Chương 2: VAI TRÒ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG THỜI KỲ ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN VÀ TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)
2.2. Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong việc huấn luyện quân đội (1948 – 1950)
Sau khi chiến dịch Việt Bắc giành thắng lợi vang dội, đầu năm 1948 trong cuộc họp của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh dã đưa ra ý kiến nên thành lập Bộ Tổng tư lệnh quân đội quốc gia, phong quân hàm và tặng thưởng huân chương cho những cán bộ, chiến sĩ đã đạt được những thành tích xuất sắc trong chiến đấu từ đó cổ vũ, động viên tinh thần cho toàn quân, toàn dân.
Ý kiến này của Chủ tịch đã được cả hội đồng tán thành.
Ngày 20/1/1948, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh đầu tiên phong hàm Đại tướng cho Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp. Ngày 28/5/1948 vào lúc 1 giờ chiều, lễ phong quân hàm Đại tướng được tổ chức trọng thể. Khi sự kiện này được công bố trên Đài Tiếng nói Việt Nam, một phóng viên phương Tây hỏi Bác việc phong hàm này được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn nào? Bác trả
34
lời đơn giản: “Đánh thắng đại tá thì phong đại tá. Đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng”. Điều này còn có lý hơn cả những lẽ thông thường ở phương Tây là cấp hàm phải đi đôi với bằng cấp, mà bằng cấp thì chưa chắc đã đi đôi với khả năng chiến công. Bằng cấp chưa chắc đã là biểu hiện của trí tuệ, nhất là trí tuệ quân sự ở mức cao nhất [13, tr.455].
Tận dụng thời gian tạm lắng giữa năm 1948 và 1950, Võ Nguyên Giáp hoàn thiện nền tảng quân sự và biến những chiến sĩ du kích thành những lực lượng chiến đấu có tổ chức. Sự tiến triển thuận lợi đó diễn ra từ sau tháng 10 năm 1949 sau khi Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông đã giành được thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, buộc Quốc Dân Đảng Trung Hoa phải trốn sang Đài Loan. Mao Trạch Đông lập tức cho phép Việt Minh ở Việt Bắc được dùng 6 tỉnh miền Nam Trung Hoa làm hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến. Các đơn vị của Võ Nguyên Giáp có thể sang đó luyện tập dưới dạng những đợt thực tập dài và nâng cao. Bằng cách đó, Võ Nguyên Giáp đã có thể tìm ra những phương tiện biến quân đội ít có trình độ nghiệp vụ, phần lớn là hoạt động mạo hiểm thành những đơn vị chiến đấu hiện đại nhờ lòng hào hiệp của Mao Trạch Đông, được trang bị bằng vũ khí mới ra lò của Mỹ do quân đội Tưởng Giới Thạch bỏ lại trong cuộc tháo chạy vội vã sang Đài Loan.
Các cán bộ quân sự của Võ Nguyên Giáp sau khi tốt nghiệp các trường quân sự Trung Quốc đã trở thành các sĩ quan và hạ sĩ quan có cấp hiệu. Họ học cách sử dụng pháo binh, lái xe tải và các loại xe khác. Được cán bộ huấn luyện Trung Quốc giúp đỡ, bộ đội Việt Nam học cách tác chiến theo quy mô đại đội và tiểu đoàn. Rồi Võ Nguyên Giáp tập hợp các đơn vị đã được huấn luyện thành trung đoàn, mỗi trung đoàn có từ ba đến bốn tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có từ ba đến bốn đại đội, quân số đến 600 người. Cuối năm 1949 và đầu
35
1950, Võ Nguyên Giáp lại hợp 4 trung đoàn thành một đại đoàn với số quân khoảng 12.000 người và học cách đánh vận động theo quy mô đại đoàn. Hài lòng với kết quả đó, Võ Nguyên Giáp thành lập 4 đại đoàn ở Việt Bắc (304, 308, 312 và 316) và một đại đoàn ở Bắc Trung Bộ (320). Chẳng bao lâu có thêm đại đoàn trọng pháo gọi là Đại đoàn 351, theo mô hình của đại đoàn pháo binh Xô Viết. Đại đoàn 308 được biết đến với biệt hiệu Sư đoàn thép là một trong những đơn vị chiến đấu ưu tú. Thành phần của các đại đoàn đó, quân lính cũng như sĩ quan không mang quân hiệu gì để phân biệt với các đơn vị khác, tất cả đều mặc quân phục giống nhau bằng sợi bông nhuộm xanh. Võ Nguyên Giáp duy trì kiểu trang phục đó đến năm 1958.
