Chương 1: THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA
1.2. Khái quát về sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
1.2.4. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc (1975 - 2013)
Đất nước mới vừa thống nhất ngày 30/4/1975, quân Khmer Đỏ do tập đoàn PonPot phản cách mạng đã vượt biên giới phía Tây Nam và gây chiến tranh với nước ta trong một thời gian dài. Cuộc chiến tranh biên giới này kéo dài từ năm 1975 đến năm 1990 mới chính thức chấm dứt. Việt Nam đã điều động quân tình nghuyện sang giúp đỡ nhân dân Campuchia, giải phóng nước này khỏi chế dộ diệt chủng tàn bạo. Tuy nhiên hành động chính nghĩa đó đã bị các nước láng giềng hiểu nhầm và chịu sự công kích của các nước đế quốc thù địch khiến cho Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc thiếp lập quan hệ ngoại giao Quốc tế. Đỉnh điểm của sự mâu thuẫn, chia rẽ chính là cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 đã làm cho nước ta rối loạn và buộc Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng phải ra sắc lệnh Tổng động viên Quân đội toàn quốc. Trước tình hình đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại tiếp tục vai trò lãnh đạo quân sự của mình, dẫn dắt bộ đội ta chiến đấu. Dưới sự chỉ đạo tài tình của vị Đại tướng lừng danh, quân và dân Việt Nam đã bảo vệ được biên giới lãnh thổ đồng thời đẩy lùi được quân đội Trung Quốc về phía bên kia biên giới.
Mặc dù sau cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979) Đại tướng Võ Nguyên Giáp không còn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng ông vẫn là Phó Thủ tướng phụ trách khoa học – kĩ thuật. Đây chính là chìa khóa để đưa đất nước phát triển sánh ngang với các cường quốc khác trên thế giới.
Đứng trên cương vị mới, nhiệm vụ mới nhưng trí tuệ, tâm hồn, tấm lòng của Đại tướng vẫn như thế, vẫn sáng ngời, tràn đầy của một bậc nhân tướng. Với bộ óc thiên tài, sáng tạo của một tri thức yêu nước lại có một tình yêu thương nồng nhiệt với nhân dân bởi vậy Đại tướng luôn mong muốn một điều rằng nhân dân sẽ thoát khỏi cái nghèo, cái khổ, được hưởng những thành tựu tiến
21
bộ nhất của thế giới. Chưa dừng lại ở đó, với nhiều năm hoạt động cách mạng ở vùng rừng núi, đã đi sâu vào từng ngóc ngách trong đời sống của nông dân nên Đại tướng hiểu rằng ông cần phải dùng khoa học - kĩ thuật để phục vụ nông nghiệp cho người dân, nâng cao mức sống cho họ. Còn đối với Đảng và Nhà nước, quan điểm của Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp là: “Chúng ta phải làm cho cách mạng khoa học kỹ thuật thật sự trở thành một trong những nội dung chủ yếu của sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, của sự quản lý của chính quyền các cấp. Còn đối với nhân dân chỉ dựa trên cơ sở động viên và tổ chức được hàng triệu, hàng chục triệu nông dân lao động, công nhân, đặc biệt là thanh niên cùng hăng hái vươn lên, tiến quân mạnh mẽ vào mặt trận khoa học kĩ thuật, bằng cách thay đổi lề lối canh tác theo chỉ dẫn của nhà khoa học thì mới có thể tạo đà cho nông nghiệp phát triển thắng lợi trên đồng ruộng nông thôn”[1, tr.289].
Từ lâu ông đã có suy nghĩ muốn giải phóng các đảo ở biển Đông và phát triển kinh tế biển để đồng thời giữ vững chủ quyền của biển đảo. Bởi thế cho nên ngay từ năm 1977, ông đã đề xuất một chiến lược về khoa học biển và kinh tế miền biển, trình bày tại hội nghị về biển lần thứ nhất ở Nha Trang ngày 2/8/1977. Bài phát biểu của ông thực sự là trí tuệ, là tâm huyết, là kế sách của một nhà chỉ huy chiến lược mà nếu những tướng sĩ các binh chủng khoa học và quản lý nhất trí thực hiện thì ngày nay nghề cá ở nước ta đã không còn trong trình độ đưa thuyền thúng ra câu cá mực đại dương, đưa tàu gỗ không phương tiện thông tin ra đánh cá xa bờ, còn tàu cứu trợ thì không đủ sức ra vùng biển quốc tế để cứu những tàu cá bị nạn vì bão, phải chờ tàu cứu hộ của nước bạn kéo hộ vào nội thủy nước ta rồi chuyển giao cho ta. Bài nói của Đại tướng đã được nhà xuất bản Sự Thật in thành sách năm 1977. Trong đó, Đại tướng đã phân tích tiềm năng to lớn và vị trí rất quan trọng của biển đảo nước ta đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
22
Để khai thác biển và tài nguyên biển một cách hiệu quả, Đại tướng chỉ ra cần nắm vững một số tư tưởng chủ đạo: “Tất cả vì con người, coi trọng năng suất, chất lượng và hiệu quả, xây dựng pháp lệnh quy định rõ nguyên tắc và chế độ khai thác biển, đặc biệt chú trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác, sử dụng biển và tài nguyên biển”[16, tr.171].
