Sử dụng một cách có hiệu quả các khoản chi phí

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ VICO VIỆT (Trang 72 - 84)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Sử dụng một cách có hiệu quả các khoản chi phí

Chi phí có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty, chi phí xuất hiện trong các công thức tính hiệu quả như lợi nhuận; hiệu suất sử dụng chi phí; sức sinh lợi của chi phí.

Sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn chi phí tức là làm cho chi phí bỏ ra thu được kết quả lớn hơn số đã bỏ ra, từ đó hiệu quả kinh doanh sẽ tăng.

Xuất phát từ thực trạng kết quả kinh doanh, tổng chi phí của công ty còn rất lớn.

 Nội dung của giải pháp

Tổng chi phí công ty hiện nay chia làm 3 khoản lớn (chưa tính đến chi phí khấu hao tài sản): Chi phí trực tiếp (giá vốn hàng bán); chi phí bán hàng, chi phí QLDN

Trong đó, chi phí trực tiếp bao gồm khoản chi phí như sau: + Chi phí nhiên liệu (xăng, dầu)

+ Chi phí cầu phà, bến bãi

+ Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên Chi phí QLDN bao gồm các khoản lớn sau:

+ Trả lương cho cán bộ nhân viên (gồm các khoản theo lương)

+ Chi phí văn phòng (gồm điện, nước, văn phòng phẩm, báo, ăn trưa…) + Hội nghị và tiếp khách

+ Quảng cáo + Thuê đất

Năm 2011, tổng chi phí kinh doanh của công ty là 12.306 triệu đồng, trong đó chi phí trực tiếp là 11.658 triệu đồng; chi phí bán hàng là 133 triệu đồng; còn lại là chi phí QLDN

Qua tìm hiểu về thành phần của các loại chi phí và mức chi phí trong năm 2011, ta thấy chi phí cần tập trung giảm là chi phí QLDN

Tuy nhiên, vấn đề không phải ở chỗ cần phải giảm tổng chi phí xuống càng nhiều càng tốt. Yêu cầu của việc giảm chi phí đó là: cần phải giảm chi phí vô ích, chi phí không hợp lý, những chi phí bị sử dụng sai mục đích cần phải loại bỏ, ngoài ra cần phải sử dụng tiết kiệm tránh khoản chi lãng phí, dư thừa. Đồng thời cần phải duy trì khoản chi có ích, làm như vậy công ty sẽ không bị rơi vào tình trạng bó hẹp kinh doanh, cắt giảm nhu cầu, và lúc đó khoản chi phí bỏ ra sẽ đem về kết quả lợi nhuận lớn hơn. Ta sẽ đi sâu vào xem xét từng khoản chi phí.

- Đối với chi phí trực tiếp, đây là khoản chi phí biến đổi phụ thuộc số lượng phương tiện vận tải (tàu, xe vận tải đường bộ, máy bay). Trong chi phí trực tiếp, khoản chi phí xăng dầu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, hàng năm công ty phải mở rộng dịch vụ tức là mua thêm Phương tiện vận tải nên tổng chi phí nhiên liệu sẽ tăng lên. Một biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí nhiên liệu đó là sử dụng phương tiện hiện đại.

+ Các chi phí, lệ phí qua cầu, bến, phà, bến bãi là chi phí công ty không thể tác động điều chỉnh được, buộc phải chấp nhận, tuy nhiên đó là các chi phí nhỏ không đáng kể.

+ Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên cũng giống như chi phí nhiên liệu, sẽ phát sinh tỉ lệ thuận với mức độ hoạt đông và chất lượng của phương tiện. Để giảm khoản chi này một cách hiệu quả là nâng cao ý thức trách nhiệm của người điều khiển phương tiện trong việc giữ gìn bảo quản phương tiện cũng như

công tác kiểm tra định kỳ. Ngoài ra chất lượng xe được cải thiện cũng góp phần làm giảm chi phí sửa chửa, bảo dưỡng giảm đi đáng kể. Một việc quan trọng khác không kém đó là quản lý việc sử dụng số tiền công ty chi cho bảo dưỡng phương tiện có đúng mục đích hay không, tránh tình trạng công ty vẫn tốn chi phí nhưng phương tiện vẫn hỏng và xuống cấp.