Võ Nguyên Giáp dành phần lớn thời gian vào việc huấn luyện bộ đội đa số là từ nông dân mù chữ, quen với công việc đồng áng, cày ruộng, không biết sử dụng vũ khí như thế nào. Những hoạt động của Pháp ở vùng châu thổ sông Hồng từ năm 1948 và 1949 khiến cho việc tuyển mộ tân binh gặp khó khăn. Võ Nguyên Giáp khẩn khoản yêu cầu Đảng ra lệnh tổng động viên, đặt chế độ đăng kí tuyển tân binh, có hiệu lực từ ngày 4 tháng 7 năm 1949, tất cả mọi công dân nam cũng như nữ từ 18 tuổi trở lên có thể được tuyển. Ông biết giá trị của những lực lượng “tình nguyện” thường ít gọi thanh niên nhập ngũ bắt buộc nhưng đó cũng là vũ khí hiệu nghiệm để gúp đỡ những ai còn ngập ngừng gia nhập quân đội. Theo cách đó quân số của những đơn vị chủ lực từ 32 tiểu đoàn năm 1948 lên tới 107 tiểu đoàn năm 1951 .
Công việc huấn luyện tiến hành ở miền Nam Trung Quốc rất khẩn trương và mạnh mẽ. Quân đội của Võ Nguyên Giáp ngày một đông bao gồm cả những người ít tin tưởng vào chính quyền, thường lâu nay chỉ sống quanh quẩn trong làng xóm xa xôi, xung quanh có rào tre bao bọc không quen làm việc với người lạ. Người ta không thể mơ tưởng có nhiều tân binh tốt hơn để xây dựng một lực lượng có tính quốc gia. Họ đã lớn lên trong ngạn ngữ Việt
36
Nam: “Phép vua thua lệ làng”. Họ chỉ có một khái niệm mơ hồ về trách nhiệm hay về bổn phận với quyền lực tập trung của chính phủ [3, tr.121].
Võ Nguyên Giáp biết rằng ông không thể một sớm một chiều biến những người dân quê thành những người lính của quân đội quốc gia nếu không giáo dục cho họ một tinh thần hăng hái phục vụ cách mạng. Ông biết, thiếu giáo dục chính trị, sự chạm trán đầu tiên với một kẻ thù có trang bị vũ khí tốt hơn sẽ dẫn đến sự tháo chạy toán loạn. Ông phải rèn luyện quân đội không những về ý chí chiến đấu mà cả về thể lực. Ông viết: “Một sự giáo dục sâu sắc về mục tiêu của Đảng, trung thành trong mọi thử thách với lý tưởng dân tộc và giai cấp, một tinh thần hi sinh tất cả là những điểm căn bản đối với quân đội.
Từ đó, công tác chính trị có tầm quan trọng hàng đầu. Đó là linh hồn của quân đội. Phân tích đến cùng, trong mọi cuộc chiến thắng lợi được quyết định bởi quần chúng sẵn sàng đổ máu trên chiến trường” [3, tr.156].
Võ Nguyên Giáp đã ra chỉ thị nhằm phát triển việc giáo dục chính trị cho quân đội. Nhiều chương trình tỉ mỉ phân chia tân binh thành từng nhóm. Ở đó theo khêu gợi của chính trị viên lần lượt từng người kể lại câu chuyện về sự hành hạ của người Pháp và sự tham lam của các địa chủ quá điền (chủ ruộng đất không trực tiếp phát canh thu tô mà giao cho một người khác thay mặt giao dịch với nông dân, thu địa tô cho vay và thu hồi công nợ). Người ta gợi lại quá khứ vinh quang của Việt Nam trên địa hạt quân sự cũng như các anh hùng huyền thoại. Người ta mô tả những nỗi khổ của bản thân đã phải chịu đựng hay chỉ biết qua nghe phong thanh những câu chuyện kể của người khác. Người ta dựng những vở kịch ngắn hài hước, những khẩu hiệu, những bài hát, nhờ hát đi hát lại nhiều lần nên dễ nhớ dễ thuộc. Cán bộ hứa hẹn để họ làm chủ cuộc sống trong xã hội mới sau khi thực dân Pháp rút về nước. Từ sáng đến chiều tối những khẩu hiệu bốc lửa: “Chúng ta nhất định thắng” được hô vang nhiều lần đã giao rắc niềm tin tất thắng vào cuộc đấu tranh.
