Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUẨN BỊ TÂM LÝ
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Xuất phát từ tính chất, đặc điểm của chiến tranh hiện đại
1.2.1.1. Không gian chiến tranh mở rộng
Trong lịch sử chiến tranh, nhân tố không gian luôn được các bên tham chiến sử dụng để đạt được mục đích đề ra. Không gian được hiểu là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với thời gian), trong đó, các vật thể có độ dài
15
và độ lớn khác nhau, cái nọ ở cách cái kia; là khoảng không bao trùm mọi vật xung quanh con người. Trong chiến tranh, không gian là điều kiện để hai bên đối địch giải quyết các mâu thuẫn của chiến tranh. Không gian chiến tranh được thể hiện cụ thể ở quy mô, phạm vi của các hoạt động tác chiến (đấu tranh vũ trang). Nói cách khác, hai bên tham chiến phải tiến hành các hoạt động quân sự trong phạm vi đấu tranh vũ trang nhất định, trực tiếp trong một hoặc một số môi trường tác chiến nào đó.
Trong chiến tranh hiện đại, việc sử dụng yếu tố không gian lại càng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, bởi nó liên quan trực tiếp đến đến kết cục, kết quả của chiến tranh.
Xu hướng mở rộng không gian chiến tranh trong chiến tranh hiện đại đang là một vấn đề quan trọng đáng để chúng ta bàn luận. Như chúng ta đã biết thì các cuộc chiến tranh trước kia diễn ra chủ yếu trên bộ và một phần trên mặt nước. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương do thực dân Pháp tiến hành, không gian chiến tranh ở đây là không gian bao trùm, diễn ra trên cả ba nước Đông Dương: Việt Nam -Lào - Campuchia. Trong đó phải kể đến không gian chiến tranh diễn ra trên chiến trường lãnh thổ Việt Nam vô cùng gay go và ác liệt, là chiến trường tác chiến chính mà thực dân Pháp lựa chọn để thực hiện mưu đồ xâm lược của mình. Không gian tác chiến trong chiến dịch đối đầu giữa ta và thực dân Pháp được thể hiện bằng chính diện, chiều sâu trên mặt đất với cự ly mỗi chiều khoảng vài chục ki - lô - mét. Thực dân Pháp còn tiến hành các hoạt động tác chiến trên không, trên biển, song môi trường tác chiến đó chưa trở thành không gian tác chiến thường xuyên giữa hai bên.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, phạm vi cuộc chiến tranh diễn ra trên toàn bộ Bán đảo Đông Dương. Miền Nam Việt Nam vẫn là chiến trường chính, song việc đối đầu giữa quân và dân ta với đế quốc
16
Mỹ đã có sự mở rộng về không gian tác chiến. Ngoài tác chiến trên bộ, ta và địch còn đối đầu trên không, trên biển. Sự mở rộng không gian tác chiến phải kể đến là chiến dịch phòng không năm 1972 (Mỹ gọi là cuộc tập kích bằng không quân chiến lược, mang tên “cuộc hành quân Lai-nơ-bếch-cơ II”).
Không gian tác chiến của chiến dịch này có chính diện và chiều sâu trên mặt đất lên tới hàng trăm ki-lô-mét, độ cao lên tới hàng chục ki-lô-mét, ta và địch cùng đồng thời đối đầu trên mặt đất, trên không và trên biển. Tuy nhiên, xét trên toàn bộ cuộc chiến tranh thì không gian tác chiến giữa ta và địch vẫn diễn ra trên bộ là chủ yếu.
Trong những thập niên cuối của thể kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quân sự có một sự phát triển vượt bậc, mà hệ quả của nó là sự ra đời của vũ khí công nghệ cao (VKCNC). Nhiều loại VKCNC đã được sử dụng trong các cuộc chiến tranh gần đây, và đó cũng là nguyên nhân làm không gian chiến tranh và tác chiến được mở rộng trên không, trên bộ, trên biển, trên vũ trụ, điện từ, mà còn có cả “không gian vô hình”, với chính diện và chiều sâu trên mặt đất, mặt nước lên đến hàng nghìn ki -lô -mét và chiều cao lên tới hàng trăm ki -lô -mét.
Theo Giải thích từ ngữ Giáo dục quốc phòng -an ninh (2015) “Vũ khí công nghệ cao (VKCNC) (những vũ khí kĩ thuật cao), vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, có sự nhảy vọt về chất lượng và tính năng kĩ - chiến thuật. VKCNC gồm các loại: vũ khí hủy diệt lớn (như hạt nhân, hóa học, sinh học, sinh thái…); vũ khí được chế tạo dựa trên những nguyên lí kĩ thuật mới (vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí chùm tia hay vũ khí lade, vũ khí chùm hạt, pháo điện từ, vũ khí mềm… còn đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm chưa đưa và trang bị rộng rãi); vũ khí được chế tạo dựa trên cơ sở vũ khí thông thường, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công
17
nghệ trong các lĩnh vực vi điện tử, vi xử lí, tin học, vật liệu mới, lade, hồng ngoại, năng lượng mới, sinh học, tự động hóa,…” [tr.249].
