chỉ, cứ, bằng…

+ Phó từ biểu thị mức độ cao của hành động, như đương. Riêng từ đương thì vốn là một thực từ trong các kết hợp: đương thời, đương đại, đương quyền v.v.. Nhưng trong câu: “Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già” (Sài Gòn tôi yêu – Theo [44 tr 168]), thì đương ở đây chỉ là một phó từ đứng trước tính từ

già”.

+ Phó từ biểu thị phạm vi quan hệ, ví dụ: duy. Từ duy là loại hư từ và thường làm phó từ trong tiếng Hán văn ngôn với nét nghĩa chỉ, chỉ có (chỉ;

chỉ hữu) và khi hành chức trong câu: “... Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình mà chờ hạ...”, duy cũng là phó từ với nét nghĩa: chỉ, chỉ có. Từ chỉ với nét nghĩa phạm vi được giới hạn trong câu “Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ [49; tr.21].

- Liên từ

Theo thống kê, trong 25 văn bản chương trình trình Ngữ văn 7 thì có 25 từ đơn Hán Việt là liên từ, chiếm 2.5 % số lượng từ Hán Việt đơn tiết. Liên từ dùng để biểu thị các quan hệ cú pháp giữa thực từ và hư từ, dùng để nối các từ, các kết hợp từ, các câu và các đoạn văn có quan hệ cú pháp. Có thể phân loại các liên từ Hán-Việt như sau:

+ Liên từ biểu thị sự lựa chọn: hoặc – hay... trong câu “... Cuộc gặp gỡ chấm dứt ở đây, hoặc ít ra là không ai biết được gì hơn nữa...’ [50; tr. 91].

+ Liên từ biểu thị quan hệ đối lập (giữa hai hành động, hai trạng thái, hai tính chất): tuy trong câu “... Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi...

[50; tr. 74] biểu thị ý đối lập tương phản giữa sự hủy diệt của thiên nhiên, lũ lụt với sự chống đỡ yếu ớt, bé nhỏ của con người.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Từ Hán Việt trong sách giáo khoa ngữ văn 7 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)