- Đối với chi phí bán hàng, qua các năm từ 2011 đến năm 2013 có xu hướng giảm, đây là kết quả tốt cho công ty.

- Đối với chi phí QLDN, đây là khoản chi phí có nhiều khoản mục nhất trong đó chiếm hơn 50% chi phí quản lý là tiền lương và các khoản trích theo lương. Để giảm khoản chi này rất khó, liên quan đến lợi ích của người lao động, liên quan đến quy định của nhà nước về lao động. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả sử dụng khoản chi đó là bằng việc giảm số lượng lao động gián tiếp, nâng cao năng suất lao động.

Ngoài tiền lương, khoản chi phí văn phòng, chi hội nghị và tiếp khách cũng chiếm 1 khoản lớn. Để sử dụng hợp lý khoản chi phí này công ty cần phải phát động phong trào thi đua tiết kiệm, nâng cao ý thức trong việc sử dụng tài sản chung. Đối với khoản chi không có hóa đơn cần có quy định cụ thể trong mỗi lần chi (chẳng hạn không vượt quá số tiền là bao nhiêu?)

Các chi phí cho quảng cáo, trả tiền thuê đất, tiền lãi ngân hàng, bảo hiểm phương tiện và trách nhiệm dân sự là khoản chi đều đặn trong năm và là khoản chi phí không thể giảm trong năm.

 Kết quả của giải pháp

Giả sử trong các năm hoạt động kinh doanh, công ty giảm chi, tiết kiệm được tối đa 20% chi phí QLDN (mức cao nhất của công ty có thể):

Bảng 3.1. Tình hình thực hiện chi phí quản lý

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng chi phí đã trừ chi phí tiết kiệm 11.894.349.998 15.349.292.116 26.558.935.664 Trong đó: Chi phí QLDN 515.424.056 636.252.973 801.536.827 Chi phí QLDN

tiết kiệm được 412.339.244,8 509.002.378,4 641.229.461,6

Khi đó hiệu quả sử dụng chi phí sẽ tăng lên đáng kể so với hiệu quả chi phí công ty chưa tiết kiệm được, bảng dưới đây cho ta thấy:

Bảng 3.2. Hiệu quả sử dụng chi phí tiết kiệm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Doanh thu 14.512.629.014 19.446.923.048 32.476.361.489

2. Tổng chi phí đã

trừ chi phí tiết kiệm 11.894.349.998 15.349.292.116 26.558.935.664

3. Hiệu suất sử dụng

Như vậy, sử dụng một cách có hiệu quả các khoản chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh (tăng hiệu suất sử dụng chi phí của công ty), đòi hỏi công ty sử dụng khoản tiền có ích, tránh lãng phí, cầu kì không cần thiết.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế càng mạnh mẽ thì đòi hỏi các công ty muốn tồn tại và phát triển phải hoạt động có hiệu quả. Qua nghiên cứu lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động và tìm hiểu thực tế công tác phân tích hiệu quả hoạt động tai Công ty TNHH MTV dịch vụ vico Việt Nam ta thay đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều, mức độ cạnh tranh càng lớn nhất là từ khi nước ta gia nhập WTO thì sự cạnh tranh lại càng khốc liệt hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh phù hợp, khoa học và hiệu quả, đủ khả năng đứng vững và phát triển trên thị trường.

