Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÂM LÝ HỌC SINH
2.2. Thực trạng tâm lí học sinh trung học phổ thông hiện nay với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa
2.2.1. Ưu điểm
Học sinh THPT là người chủ tương lai của đất nước đã nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong vấn đề bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đây là một nhiệm vụ quan trọng để giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân và làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển đất nước. Học sinh THPT đã ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, chuẩn bị cho mình một hành trang tri thức, năng lực và phẩm chất để xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Chỉ khi đó, đất nước ta mới thoát khỏi cảnh nghèo nàn và lạc hậu, dân tộc ta nới không bị thua kém so với nước ngoài, Tổ quốc ta mới không bị các thế lực thù địch nhòm ngó, tìm cách thôn tính, đè nén, áp bức dân ta. Và điều quan trọng đó là học sinh THPT đã được học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh - môn học đã trở thành một trong những môn học quan trọng trong chương trình THPT ở các nhà trường. Do đó, học sinh THPT đã được giáo dục một cách toàn diện về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Môn học đã hun đúc trong mỗi học sinh một tinh thần đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ Tổ quốc.
Luôn chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để tăng cường thể lực, luyện tập quân sự theo chương trình GDQP -AN để góp phần chuẩn bị cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Tự giác học tập, nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước. Luôn say mê học tập, chăm chỉ rèn luyện, nhận biết được điều hay, lẽ phải, biết các việc nên làm và không nên làm. Chấp hành nghiêm những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy, kỉ luật của nhà trường.
Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, phong trào bảo vệ an ninh trật
35
tự trong trường học và nơi cư trú như tham gia các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức pháp luật, tham gia các tổ chức tự quản như đội thanh niên xung kích, đội thanh niên tình nguyện.
Không xem, đọc, lưu truyền các văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy, không nghe, không bình luận các luận điểm tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu Nhà nước XHCN của các thế lực thù địch.
Không tự ý thành lập, tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị và các tổ chức có tính chất chính trị trái pháp luật Việt Nam.
2.2.2. Hạn chế
Học sinh ngày nay sinh ra không phải chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh, được sống trong điều kiện đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Vì vậy, bên cạnh những học sinh THPT chủ động, tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu, có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ Tổ quốc của mình thì không thể không có những học sinh thực sự chưa nhận thức rõ nhiệm vụ cũng như vai trò của mình trong vấn đề bảo vệ Tổ quốc, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Điều đáng lo ngại là bản thân học sinh THPT không nhận diện được những biểu hiện của suy thoái, mức độ suy thoái nên thiếu tính chủ động trong cuộc đấu tranh phòng ngừa, khắc phục suy thoái.
Suy thoái tư tưởng chính trị trong một bộ phận học sinh THPT ngày nay được biểu hiện dưới nhiều góc độ, trước hết là sự thờ ơ của học sinh THPT đối với các vấn đề chính trị và việc lơ là, thiếu hứng thú học tập các môn liên quan đến lí luận chính trị. Khoa học Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được xác địn là nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần quan trọng vào việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho người học, tuy nhiên một bộ phận nhỏ học sinh THPT lại chưa ý thức được đầy đủ vị trí, vai trò của các môn học này nên chưa có động cơ, thái độ đúng đắn, học một cách thụ động, qua loa, mang tính chất đối phó,
36
học mà không hiểu, không suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng vào thực tiễn. Tình trạng học sinh THPT thờ ơ không chủ động tìm hiểu về thể chế, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, thiếu quan tâm đến những biến động của đất nước.
Sự bàng quan chính trị dẫn đến việc học sinh THPT bằng lòng với những hiểu biết mà mình có được, mất cảnh giác trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh ngăn chặn, không chấp hành nghiêm các quy định về kỉ cương, kỉ luật, thờ ơ với các hoạt động đoàn.
Cá biệt có trường hợp học sinh THPT mơ hồ về lập trường, quan điểm chính trị kéo theo biểu hiện dao động về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, thậm chí có những học sinh THPT bị lợi dụng làm công cụ cho các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để tuyên truyền chống phá Đảng, nhà nước, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta.
Suy thoái đạo đức lối sống có liên hệ mật thiết với những biểu hiện của suy thoái tư tưởng chính trị. Thiếu lí tưởng sống khiến học sinh THPT không xác định được mục tiêu của mình, chua định hướng được hành vi của bản thân theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. Điều này được thể hiện trong quan hệ xã hội, giao tiếp ứng xử với thầy cô, bạn bè, trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của học sinh THPT. Một số có tư tưởng bình quân chủ nghĩa, học lệch, lười học, gian lận trong học tập, thi cử, sa vào lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, ích kỉ, đề cao chủ nghĩa cá nhân, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là ý thức của một số học sinh THPT không nghiêm túc trong việc rèn luyện, phấn đấu, dẫn đến những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại, làm phai nhạt lí tưởng cách mạng, chạy theo lối sống buông thả.
37
Đó là việc một số ít học sinh vẫn rơi vào trạng lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, yêu thích những lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh, phản văn hóa, vi phạm pháp luật dẫn đến kém hiểu biết, dễ bị những người xấu lôi kéo, dụ dỗ, hay tụ tập, có những hành động chống phá, phá hoại, gây mất đoàn kết,…
Những biểu hiện lệch lạc đó dần ảnh hưởng xấu đến động cơ, ước mơ, hoài bão, lí tưởng của học sinh THPT, là nguy cơ đe dọa tương lai của chính bản thân học sinh THPT và gia đình, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội hiện nay. Mặt khác, các thế lực thù địch đang lợi dụng điều này để tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá và ngăn chặn sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
38
Tiểu kết chương 2
Học sinh THPT - giai đoạn tâm lí mới được hình thành và phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân cách nói chung. Trước những đặc điểm tâm lí ấy, gia đình, nhà trường và xã hội cần phải giáo dục, theo dõi, định hướng sự hình thành và phát triển cho học sinh THPT, đảm bảo học sinh có một nhân cách tích cực và có những cống hiến cho xã hội. Qua đó, hiểu sâu hơn về đời sống tâm lí, tình cảm của học sinh THPT, thông cảm, thấu hiểu, giúp học sinh vượt qua giai đoạn phát triển quan trọng này, góp phần hoàn thiện nhân cách.
Học sinh THPT là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm qua, được sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, học sinh THPT đã tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên vẫn còn không ít học sinh THPT chưa có ý thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, thậm chí mơ hồ trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, tha hóa về đạo đức, sống không có nguyên tắc, những hạn chế này ảnh hưởng đến việc xây dựng tiềm lực để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ Việt Nam XHCN. Bởi vậy, việc chuẩn bị tâm lí, việc giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay.
39