Theo Giải thích từ ngữ Giáo dục quốc phòng -an ninh (2015) “VKCNC có đặc tính: độ chính xác cao (vũ khí chính xác), uy lực lớn, tầm hoạt động xa, có thể hoạt động trong những điều kiện nhiễu, thời tiết phức tạp, ngày, đêm và đạt hiệu quả cao hơn từ hàng chục đến hàng trăm lần so với vũ khí thông thường” [tr.249].
Theo Giải thích từ ngữ Giáo dục quốc phòng -an ninh (2015) “Một số loại VKCNC được gọi là thông minh hay tinh khôn còn có khả năng nhận biết địa hình, nhớ được tọa độ và đặc điểm của muc tiêu, từ động tìm, chọn và diệt mục tiêu, có khả năng linh hoạt thay đổi phương án đánh… VKCNC xuất hiện từ Chiến tranh thế giới thứ II, tới thập kỉ 80, 90 thế kỉ XX mới phát triển mạn mẽ với quy mô lớn và đat kết quả cao; có ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật quân sự, tính chất của chiến tranh và nhiều lĩnh vực khác. Một số VKCNC đã được dùng trong chiến tranh Việt Nam (năm 1972), chiến tranh vùng vịnh (năm 1991). Các chuyên gia quân sự phương Tây coi VKCNC là loại vũ khí chủ yếu trong chiến tranh tương lai” [tr.249].
Tác động của nhân tố không gian đến việc chuẩn bị và tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là vấn đề vô cùng quan trọng. Sự mở rộng không gian tác chiến đã làm xóa nhòa các khái niệm tiền tuyến và hậu phương, tiến công và phòng ngự, vùng bị địch kiểm soát và vùng tự do. Việc không gian tác chiến mở rộng làm cho bên tiến công có nhiều sự lựa chọn, đánh từ nhiều chiều, nhiều hướng vào mục tiêu và tạo áp lực rất lớn lên đối phương. Ngược lại, bên bị tiến công cũng đồng thời phải đối phó từ nhiều chiều, nhiều hướng.
Kẻ xâm lược hoàn toàn có thể tiến công quân sự vào một nước khác từ trên không, trên bộ, trên biển và trên vũ trụ mà không cần đưa quân vào lãnh thổ nước đó. Tác chiến trên bộ giữa hai lực lượng đối địch ngày càng giảm, thay
18
vào đó, tiến công đường không và chống tiến công đường không ngày càng trở thành loại hình tác chiến phổ biến.
Đây là những đặc điểm của nhân tố không gian trong chiến tranh và tác chiến. Chính vì thế, để giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc XHCN, chúng ta phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề.
Đầu tiên, cần phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát triển phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới, trong đó chú trọng phát triển lực lượng phòng không ba thứ quân, mở rộng hệ thống đường cơ động, khu sơ tán ban đầu, khu sơ tán tiếp theo, căn cứ chiến đấu hình thành mạng lưới đánh tên lửa hành trình và các phương tiện bay của địch theo địa bàn đảm nhiệm trong từng khu vực phòng thủ.
Thứ hai, từng bước đổi mới nội dung huấn luyện chiến đấu, từ huấn luyện nhằm đối phó với một cuộc chiến tranh thông thường (sử dụng các vũ khí trước đây) sang huấn luyện nhằm đối phó với một cuộc chiến tranh sử dụng VKCNC, cần chú trọng quan tâm các vấn đề: cơ động, ngụy trang và tổ chức đánh trả các đòn tiến công bằng đương không của địch. Đổi mới nội dung huấn luyện phải đi đôi với đổi mới phương pháp huấn luyện, đặc biệt là việc tăng cường ứng dụng các thành tựu về khoa học và công nghệ vào các quá trình huấn luyện để đảm bảo rút ngắn tối đa thời gian chuẩn bị tiến hành chiến tranh.
Thứ ba, cần tìm các biện pháp làm phá sản ý định sử dụng không gian của địch. Thực tế cho thấy, khi xâm lược đất nước ta, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều muốn “đánh nhanh, thắng nhanh” cùng với việc lựa chọn không gian chiến trường có lợi cho chúng và bất lợi cho ta. Song, do sức của ta có hạn, ta chủ trương “trường kì kháng chiến”, và với chiến chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, ta đã buộc địch phải đánh lâu dài, làm cho các chiến lược quân sự của Pháp và Mỹ đều lần lượt bị phá sản toàn bộ. Không những vậy, ta
19
không bị cuốn theo địa bàn tác chiến mà chúng muốn mà trong nhiều trường hợp, ta còn thu hút được quân địch tới khu vực, địa bàn thuận lợi của ta để tiêu diệt chúng.