Nhưng do nhận thức được vai trò và ý nghĩa quyết định của công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh trong việc tồn tại và phát triển của Công ty, cho nên trong thời gian vừa qua Công ty đã không ngừng tìm tòi, phát huy nỗ lực của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực tế cho thấy Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam đã đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh hết sức khắc nghiệt này. Điều này chứng tỏ Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam là một trong những doanh nghiệp có độ nhạy bén, linh hoạt cao,hoạt động một cách có hiệu quả trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên để đứng vững và phát triển trong tương lai đòi hỏi Công ty phải không ngừng tìm tòi các biện pháp quan tâm một cách thích đáng trong công tác nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Với đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam” nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đồng thời phân tích những thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây. Những tồn tại, thành tích đạt được trên cơ sở phân tích các vấn đề thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty.

Đề tài đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên với thời gian và kiến thức, thực tiễn có hạn cho nên trong bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong có sự đóng góp ý kiến của thầy cô,... để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô VƯƠNG BẢO NGỌC cùng các anh, chị, cán bộ Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2004). “Phân tích hoạt động kinh doanh”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.HCM.

2. Tài liệu của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ vico Việt Nam.

3. Bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam.

4. Bài giảng “Quản trị doanh nghiệp”, Trường Đại Học Quy Nhơn, Khoa Tài chính Ngân hàng – Quản trị kinh doanh.

5. Một số trang web tham khảo: www.tapchitaichinh.vn; www.cafef.vn;

www.vneconomy.vn...

PHỤ LỤC Bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

TÀI SẢN

A.Tài sản ngắn hạn 15.875.221.893 13.767.218.901 19.776.887.106 1. Tiền và các khoản

tương đương tiền

1.353.894.539 2.005.221.541 1.364.765.177

2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

3. Các khoản phải thu 5.578.573.371 5.816.649.425 9.864.471.607

4. Hàng tồn kho 4.431.342.613 3.041.277.439 4.413.974.542

5. Tài sản ngắn hạn khác

4.511.411.370 4.904.070.496 5.133.684.780

B.Tài sản dài hạn 4.715.539.961 3.840.343.855 4.769.875.948

1. Các khoản phải thu dài hạn

2. Tài sản cố định 4.715.539.961 3.840.343.855 4.769.875.948 3. Bất động sản đầu tư

4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

5. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN 19.590.761.854 17.607.562.756 24.546.763.054 NGUỒN VỐN I. Nợ phải trả 7.428.520.422 6.638.997.888 8.697.621.341 1. Nợ ngắn hạn 5.158.720.422 4.885.244.925 5.843.838.207 - Phải trả lao động 3.842.735.025 4.063.864.536 4.374.326.852 - Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.315.985.397 821.380.389 1.469.511.355 2. Nợ dài hạn 2.269.980.000 1.753.752.963 2.853.783.134

II. Vốn chủ sở hữu 12.162.241.432 10.968.564.868 15.849.141.737 1. Vốn chủ sở hữu 12.162.241.432 10.968.564.868 15.849.141.737 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 19.590.761.854 17.607.562.756 24.546.763.054

Bảng kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

14.512.629.140 19.446.923.048 32.476.361.489

2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về

bán hàng và cung cấp dịch vụ 14.512.629.140 19.446.923.048 32.476.361.489 4. Giá vốn hàng bán 11.658.217.677 15.112.379.521 26.298.751.662 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.851.411.463 4.334.543.527 6.177.609.827

6. Doanh thu hoạt động tài chính

42.089.487 61.942.531 40.776.544

7. Chi phí tài chính 23.432.000 40.196.075 23.543.726

8. Chi phí bán hàng 133.251.510 109.662.000 99.876.627

9. Chi phí quản lí doanh nghiệp

515.424.056 636.252.973 801.536.827

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

404.555.669 463.331.569 475.745.822

12. Chi phí khác 1.962.434.317 4.248.928.598 4.836.632.256 13. Lợi nhuận khác 4.434.317 7.071.402 10.635.862 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 408.898.986 470.402.971 486.381.684 15. Chi phí thuế TNDN 62.656.768 75.224.313 78.434.455

16. Lợi nhuận sau thuế 346.242.218 395.178.658 407.974.229 Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH MTV dịch vụ vico Việt Nam.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ VICO VIỆT (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w