Sắc thái khái quát, trừu tượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Từ Hán Việt trong sách giáo khoa ngữ văn 7 (Trang 76 - 81)

CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ PHONG CÁCH TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 7

3.3. Sắc thái khái quát, trừu tượng

Tính khái quát của từ Hán Việt rất nổi trội vì thế từ Hán Việt được dùng nhiều trong các thuật ngữ một số lĩnh vực như: Về chính trị ta có những từ: độc lập, tự do, dân chủ, dân quyền, xã hội chủ nghĩa...; Về ngoại giao: công hàm, lãnh sự, sứ quán, đại sứ...; Về quân sự: tiến công, kháng chiến, du kích, chiến thuật, chiến dịch...; Về toán học: đồng quy, tiếp quyến, tích phân, chu vi, đường kính... Trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 cũng xuất hiện những từ Hán Việt có tính khái quát trong các văn bản văn học.

Một loạt các từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” như văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật…đều có tính khái quát. Ở đây, chúng tôi chỉ xin bàn đến từ văn hóa.

“… tiếng Việt có đầy đủ khả năng dể diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử…

(Đặng Thai Mai- Sự giàu đẹp của tiếng Việt)[ 50,35]

Văn có nghĩa gốc là vằn vện. Từ đó, văn là những gì hiện ra ở bên ngoài, khác với “chất” là cái chứa đựng ở bên trong. Theo Phan Kế Bính, trong Việt Hán văn khảo, “văn là vẻ đẹp, chương là vẻ sáng”, “đem tính tình tư tưởng diễn ra thành lời nói sáng đẹp thì gọi là văn chương”. Những nhà Hán học hay viện vào nghĩa từ gốc Hán nên gán cho văn hóa một ý phụ khác, ý giáo hóa. Họcgiả

TháiVănKiểm dẫn trong Kinh Dịch hai câu:

Quan thiên VĂN dĩ sát thời biến Quan nhân văn HÓA thành thiên hạ Có nghiã là

Nhìn hiện tượng trên trời để xét lại sự biến đổi của thời tiết.

Nhìn hiện tượng của người ta trong xã hội để sửa đổi thiên hạ.

Hóa có nghĩa là thay đổi, cũng ở trong ý văn chương giáo hóa là giảng dạy; là biến đổi sang tình trạng ưa chuộng hơn (more preferable). Ýniệm giáo dục giáo hóa này chuyên chở hai ý phụ khác. Một là văn hóa chẳng phải là tự nhiên mà do được dạy dỗ; vậy gốc là nhân tạo. Thứ hai, vì dạy dỗ để biến hóa sang một tình trạng khá hơn hay ưa chuộng hơn. Trong khi, theo Đào Duy Anh, văn hóa nhằm mô tả các sinh hoạt. Mà đã là sinh hoạt con người thì từ xã hội sơ khai hay xã hội tân tiến, chỗ nào, nhóm người nào cũng có văn hóa của nhóm họ.

Trong hiện tại, văn hóa bao gồm tất cả các sinh hoạt: ăn uống, ăn chơi, ăn ở, ăn nói, ăn mặc, ăn giỗ, ăn Tết, lễ hội, nghề nghiệp, tín ngưỡng, thói quen, lề luật, suy tư v.v. của con người. Văn hóa thường gắn với quá khứ và truyền thống. Văn mình thì đi với hiện tại và hiện đại. Ở những nước nghèo nàn và lạc hậu, muốn xây dựng một nền văn minh hiện đại, người ta chỉ cần trên dưới năm mươi năm, với sự thay đổi một vài thế hệ kỹ sư. Nhưng muốn có một nền văn hóa có bản sắc dân tộc như văn hóa Việt Nam, người ta phải cần đến hàng trăm năm, hàng nghìn năm lao động và chiến đấu.

Trong văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” cũng xuất hiện các từ Hán Việt mang tính khái quát cao như công luận, vô sản, độc lập, dân chủ, đồng bào… Trong đó, riêng từ đồng bào đã có ý nghĩa khái quát lớn.