Chiến lược làm chủ biển được Đại tướng đề ra một cách toàn diện và cụ thể từ năm 1985 trước Nghị quyết Đổi mới, có điều cho đến vài chục năm sau, do nhiều nguyên nhân vẫn chưa đi vào hiện thực được. Nhưng dù sao nó vẫn là những minh chứng lịch sử làm sáng rõ tư duy khoa học của nhà chiến lược có tài, cả trên lĩnh vực quân sự cũng như trên lĩnh vực kinh tế và khoa học kỹ thuật.
Khi nêu lên “sự bức bách phải làm cho khoa học thật sự trở thành một động lực to lớn đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Để thực hiện được điều này trước hết cần có sự đổi mới trong tư duy, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các cấp lãnh đạo. Ông luôn khẳng định rằng con người là quý giá nhất, là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến mọi thắng lợi kể cả trong việc đổi mới tư duy. Bởi vậy cần phải có một thế hệ trẻ được đào tạo, bồi dưỡng tốt nhất cả về đạo đức và trí tuệ, phải có chính sách sử dụng nhân tài hợp lý. Bên cạnh đó những lề thói cản trở sự phát triển của kinh tế và khoa học cần thiết phải loại bỏ. Thực hiện một cách có hiệu quả tính dân chủ hóa, độc lập, tôn trọng những giá trị sáng tạo tư duy của con người trong lao động nói chung và lao động khoa học nói riêng. Đồng thời phải thực hiện quyền tự chủ của các tổ chức kinh tế cũng như các cơ quan khoa học, đào tạo, cần phải có những điều luật bảo vệ quyền sở hữu các phát minh, sáng chế.
23
Ngay từ năm 1977, Đại tướng đã quan tâm đến việc xây dựng một đất nước giàu mạnh. Bởi vậy với trí tuệ của mình, ông đã đưa ra những bước đi thích hợp để xóa bỏ những cản trở và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước: chuyển sang nền kinh tê nhiều thành phần, cái tổ về tổ chức và cơ chế quản lý trong khoa học, thực hiện một cách có hiệu quả cơ chế dân chủ hóa và công khai hóa.
Không chỉ dừng lại ở đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn đề xuất đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Nhớ lời dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh: “có dân là có tất cả, con người cán bộ là nhân tố quyết định cho thắng lợi của mọi chính sách”, nên Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp khi đi vào trận mới trong hòa bình đã coi trọng trước tiên vấn đề đào tạo, giáo dục nên những con người có đủ điều kiện để đưa chính sách thực sự đi vào cuộc sống.
Từ sau Đại hội Đảng VI, Đại tướng đã đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và phát biểu chính thức trong hai cuộc hội thảo Quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội và Calcutta (Ấn Độ). Bước vào chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ VII, Đại tướng là người đề nghị đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng tư tưởng của Đảng và đã được Đại hội biểu quyết tán thành, đưa vào văn kiện Đảng. Việc triển khai nghiên cứu đã mở ra một phong trào học tập và thực hiện tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh rộng khắp trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Xa rời nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh là sẽ dẫn đến những sai lầm trong thực tiễn. Đại tướng mong muốn cho mọi người được học tập về đủ các phương diện trí dục, đức dục, mỹ dục, thể dục để trở thành con người công dân phát triển toàn diện, đủ điều kiện làm chủ mình và làm chủ xã hội, đủ năng lực để chiến đấu chống kẻ thù xâm lược từ bên ngoài và chiến đấu trong tự mình, để chiến thắng được mọi yếu kém và thói hư tật xấu trong bản thân.
24
Tóm lại, Đại tướng mong muốn được trông thấy một đội ngũ kề cận, một thế hệ tiếp theo, nối nghiệp được truyền thống của cha ông, làm nên được
“những Điện Biên Phủ mới” để nước ta mau chóng thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, xứng đáng với những trang sử oanh liệt đã có của dân tộc.
Mong sao tinh thần của các bậc tiền bối cách mạng còn tiếp tục sống mãi trong cả những thế hệ sẽ tới của Việt Nam, bản lĩnh anh hùng của dân tộc còn được sống mãi với non sông đất nước Việt Nam.
25 Chương 2