Chương 2: VAI TRÒ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG THỜI KỲ ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN VÀ TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)
2.4. Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong việc tiến hành chiến tranh
Sau khi hiệp định Sơ bộ được kí kết (6/3/1946), về phía ta nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản trong bản hiệp định, còn Pháp ngang nhiên phá hoại hiệp định, Pháp đã tiến hành nhiều vụ khiêu khích: từ cướp nhà ở Hàng Bông, cho quân đến đóng giữ đầu cầu Long Biên, đến phá phách nhà thông tin phố Tràng Tiền, ném lựu đạn vào chỗ lính Việt Nam đứng gác Tòa Thị chính ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm, đến ngày 17/12/1946 lính Pháp đã xông vào nhà dân ở phố Hàng Bún đập phá đồ đạc, tàn sát nhân dân ta một cách dã man.
Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh ngày càng đến gần.
Đến sáng sớm ngày 19/12/1946 ta nhận được một tối hậu thư của Pháp yêu cầu phải tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến, phải trao cho quân Pháp quyền kiểm soát an ninh trong toàn thành phố.
Hạn trong 24h nếu không thực hiện thì chúng sẽ nổ súng. Trước tình hình đó, không thể chờ đến ngày 20/12 như địch đã ghi trong tối hậu thư mà phải chủ động giành quyền nổ súng vào giờ phút do ta quyết định và đến 20 giờ 3 phút
57
ngày 19/12/1946, đèn điện Hà Nội phụt tắt. Đại bác của ta từ pháo đài Láng gầm lên, cuộc tiến công địch đã chủ động bắt đầu.
Ở mặt trận Hà Nội, Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã nghĩ ra một cách đánh mới đó là kết hợp lối đánh trận địa với cách đánh du kích. Khác với trận địa thông thường hoặc những trận đánh bằng chiến lũy cổ điển, lực lượng vũ tranh ta không tập trung ngăn chặn địch ở những vị trí cố định. Hình thức tác chiến chủ yếu của ta là dùng những phân đội nhỏ, tính cơ động nhanh chóng, bí mật, tích cực. Ta kiên quyết không đánh những trận lớn, để tránh tiêu hao lực lượng mà tiến hành hàng loạt những trận đánh nhỏ.
Bộ chỉ huy mặt trận đã chỉ thị cho bộ đội: “Không đánh trận địa với địch.
Không có kế hoạch rõ rằng, chắc chắn không nên đánh”. Trong 60 ngày đêm chiến đấu, quân Pháp mở 30 trận còn quân ta đã tiến công, chặn đánh địch cả thảy hơn 100 trận. Chúng ta vừa thực hiện đúng kế hoạch hướng dẫn của cấp trên đồng thời vừa phát huy mọi sáng kiến của từng người, phù hợp với sở trường, sở đoản của họ nhằm mục đích duy nhất: tiêu diệt địch, bảo toàn mình. Có thể nói du kích – trận địa chiến là một sáng tạo đầu tiên về nghệ thuật chiến tranh toàn dân được Võ Nguyên Giáp sử dụng một cách hiệu quả trong toàn thành phố.
Tuy nhiên, chúng ta không thể kéo dài mãi chiến thuật ấy ở thành phố. Để đi vào trận đánh trường kì, Bộ Tổng chỉ huy đã kịp thời chuyển sang một loại hình chiến thuật mới. Sau 60 ngày đêm chiến đấu ở Thủ đô, cuộc kháng chiến của ta đã bước sang một thời kì mới.
Về phía địch: quân đội thực dân dựa vào binh khí và các phương tiện biện đại, xe tăng thiết giáp đưa bộ binh tiến ra ngoài các thành phố, mở rộng cuộc lấn chiếm.