Bào là: (cái) bọc, anh em cùng một cha mẹ gọi là đồng bào (anh em ruột). Nói rộng ra, anh bố gọi là bào bá (bác ruột), em bố gọi là bào thúc (chú ruột). Người trong một nước cũng gọi là đồng bào, nghĩa là cùng là con cháu một ông tổ sinh ra vậy.Cách giảng như Thiều Chửu (đồng bào: cùng là con cháu một ông tổ

sinh ra) có lẽ dễ làm không ít người nghĩ rằng đồng bào là một từ do người Việt sáng tạo ra. Sự thật, người Việt đã vay mượn hai chữ đồng bào từ Hán ngữ, cho nên đồng bào không phải là một sáng tạo của người Việt. Tuy nhiên lịch sử cội nguồn của dân tộc Việt là con Lạc cháu Hồng, sinh ra từ một bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ cho nên cùng cùng là con dân nước Việt chúng ta gọi nhau bằng từ thiêng liêng đồng bào. Tóm lại, đồng bào có nghĩa khái quát là chỉ người dân có cùng quốc tịch, là công dân của cùng một nước. Vậy thì nói đồng bào người Hoa, đồng bào người Khmer là hoàn toàn đúng, là xác định hai thành phần anh em trong đại gia đình Việt Nam gồm 54 thành phần mà ta thường gọi là 54 dân tộc.

Trong trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” ( Chèo “Quan Âm Thị Kính)

“Đạovợ chồng trăm năm kết tóc Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta

(Quan Âm Thị Kính) [45;113]

Đạo 道 theo cách giải thích của Bửu Kế: “Đường đi. Đường lối. Lẽ phải. Từ chung chỉ về tôn giáo nào đó” [30; tr.522]. Từ điển tiếng Việt cho rằng đạo là: “1. Đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội; thường theo quan niệm cũ. 2. Nội dung học thuật của một học thuyết được tôn sùng ngày xưa. 3. Tổ chức tôn giáo. 4. Đạo Thiên Chúa (nói tắt)” [52; tr.311]. Đạo phu thê là đạo vợ chồng, là nguyên tắc mà hai người (vợ-chồng) có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống gia đình,xã hội.

Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh có viết:

“Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng” [45, tr 24]), sự xuất hiện của từ Hán Việt dân tộcanh hùng đã góp phần tạo nên tính khái quát cao của đoạn văn bản.

Anh hùng: Là người hào kiệt xuất chúng (Từ điển Hán Việt - Đào Duy Anh).

Anh hùng là từ Hán Việt. Anh: một thứ cỏ tốt đẹp. Hùng: một giống thú khỏe.

Nghĩa bóng là người hiền tài làm được việc to tát hơn người. Theo nghĩa của

từ tiếng Việt thì “anh hùng” có nghĩa như sau: Danh hiệu vinh dự cao nhất của nhà nước tặng thưởng cho người hoặc đơn vị có thành tích và cống hiến đặc biệt xuất sắc trong lao động hoặc chiến đấu. (Từ điển Tiếng Việt - KHXHVN, 1992).

Vì mang sắc thái khái quát, ý nghĩa thường rộng không dễ dàng hiểu được nghĩa cho nên từ Hán Việt ít được lựa chọn sử dụng trong ngôn ngữ giao tiếp. Ví dụ từ Hán Việt vị tha đồng nghĩa với vì người khác, nghĩa tới người khác mà làm trong tiếng Việt, vị tha vừa ngắn gọn vừa súc tích, có tính học thuật cao, sử dụng trong văn viết phù hợp hơn khẩu ngữ:

... Nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha… (Ý nghĩa văn chương- Hoài Thanh)

Những thuật ngữ này có nội hàm lớn, khái quát cao, nếu dùng từ thuần Việt thì dài dòng, không phù hợp.

3.3.2. Từ có tính trừu tượng

Một trong những đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ Hán Việt là tính khái quát, trừu tượng cao. Vì thế các từ ngữ Hán Việt rất thích hợp cho việc trình bày những khái niệm, những quan niệm…

Tính chất trừu tượng là khó hình dung và từ Hán Việt do chúng ta vay mượn từ tiếng Hán, chữ viết của nó là chữ tượng hình, trên hình thể chữ có biểu hiện nghĩa cho nên khi ta vay mượn không mượn chữ vì thế cũng không được quan sát những tín hiệu nghĩa thể hiện trên chữ vì thế nhiều từ Hán Việt đối với chúng ta nghĩa khó hiểu, khó hình dung: kiếp, nhẫn, duyên, phận, đoan chính…

(Quan âm thị Kính), Cù lao… (Những câu hát về tình cảm gia đình), lộc… ( Một thứ quà của lúa non: cốm)…

Có thể nói, ca dao- dân ca là “tiếng hát đi từ trái tim lên miệng”. Trong những “tiếng hát trái tim’ ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cũng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Công lao nuôi dưỡng khó nhọc của cha mẹ được thể hiện trong bài ca dao “Những câu hát về tình cảm

gia đình”qua cách nhìn nhận của dân gian là rất đáng trân trọng:

“Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biến Đông

Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

(Những câu hát về tình cảm gia đình) [44, tr35]

Từ Hán Việt cù lao ở đây chỉ công lao khó nhọc của cha mẹ, do chữ Kinh Thi:cửu tự cù lao gồm: sinh (sinh đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vỗ về), xúc(cho bú), trưởng (nuôi cho lớn,trưởng thành), dục (dạy dỗ), cố (trông nom,quan tâm đến), phục (chăm sóc, dạy bảo), phúc (bảo vệ). Bài ca dao như một lời tri ân của dân gian đối với công lao khó nhọc của cha mẹ. Nội dung hiện thực, hài hòa nội dung giáo huấn, lay động người nghe bằng tình cảm, sau đó mới nhắc nhở bằng lí trí, ý thức. Từ Hán Việt cù lao có ý nghĩa nội hàm rất lớn, chỉ cần hai chữ mà bao trọn được công cha nghĩa mẹ cao như núi sâu như biển. Có thể thấy chữ cù lao (cửu tự cù lao) là một ngữ tương đối phổ biến trong ngôn ngữ văn chương tiếng Việt. Cụm từ này xuất hiện trong không ít những tác phẩm văn học viết: Duyên hội ngộ, đức cù lao (Kiều); Thương thay cửu tự cù lao (Lục Vân Tiên).

Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng rất sáng tạo và nhuần nhuyễn hệ thống từ Hán Việt và thuần Việt để tạo ra một áng văn nghị luận kiểu chứng minh tiêu biểu, mẫu mực nhất, làm sáng tỏ một chân lí: Dân tộc Việt Nam nồng nàn yêu nước. Đặc biệt, việc tác giả sử dụng tới 88/ 219 từ (40,5 %) đã làm nên sức thuyết phục cao cho văn bản. Hệ thống các từ Hán Việt mang sắc thái trừu tượng xuất hiện dày đặc trong bài nghị luận này, đó là những: anh hùng, bổn phận, cao quý, dân tộc, đồng bào, nhân dân, thời đại, tinh thần, truyền thống, vĩ đại… như sợi chỉ đỏ xâu chuỗi các lí lẽ, các dẫn chứng, ngân lên như một điệp khúc của bản nhạc vừa ca ngợi vừa chứa chan tình yêu và niềm tự hào đối với dân tộc, đối với đất nước. Lời văn nhờ sử dụng các từ Hán Việt làm nên sự ngắn gọn, vừa phản ánh

lịch sử, vừa nhìn nhận, đánh giá và xúc cảm về lịch sử, đạo lí của dân tộc Việt Nam ta từ ngàn đời nay.

Từ Hán Việt có tính chất trừu tượng, tĩnh gợi cho ta hình ảnh thế giới ý niệm im lìm, tĩnh tại... Trong bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan đó lại là hình ảnh về buổi chiều của nội tâm khi nữ sĩ qua đèo Ngang để tới Huế nhận chức.

“…Lom khom dưới núi, tiều vài chú.

Lác đác ven sông chợ mấy nhà…”

( Bà huyện Thanh Quan- Qua Đèo Ngang)[44.102]

Bà huyện Thanh Quan đã dùng từ Hán Việt tiều để chỉ những người kiếm củi lẻ loi xuất hiện trong bức tranh cây, lá, đá, núi khiến cho người đọc cảm nhận đây quả là không phải là thế giới quen thuộc của ta, tác giả đã đưa người đọc vào thế giới của tâm tưởng, ý niệm với những nét chấm phá, đậm nhạt của một bức tranh thủy mặc. Trong Mẹo giải thích từ Hán Việt của Phan Ngọc có viết: “Các từ Hán Việt mà nữ thi sĩ dùng đẩy ta vào thế giới muôn đời.. Từ Hán Việt đều đặt vào vị trí quyết định – vần cuối câu thơ – dễ gây tiếng vọng trong tâm hồn ta, kéo ta về cõi vĩnh viễn của ý niệm. Đó là cách gieo vần một loạt các âm Hán Việt: tà- hoa- tiều- quốc- gia. Và nỗi u hoài của nhà thơ là nỗi u hoài của cái kiếp trước không biết đến tháng năm, thời đại. Đây là nghệ thuật lựa chọn từ ngữ rất công phu. Những từ đó là những tín hiệu thẩm mĩ, những mô típ nghệ thuật gắn với phong cách Đường thi và trở thành nét đẹp truyền thống của thơ ca Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Từ Hán Việt trong sách giáo khoa ngữ văn 7 (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)