Đặc điểm tâm lí của học sinh trung học phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu Chuẩn bị tâm lí cho học sinh trung học phổ thông trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 40)

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÂM LÝ HỌC SINH

2.1. Những vấn đề cơ bản về tâm lý học sinh trung học phổ thông

2.1.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh trung học phổ thông hiện nay

2.1.2.1. Sự phát triển tự ý thức

Một trong những đặc điểm tâm lí quan trọng nhất của học sinh THPT là sự tự ý thức. Khi biết tự ý thức cho bản thân, học sinh THPT sẽ hiểu biết hơn, ý thức rõ ràng hơn trong tất cả những hành động và lời nói của mình, biết điều chỉnh những hành động và việc làm của mình sao cho phù hợp nhất, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Về sự tự ý thức, học sinh THPT có nhiều thay đổi so với những lứa tuổi trước đó. Các mối quan hệ xã hội của học sinh THPT được mở rộng. Trong

27

các mối quan hệ đó thì người lớn, kể cả bố mẹ và thầy cô giáo đều nhìn nhận học sinh THPT như những người “chuẩn bị thành người lớn”, đòi hỏi học sinh phải có cách ứng xử phù hợp với vị thế của mình. Mặt khác, học sinh THPT cần lựa chọn cho mình một hướng đi sau khi ra trường, tốt nghiệp THPT, xây dựng cho mình một cuộc sống riêng, độc lập trong xã hội.

Những thay đổi về vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống khiến cho học sinh THPT có những yêu cầu về sự hiểu biết thế giới, xã hội và các chuẩn mực quan hệ người - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội. Ở lứa tuổi này, học sinh THPT rất tích cực và có tính độc lập, tư duy lí luận phát triển mạnh. Sự phát triển mạnh của tư duy lí luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo, phát hiện ra những cái mới, cách thức giải quyết các vấn đề đặt ra. Học sinh THPT đánh giá các bạn thông minh trong lớp thông qua cách thức giải bài tập chứ không phải là điểm số, đánh giá cao các bạn thông minh và thầy cô giáo có phương pháp giảng dạy tích cực.

Học sinh THPT nhận thức rõ “cái tôi” của mình. Biểu tượng “cái tôi”

trong giai đoạn đầu của học sinh THPT thường chưa rõ nét. Do đó, đánh giá về bản thân không ổn định và có tính mâu thuẫn. Nhu cầu giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi đã thực hiện một chức năng quan trọng là giúp hiểu rõ bản thân hơn, đánh giá bản thân chính xác hơn thông qua những cuộc trò chuyện, trao đổi thông tin mà về một sự việc mà học sinh THPT quan tâm.

Thông thường, biểu hiện về “cái tôi” được hình thành hướng theo các thuộc tính tâm lí của con người. Ở giai đoạn đầu, học sinh THPT rất nhạy cảm với những đặc điểm của hình thức thân thể. Học sinh so sánh mình với người khác qua đặc điểm bên ngoài. Một hiện tượng rất thường gặp là học sinh THPT bắt chước thầy, cô giáo mà mình yêu quý hay một mẫu người lí tưởng nào đó, từ cách ăn mặc, cử chỉ, dáng đi,...

28

Tuy nhiên, tự đánh giá của học sinh THPT có thể có sai lầm. Đánh giá bản thân một cách khách quan không phải đơn giản và thường là đánh giá người khác bao giờ cũng dễ dàng hơn.

2.1.2.1. Hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông

Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lí riêng biệt, nổi bật và chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Đặc biệt là với thế hệ học sinh THPT với hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Ở đây không đơn thuần chỉ là những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo được các thầy giáo, cô giáo truyền thụ ở trên lớp với các bài giảng hay và ý nghĩa mà còn là những kiến thức mà học sinh THPT tìm hiểu được từ cuộc sống thực tiễn muôn màu với biết bao điều mà chúng ta còn chưa biết.

Nội dung và tính chất của hoạt động học tập ở lứa tuổi THPT khác nhiều so với lứa tuổi trước. Khối lượng kiến thức phong phú và đa dạng hơn đòi hỏi học sinh THPT phải năng động, sáng tạo và độc lập hơn. Trong quá trình học tập ở cấp dưới, học sinh đã bộc lộ một số năng lực, sở trường, hứng thú đối với một lĩnh vực tri thức nào đó. Điều này đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn lĩnh vực học tập cũng như nghề nghiệp tương lai của học sinh THPT. Đó là việc lựa chọn các ban học (theo chương trình phân ban) trong nhà trường hay các khối thi mà học sinh THPT hướng tới khiến các em không quan tâm đồng đều đến tất cả các môn học của mình. Chính việc lựa chọn này đã tạo nên đặc điểm đặc thù của hoạt động học tập ở học sinh THPT. Vấn đề này không chỉ xảy ra trong nhà trường mà các bậc phụ huynh học sinh cũng góp phần tao nên xu thế học lệch, học tủ trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.

