Chương 1: THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA
1.2. Khái quát về sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
1.2.3. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)
Với Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã buộc thực dân Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, các bên tham chiến phải ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Theo hiệp định Giơnevơ, Việt Nam chia thành hai khu vực tập kết cho hai bên, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Miền Bắc thuộc quyền kiểm soát của các lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam, miền Nam thuộc quyền kiểm soát của các lực lượng thuộc Liên hiệp Pháp. Tuy nhiên, Mỹ không muốn thừa nhận kết quả của Hiệp định Giơnevơ. Từ năm 1955 Mỹ đã tích cực viện trợ cho phía Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Những biến động không ngừng của bối cảnh thế giới cùng sự can thiệp thô bạo, mưu đồ rõ ràng của Mỹ ở miền Nam Việt Nam cũng như thái độ ngoan cố, thù địch của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã khiến tình hình hai miền Nam – Bắc căng thẳng thúc đẩy cuộc chiến tranh nổ ra nhằm chống đế quốc Mỹ, lật đổ chế độ Ngụy quyền Sài Gòn và thống nhất đất nước Việt Nam thu về một mối.
18
Nhìn vào tiến trình lịch sử của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, ta có thể nhận thấy từ năm 1954 đến năm 1956, chủ trương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng cũng như của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói chung là đấu tranh hòa bình, yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa thực hiện Hiệp định Giơnevơ vì một nước Việt Nam thống nhất cả về lãnh thổ và chính trị. Tuy nhiên, đáp trả lại thiện chí này Ngô Đình Diệm đã cho thi hành đạo luật 10/59 hay còn gọi là phong trào Tố cộng – Diệt cộng, lê máy chém đi khắp miền Nam Việt Nam và biến miền Nam Việt Nam trở thành biển máu của những người vô tội và các chiến sĩ cách mạng chân chính. Đến tháng 1 năm 1959 khi hy vọng thi hành được Hiệp định Giơnevơ đã hoàn toàn bị Mỹ và phía Việt Nam Cộng hòa phá hoại, trước tình hình đó Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị (mở rộng) lần thứ 15 (Khóa III), với sự giúp đỡ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định giải phóng miền Nam bằng con đường đấu tranh vũ trang, cho phép những cán bộ kháng chiến còn lại ở miền Nam tổ chức hoạt động vũ trang. Đoàn 559 (Binh đoàn Trường Sơn) đã được thành lập nhằm mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn để tiếp ứng phong trào Cách mạng miền Nam Việt Nam. Nhờ có đường mòn Trường Sơn mà phong trào cách mạng và hoạt động du kích miền Nam phát triển rất mạnh, rất nhiều trung đoàn, sư đoàn đã được thành lập.
Từ năm 1965 – 1972, quân đội Mỹ bắt đầu thực hiện Chiến lược Chiến tranh Cục bộ. Để đối phó với quân Mỹ, Đại tướng vẫn kiên trì với đường lối chiến tranh nhân dân – “trường kì kháng chiến” như cuộc chiến tranh Đông Dương chống thực dân Pháp trước đó. Kết quả là chúng ta đã giành thắng lợi lớn trong hai cuộc tiến công mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, đập tan kế hoạch bình định của quân Mỹ trong vòng 18 tháng như ban đầu.
19
Tháng 12/1972 đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc tập kích chiến lược trên không ở miền Bắc suốt 12 ngày đêm từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972 nhằm buộc ta phải nhân nhượng trên bàn đàm phán. Trước tình hình đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Mỹ cho B52 đánh thủ đô Hà Nội, linh hồn của cuộc kháng chiến sẽ là hành động gây sức ép cuối cùng để buộc ta phải nhân nhượng. Vì vậy ta phải kiên quyết đánh thắng chúng trên bầu trời thủ đô” [1, tr.453]. Dưới sự chỉ đạo của Đại tướng, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu kiên cường, đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không chủ yếu bằng máy bay B52 của Mỹ tạo nên thắng lợi to lớn trong trận “Điện Biên Phủ trên không” buộc địch phải chấp nhận kí vào bản Hiệp định Paris với những điều khoản có lợi cho ta.
Bước sang năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích kĩ lưỡng tình hình trước khi bước vào các chiến dịch Tây Nguyên –Huế-Đà Nẵng – Hồ Chí Minh. Ông đã đưa những quyết định sáng suốt, kịp thời tùy theo từng sự biến đổi của hoàn cảnh. Ông đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược và đánh thẳng vào hệ thống phòng ngự của địch ở Buôn Ma Thuột.
Sau đó lợi dụng thắng lợi này, Đại tướng đã quyết định giải phóng Đà Nẵng trong vòng 3 ngày. Đồng thời cũng chính ông đã đề xuất và ra quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với 5 cánh quân tương đương với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Trong chiến dịch này mệnh lệnh luôn được ghi nhớ mãi cho đến thời điểm hiện tại và ngay cả sau này đó là “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng” [5, tr.17].
20