37
Gần gũi với hai tầng lớp tân binh khác trong nhóm, lớp binh sĩ này mau chóng truyền cho các bạn lòng trung thành nhờ hoàn cảnh gia đình. Người ta biết rõ nhau hơn, đôi khi rất thân thiết với nhau và cuối cùng cũng hiểu ra rằng những cấu trúc tương tự trong đơn vị tạo nên một gia đình mới rộng rãi hơn gia đình nhỏ hẹp ở nhà giữa bố mẹ anh em. Gia đình lớn này có mục tiêu cao cả hơn gắn bó với nhau bằng tình đồng chí bằng sự đồng tâm nhất trí đấu tranh giành thắng lợi vì lợi ích dân tộc và quyền lợi của nhân dân. Những chi bộ đảng đó đã gặp nhau hằng ngày để thảo luận về công tác, cân nhắc lợi hại, đánh giá kết quả, chia sẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn. Người có thái độ lưng chùng, do dự hoặc các phần tử chậm tiến bộ được khuyên hoàn thiện tinh thần hi sinh, lòng trung thành với đảng, quân đội và nhân dân.
Võ Nguyên Giáp rất coi trọng công tác giáo dục chính trị cho bộ đội, nhờ đó quân đội có được những người lính nhận thức rõ vai trò của họ trong xã hội, trong quân đội, cả trong cuộc cách mạng. Vì vậy, quân đội của Võ Nguyên Giáp hoàn toàn khác với những quân đội lỏng lẻo chắp vá của bọn quân phiệt ở miền Nam Trung Hoa hay ở những xứ khác tại phương Đông, coi thường dân chỉ đơn giản là những đối tượng để cướp phá, tước đoạt không thương tiếc. Việt Minh coi họ với người dân dù nam hay nữ là một. Mỗi bên có vai trò khác nhau nhưng tất cả đều là cùng cộng tác với nhau trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
Trong thời gian tình hình chiến trường trong hai năm 1948 – 1949 tạm lắng dịu, không có những cuộc tiến công lớn, Võ Nguyên Giáp còn xây dựng các cơ quan chỉ huy và thanh tra các đơn vị lớn. Ông cải tổ Bộ Tổng tham mưu, cho tới lúc đó trong số các cố vấn của ông, người ta chỉ suy nghĩ đặt kế hoạch tác chiến theo kiểu hoạt động du kích. Võ Nguyên Giáp cũng lập các quân khu gọi là liên khu bao trùm khắp Việt Nam cho phép ông duy trì sự kiểm soát đối với các đơn vị cực kì phân tán. Mỗi liên khu có bộ chỉ huy quân
38
sự liên khu thâu tóm việc chỉ huy trên cả hai phương diện quân sự và chính trị. Bản thân liên khu cũng chia ra liên tỉnh, liên xã, như vậy đảm bảo cho ông một sự chỉ huy thông suốt theo chiến lược từ trên xuống. Trên toàn lãnh thổ có 6 liên khu: liên khu Đông Bắc, liên khu Tây Bắc, tiểu khu đồng bằng sông Hồng, tiểu khu Trung Bộ, tiểu khu Nam Trung Bộ và tiểu khu Nam Bộ.
Ngoài ra Võ Nguyên Giáp còn chia ra các vùng lãnh thổ khác nhau: vùng tự do, vùng tạm chiếm và vùng du kích. Vùng tự do bao gồm: Việt Bắc, các vùng cửa sông Bắc Trung Bộ, các vùng ven biển phía Nam Trung Bộ, Huế, Đồng Tháp Mười, miền Nam và bán đảo Cà Mau ở cực nam Nam Bộ. Vùng du kích là châu thổ sông Mê Kông ở miền Nam và châu thổ sông Hồng ở miền Bắc, ven biển Trung Trung Bộ, cao nguyên trung tâm dãy Trường Sơn.
Vùng tạm chiếm là các vùng đô thị Sài Gòn, Huế, Hải Phòng và Hà Nội, những đồn điền cao su Nam Bộ, một số vùng ở hạ lưu sông Mê Kông. Sự phân chia các vùng như thế cho phép Võ Nguyên Giáp nhìn rõ các vấn đề đặt ra trên phạm vi địa phương và đặt kế hoạch cho những hành động thích hợp cho từng miền riêng biệt.