Học sinh THPT đã bước đầu hình thành được thế giới quan, bước đầu biết nhìn nhận và đánh giá về những sự việc xảy ra xung quanh mình, nhận biết được đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm sai, cái gì nên làm và không nên làm,… Đây thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước, bởi học

29

sinh THPT có những ước mơ, lí tưởng cao đẹp, khát khao được học tập, rèn luyện để cống hiến hết mình cho tổ quốc thân yêu -nơi mà những “mầm non”

của đất nước được sinh ra và lớn lên. Có lẽ chính vì điều đó mà bản thân các học sinh THPT luôn luôn muốn tìm tòi, khám phá những điều chưa biết, những cái mới, bộc lộ một cách rõ nét những ưu điểm và thế mạnh nổi bật của bản thân, dám đương đầu chịu đựng, đối mặt và có trách nhiệm với những việc mình làm. Qua đó, học sinhTHPT tự khẳng định mình là một con người có ước mơ, hoài bão lớn, có thể rèn luyện bản thân để đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Về thái độ học tập, học sinh THPT ngày càng tỏ ra tích cực hơn, có khuynh hướng lựa chọn các môn học gắn liền với nghề nghiệp, thể hiện sự phát triển tính chủ định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân trong hoạt động học tập của mình. Học sinh THPT ý thức được trách nhiệm của bản thân trước ngưỡng cửa của cuộc đời và vì thế có những hành động học tập tích cực như tìm hiểu, phê phán, đánh giá,…Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh THPT có hiện tượng hoc lệch, học tủ để đi thi đạt điểm cao và còn nhiều học sinh tin vào số phận, may rủi.

Ngoài việc học tập các môn học trên lớp, học sinh THPT mong muốn được học nhiều hơn từ cuộc sống thực tiễn, tham gia các hoạt động xã hội.

Tùy thuộc vào sở thích, năng lực và điều kiện của bản thân mà học sinh THPT tự cố gắng tham gia các hoạt động như các hoạt động từ thiện, công ích,… để có được kết quả cao nhất. Việc tham gia những hoạt động xã hội này có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển tâm lí, nhân cách của học sinh THPT, giúp học sinh THPT có đời sống tinh thần và đời sống kinh nghiệm xã hội phong phú và đa dạng. Các hoạt động xã hội này cũng ảnh hưởng đến việc học tập và định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT.

30 2.1.2.3. Sự phát triển tình cảm

Đặc điểm nổi bật trong tâm lí học sinh THPT không thể không kể đến vấn đề tình cảm, đặc biệt là tình cảm đối với nghề nghiệp sau này mà học sinh THPT lựa chọn. Việc băn khoăn suy nghĩ với những câu hỏi: “sau này mình sẽ làm gì?”, “mình sẽ như thế nào?”, “mình sẽ làm việc ra sao?” càng thúc đẩy ý thức tự học, tự nghiên cứu tìm tòi, khám phá của chính bản thân học sinh THPT. Đây được coi như một động lực lớn giúp học sinh THPT chăm chỉ hơn trong vấn đề học tập và rèn luyện của mình, có một lựa chọn đúng đắn cho tương lai của bản thân sau này.

Học sinh THPT là những thế hệ trẻ giàu nghị lực, ước mơ và hoài bão.

Tuy nhiên, không phải bất cứ học sinh nào cũng có những lí tưởng, những suy nghĩ đúng đắn về một cuộc sống, một tương lai tốt đẹp, bởi quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lí, những điều kiện sống, học tập và giáo dục khác nhau nên bản thân mỗi học sinh THPT có những biểu hiện tâm lí khác nhau. Và điều đó phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần, ý thức của bản thân mỗi học sinh THPT. Nếu như có sự động viên, giúp đỡ, khuyên nhủ kịp thời của gia đình, nhà trường và xã hội thì học sinh THPT sẽ nhận thức ra những việc làm đúng và sai của mình để điều chỉnh cho phù hợp.

Bên cạnh đó, học sinh THPT vẫn còn suy nghĩ, hành động chưa chín chắn, đặc biệt trong vấn đề tiếp thu, tiếp nhận những cái mới, những điều phức tạp trong xã hội. Nhất là khi đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập, có rất nhiều những điều kiện tốt để học sinh giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm làm vốn sống riêng cho bản thân. Nhưng với đặc điểm rất tò mò, nhạy cảm với cái mới mà không suy nghĩ kĩ lưỡng, bồng bột sẽ là những điều kiện khiến cho học sinh THPT dễ sa đà vào các tai tệ nạn xã hội, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, đáng lên án của xã hội.

Tóm lại, lứa tuổi học sinh THPT có những nét tâm lí đặc trưng riêng như sự tự ý thức cao, có ý chí phấn đấu cho định hướng nghề nghiệp sau này,

31

có những ước mơ, hoài bão, khát khao cháy bỏng, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách. Song bên cạnh đó, học sinh THPT vẫn còn thiếu chín chắn trong việc tiếp thu những cái mới. Đây là những yếu tố tâm lí chi phối, điều khiển hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh THPT.

Một phần của tài liệu Chuẩn bị tâm lí cho học sinh trung học phổ thông trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)