Về phía ta: Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp ra huấn lệnh chuyển từ du kích – trận địa chiến sang du kích vận động chiến. Muốn thực hiện được chiến
58
thuật du kích vận động chiến phải có những tiểu đoàn tập trung cơ động, linh hoạt. Trước đó Hội đồng Chính phủ đã ra nghị quyết xây dựng đơn vị đại đoàn trong hệ thống quân đội. Nhưng lúc này trong đầu óc vị Tổng chỉ huy trẻ như lóe lên một ánh chớp: “Muốn đưa cuộc kháng chiến tiến lên vững chắc, bây giờ chưa phải lúc tập trung bộ đội thành đại đoàn, chuẩn bị những trận đánh lớn mà phải có một quá trình rèn luyện thích hợp cho bộ đội ta từ thấp lên cao, một quá trình kiên nhẫn, lâu dài. Việc làm ngay chưa phải là tập trung bộ đội để xây dựng đại đoàn mà ngược lại phải mạnh dạn phân tán một bộ phận bộ đội thành những đại đội đi sâu vào địch hậu để phát động chiến tranh du kích. Bộ đội chủ lực thì cần được rèn luyện tác chiến ở quy mô tiểu đoàn, rồi trung đoàn trước khi tác chiến ở quy mô lớn hơn. Đây là một hướng thay đổi phương châm tác chiến quan trọng đòi hỏi biện pháp tổ chức mới”
[1, tr.164]. Với cơ sở đó, vị Tổng chỉ huy trẻ đã đề nghị với Bác và Thường vụ lúc này chưa nên thành lập đại đoàn và đưa một bộ phận chủ lực phân tán thành đại đội về những địa phương ở vùng sau lưng địch để phát động chiến tranh du kích và làm chỗ dựa cho du kích địa phương. Từ đó Võ Nguyên Giáp đã đưa ra một công thức cụ thể: “Đại đội độc lập, Tiểu đoàn tập trung”. Công thức này cũng được gửi phổ biến vào miền Nam, một thời gian sau, Tiểu đoàn 307 ở miền Nam đã lẫy lừng với danh tiếng “đánh đâu được đấy”.
Ngày 7/10/1947, quân Pháp nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn, mở đầu cho cuộc tấn công Việt Bắc. Đây là chuyện ngoài dự kiến. Ngay khi đó Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho Trung đoàn 72 đang ở Bắc Cạn cùng với một tiểu đoàn chủ lực của Bộ làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, phát động du kích chiến, vận động chiến đánh địch. Võ Nguyên Giáp nhận thấy cách đối phó thích hợp nhất với cuộc tiến công chiến lược của địch là thực hiện ngay công thức “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Trong khi địch muốn tập trung quân đánh nhanh thắng nhanh thì ta lại phân tán lực lượng để căng địch dải dài ra mà
59
đánh. Những đại đội độc lập phối hợp với dân quân du kích đánh địch rải rác ở khắp mọi nơi. Chủ trương phân tán các đơn vị bộ đội theo công thức “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” đã hỗ trợ các lực lượng không chính quy ở địa phương đánh những trận quy mô nhỏ nhưng hiệu quả. Địch vừa nơm nớp lo bị phục kích trên đường rút, vừa khẩn trương co cụm để rút nhanh tránh
“tai họa” nơi rừng núi. Đến ngày 19/12/1947, cuộc tiến công chiến lược của Pháp nhằm vào căn cứ địa Việt Bắc của ta đã phải kết thúc. Chiến dịch đầu tiên mà quân Pháp chủ động tiến hành đã hoàn toàn thất bại. Cuộc tiến công chiến lược của quân Pháp vào Việt Bắc nay nhìn lại là cuộc tiến công mang nhiều tham vọng nhất của Pháp trong suốt quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Ở chiến dịch Việt Bắc này, chỉ huy trưởng là tướng Salan, người đã chứng tỏ tài năng khi còn là chỉ huy trưởng Sư đoàn 9 thuộc địa trong chiến dịch giải phóng nước Pháp, đã có 13 năm binh nghiệp ở Đông Dương rất quen thuộc vùng thượng du Bắc Bộ. Trước khi mở đầu cuộc tiến công, Salan từng tuyên bố sẽ hoàn tất mọi mục tiêu trong vòng 3 tuần.
Đối đầu với Đại tướng Raoul Salan là nhà chỉ huy quân sự trẻ tuổi Võ Nguyên Giáp, chưa từng học ở một trường quân sự chính quy nào. Người đương đầu với Salan lần này mới chỉ 36 tuổi, mang cái tên thường gọi hiền lành là anh Văn, ba năm trước mới đưa một trung đội Tuyên truyền giải phóng quân 34 người vào đánh hai đồn nhỏ ở Phay Khắt và Nà Ngần, rồi hai năm sau lại vừa mới đứng bên chiến lũy Khâm Thiên theo dõi trận vây hãm quân Pháp trong thành Hà Nội.
