Những yêu cầu tâm lí trong giáo dục, chuẩn bị tâm lý bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh trung học phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu Chuẩn bị tâm lí cho học sinh trung học phổ thông trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 43)

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÂM LÝ HỌC SINH

2.1. Những vấn đề cơ bản về tâm lý học sinh trung học phổ thông

2.1.3. Những yêu cầu tâm lí trong giáo dục, chuẩn bị tâm lý bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh trung học phổ thông hiện nay

2.1.3.1. Yêu cầu chung

Các lực lượng sư phạm cần phát huy những tác động tích cực, ngăn chặn những tác động tiêu cực, phát triển toàn diện nhân cách học sinh THPT đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Để làm được điều đó, các tổ chức, lực lượng sư phạm, các nhà giáo dục cần thực hiện những yêu cầu cụ thể nhất định.

2.1.3.2. Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, ý thức tổ chức kỉ luật, thái độ và trách nhiệm cho học sinh trung học phổ thông làm cơ sở hình thành, phát triển các phẩm chất nhân cách tốt đẹp, đáp ứng yêu cầu hoạt động học tập, chính trị - xã hội

Để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng bảo vệ Tổ quốc hiện nay cần coi trọng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Muốn vậy, cần làm tốt nhiều nội dung, trong đó xây dựng nhân cách học sinh THPT và vấn đề tự rèn luyện, phát triển nhân cách phải theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng và được thực hiện hóa ở mục tiêu, yêu cầu của mỗi nhà trường và cơ sở đào tạo. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước sự chống phá của kẻ thù, âm mưu “diễn biến hòa bình”, “chiến tranh tâm lí”, bạo loạn lật đổ thì càng phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thường xuyên nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, nghị quyết của

32

Đảng,… phù hợp với đối tượng học sinh THPT và thực tế cơ sở đào tạo. Gắn giữa quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng với đề ra những yêu cầu về nhân cách học sinh THPT trong quá trình đào tạo.

Tích cực đấu tranh, phê phán các biểu hiện sai trái và sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa, tâm lí,…

2.1.3.3. Tích cực hóa hoạt động của hệ thống các tổ chức và đội ngũ giáo viên trong giáo dục, rèn luyện nhân cách học sinh trung học phổ thông

Đây là những chủ thể quan trọng, cơ bản nhất có vai trò trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục, rèn luyện học sinh THPT. Vì thế, trước hết cần xác lập mô hình nhân cách học sinh THPT phù hợp với quan điểm của Đảng, yêu cầu, nhiệm vụ mỗi ngành nghề; chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, mục đích giáo dục, rèn luyện nhân cách học sinh THPT. Quan tâm nắm bắt, đánh giá sự trưởng thành về nhân cách của mỗi học sinh THPT; kịp thời phát hiện và khắc phục biểu hiện tiêu cực, nhất là trước diễn biến phức tạp của tình hình hiện nay. Phát huy vai trò của các lực lượng sư phạm trong nhà trương tạo sự thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau cùng giáo dục rèn luyện nhân cách học sinh THPT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

2.1.3.4. Xây dựng tập thể học sinh trung học phổ thông vững mạnh, có khả năng định hướng, điều chỉnh sự hình thành nhân cách học sinh trung học phổ thông

Nhân cách học sinh THPT mang dấu ấn và chịu ảnh hưởng to lớn của môi trường, hoàn cảnh sống, trực tiếp nhất là tập thể học sinh, nơi mà mỗi học sinh THPT học tập và rèn luyện. Đây là môi trường gần gũi, nơi trực tiếp diễn ra quá trình xã hội hóa nhân cách học sinh THPT. Việc xây dựng tập thể vững mạnh là điều kiện cần và đủ để ngăn ngừa tác động tiêu cực, phát huy vai trò các tác động tích cực đến học sinh THPT. Do vây, phải xây dựng tập thể học

33

sinh THPT vững mạnh về mọi mặt, nhất là tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật, trách nhiệm, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau, thống nhất mục đích hoạt động chung,… Đồng thời, phát huy vai trò các hiện tượng tâm lí -xã hội trong tập thể để định hướng, điều chỉnh sự hình thành nhân cách học sinh THPT, ủng hộ cái tích cực; đấu tranh, lên án hành vi sai trái. Thực hiện tốt việc giáo dục bằng tập thể và thông qua tập thể.

2.1.3.5. Tổ chức tốt hoạt động thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông, đồng thời động viên, khuyến khích học sinh trung học phổ thông tự tu dưỡng rèn luyện nhân cách theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo

Hoạt động thực tiễn là con đường, phương thức cơ bản hình thành và phát triển nhân cách học sinh THPT. Đồng thời, nhân cách học sinh THPT không chỉ là sản phẩm thụ động mà là chủ thể tích cực. Vì vậy, quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi học sinh THPT có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển nhân cách của mình đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, phải nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động học tập, tự học, lao động, nghiên cứu,… Xây dựng động cơ, ý chí chiến đấu, hướng dẫn phương pháp rèn luyện khoa học cho học sinh THPT. Thường xuyên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh THPT trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện nhân cách. Kiên quyết phê phán, đấu tranh với các biểu hiện hoạt động đơn điệu, kém hiệu quả, không sát thực tế.

Quá trình hình thành, phát triển và định hướng giá trị nhân cách học sinh THPT hiện nay chịu sự tác động tất yếu của nhiều nhân tố xã hội bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Nhận thức được tính tất yếu và các tác động tích cực và tiêu cực sẽ là cơ sở trực tiếp cho các hoạt động giáo dục, quản lí, rèn luyện và định hướng giá trị nhân cách cho học sinh THPT hiện nay. Do vậy, lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, giáo viên cần nhận thức đầy đủ và đề cao trách nhiệm đối với việc thực hiện chức trách, góp phần nâng cao chất lượng giáo

34

dục, rèn luyện học sinh THPT đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới.

Một phần của tài liệu Chuẩn bị tâm lí cho học sinh trung học phổ thông trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)