Mặc dù thiết lập một bản đồ như vậy, nhưng đôi khi Võ Nguyên Giáp và bộ tham mưu của ông thường xuyên liên lạc và chỉ đạo đối với Nam Bộ và khu vực ở xa rất khó khăn. Khoảng cách quá lớn, việc đi lại khó khăn trên những miền rừng núi hiểm trở, đồn bốt địch trải khắp nơi lại luôn luôn gặp địch đi tuần tra. Đường vận chuyển bằng xe lửa và xe ô tô trở khách bị Pháp kiểm tra gắt gao. Đi lại bằng ô tô cũng nhiều nguy hiểm. Võ Nguyên Giáp thường dùng điện đài để liên lạc với các tỉnh phía nam, nhưng sóng dễ bị thiết bị dò sóng của địch phát hiện, cho nên phần lớn thời gian phương tiện này ít được tin cậy.
Từ khi có đủ người để thành lập một quân đội thật sự, mối lo lắng cơ bản của Võ Nguyên Giáp là làm sao để trang bị và tiếp tế cho quân đội đó. Cách
39
giải quyết các vấn đề về hậu cần cho quân đội của Đại tướng chứng tỏ ông là một chỉ huy tài danh của mọi thời đại về mặt hậu cần. Ông phải đổi những đơn vị chủ yếu của ông thành một quân đội thường trực nhưng không làm mất đi khả năng tác chiến ở vùng rừng núi vốn là lối đánh có kinh nghiệm của quân đội khi rút khỏi Hà Nội. Ông đã cho tháo dỡ máy móc chuyển lên Việt Bắc để tổ chức các xưởng chế tạo vũ khí. Dưới sự lãnh đạo của kĩ sư Trần Đại Nghĩa từ Pháp trở về cùng với ông Hồ, những thiết bị máy móc đã được giao lại cho những công binh xưởng đặt trong hang động sâu trong rừng. Sau đó các xưởng quân giới này đã chế tạo được vũ khí nhẹ, cỡ nhỏ và trung bình trong đó có liên thanh súng nhẹ, súng cối 120mm, mìn, lựu đạn,… Những vũ khí có phần thô sơ này đã có thể ghìm chân quân Pháp bên ngoài căn cứ địa Việt Bắc nhưng không đủ để đánh những trận lớn để buộc Pháp phải ra khỏi những vị trí kiên cố hoặc đánh bật đối phương ra khỏi các vị trí đó. Cái mà Võ Nguyên Giáp cần là vũ khí nặng nên phải đợi Mao Trạch Đông đuổi được quân đội Tưởng Giới Thạch ra khỏi đại lục mới có thể gửi trang bị cho Việt Minh. Tuy vậy hàng viện trợ sang chậm, năm 1951 quân đội của Võ Nguyên Giáp chỉ nhận được 20 tấn vật tư chiến tranh mỗi tháng. Năm sau lên tới 250 tấn mỗi tháng. Năm 1953, Võ Nguyên Giáp nhận được 600 tấn mỗi tháng và trong những tháng đầu năm 1954 là 1.500 tấn mỗi tháng. Đến giữa năm 1954 , mỗi tháng có 4000 tấn vật tư chiến tranh được chở từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trong chiến tranh vũ khí là vô cùng quan trọng, nhưng con người vẫn phải được coi là vốn quý nhất. Theo quan điểm ấy, ngay từ buổi đầu, đại tướng đã rất chăm lo đến vấn đề con người trong chiến đấu. Để chăm lo sức khỏe, chạy chữa cho thương binh, trong Bộ Quốc phòng, Cục Quân y đã được thành lập. Bên cạnh đó, sự thành lập các binh chủng trong lục quân cũng được đại tướng lo toan từ rất sớm. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sớm tính trước rằng kháng chiến không chỉ cần bộ binh mà sẽ ngày càng cần có pháo binh
40
mặt đất và pháo binh đối không để chống với một đội quân hiện đại đánh ta bằng cả hải, lục, không quân. Trong quá trình chiến đấu, tước súng của địch để đánh địch, ta đã dần dần từng bước xây dựng được những đơn vị pháo binh cấp tiểu đoàn, trung đoàn, đại đoàn công pháo.
Năm 1950, cuối cùng Võ Nguyên Giáp quyết định mạo hiểm giao chiến với Pháp. Ông nghĩ quân đội đã trưởng thành đến mức ông có thể thay đổi hoạt động từ lấy du kích chiến là chủ yếu sang vận động chiến thực sự mà không nguy hiểm gì lớn.