Ta giành được thắng lợi lớn ở chiến khu Việt Bắc năm 1947 là do người lãnh đạo Võ Nguyên Giáp đã khước từ trận đánh lớn mà kẻ địch cố tình chủ động tìm kiếm với ý định đánh quy chủ lực của ta. Để đối phó với kẻ địch tập trung lực lượng lớn định đánh nhanh thắng nhanh, Võ Nguyên Giáp đã phân
60
tán lực lượng ta ra nhiều hướng, để căng địch ra mà đánh dọc trên những tuyến dài không thể tránh được những trận phục kích tiêu hao. Bộ chỉ huy Pháp đã phạm sai lầm cơ bản khi đem 12000 quân mở hai gọng kìm tiến công bao vây trên một vòng cung quá rộng, ôm cả 5 tỉnh Việt Bắc không xuể. Võ Nguyên Giáp đã khai thác, lợi dụng những điểm yếu của quân địch đó là:
những đoàn quân xa, số lương thực thực phẩm để duy trì sức sống cho một đội quân lớn như vậy khi phải thường xuyên di chuyển là không hề dễ,....Từ đó cho phép quân ta lựa chọn cách đánh phù hợp, khắc phục hạn chế về vũ khí và mang lại kết quả lớn.
Các chiến dịch tiếp theo sau này, chiến thuật chiến tranh du kích tiếp tục được Võ Nguyên Giáp sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện và tình hình của từng chiến dịch dù đó là chiến dịch lớn hay nhỏ. Đại tướng đã viết trong Hồi kí của mình như sau: “Đứng về lực lượng tác chiến thì đối với ta, đánh du kích chủ yếu là cách đánh của người dân, có súng và không có súng, có khi chỉ cần dùng giáo mác, gậy gộc; như vậy bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ đều có thể đánh được tạo nên một hình thái chiến tranh thực sự của toàn dân. Những đơn vị bộ đội nhỏ cũng tham gia đánh du kích thường ở mức tiểu tổ, tiểu đội, trung đội, có khi đến đại đội. Quần chúng nhân dân rộng rãi sẽ tiến hành những hoạt động chiến đấu thích hợp với khả năng của mình trong đó không ít hoạt động mà chỉ họ, những người dân mới làm được” [6, tr.493]. Du kích được hiểu là những hoạt động gây rối, phục kích, tập kích của nghĩa quân kể cả của bộ đội chủ lực nhằm quấy rối, phá hoại đường sá, cắt điện tín, điện thoại của địch, trừ gian và tiêu diệt từng bộ phận nhỏ của địch. Chiến tranh du kích chính là một điểm mạnh của quân đội ta khi tác chiến trên địa hình chủ yếu là rừng núi. Quân đội của chúng ta nhỏ yếu, trang thiết bị vũ khí cũng hạn chế vì vậy mà chiến tranh du kích được khai thác một cách triệt để nhất nhằm hỗ trợ cho các cánh quân chủ lực thực hiện các trận đánh quyết định và hỗ trợ cho những cánh quân không chuyên ở
61
địa phương. Nó như một tấm lưới vô hình, níu lấy chân kẻ địch, làm cho chúng ngày càng rối loạn, sa lầy và không lối thoát. Võ Nguyên Giáp chính là người hiểu rõ nhất tình hình của quân ta cũng như quân địch. Bởi vậy trong chiến dịch Hòa Bình (1951) – trận đánh lớn mà địch chủ động lựa chọn địa điểm chiến đấu, Võ Nguyên Giáp tiếp tục sử dụng lối đánh du kích và đánh nhỏ nhưng đồng thời ở nhiều nơi, phát triển các hành động phá hoại, gây rối, tích cực tiêu hao sinh lực địch. Và đến khi chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng năm 1954 bùng nổ thì lối đánh này tiếp tục được thực hiện và nó đã giúp cho chiến dịch đạt được nhiều kết quả, làm cho lòng quân dân phấn chấn. Như vậy dễ dàng nhận thấy rằng, đánh du kích luôn luôn có mặt trong mỗi trận chiến của quân ta, đặc biệt là trong những trận đánh lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của các trận đánh. Từ đó có thể thấy nhờ có Võ Nguyên Giáp sớm tìm được cách đánh thích hợp đối với một kẻ thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần mà chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi lớn trong khi tổn thất về người và của luôn ở mức thấp nhất.
62