Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kĩ năng xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép cho học sinh lớp 5 (Trang 23 - 27)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Phân bố thời lượng dạy học câu ghép ở tiểu học Ở Tiểu học câu ghép được dạy trong 8 tiết trong đó:

+ Khái niệm câu ghép: 1 tiết (tuần 19) + Cách nối các vế câu ghép: 1 tiết (tuần 19)

+ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ: 5 tiết (tuần 20, tuần 21, tuần 22, tuần 23)

+ Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng: 1 tiết (tuần 24) 1.2.2. Quy trình dạy học câu ghép

Các bài học về câu ghép thuộc phân môn Luyện từ và câu và đều thuộc kiểu bài lí thuyết cho nên cấu tạo của một bài học gồm có ba phần: nhận xét, ghi nhớ, luyện tập.

Phần Nhận xét đưa ra ngữ liệu chứa hiện tượng ngôn ngữ cần nghiên cứu. Đó là những câu thơ, câu nói, bài văn. Hiện tượng ngôn ngữ cần tìm hiểu nhiều lúc được chú ý bằng cách in nghiêng hoặc in đậm. Phần Nhận xét có câu hỏi gợi ý giúp học sinh tìm ra các đặc điểm có tính chất quy luật của hiện tượng được khảo sát. Giáo viên phải dẫn dắt, gợi mở để học sinh trả lời các

18

câu hỏi này. Trả lời đúng, học sinh sẽ phát hiện ra những tri thức cần phải học, những quy tắc cần ghi nhớ.

Phần Ghi nhớ là kết luận được rút ra một cách tự nhiên từ phần Nhận xét. Đó cũng chính là nội dung lí thuyết và các quy tắc sử dụng từ, câu cần cung cấp cho học sinh. Học sinh cần ghi nhớ nội dung này. Giáo viên có biện pháp dạy học để học sinh không phải học thuộc lòng mà ghi nhớ trên cơ sở những hiểu biết chắc chắn. Ngay cả dạy phần này, giáo viên cũng không nên đi sâu vào giảng giải lí thuyết.

Phần Luyện tập là trọng tâm của giờ dạy. Phần này giúp học sinh củng cố và vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào những bài tập cụ thể.

Các bài tập này có hai nhiệm vụ ứng với hai dạng bài tập: bài tập nhận diện và bài tập vận dụng.

1.2.3. Hình thức làm bài tập rèn luyện

- Bài tập có tính chất nhận diện, củng cố gồm các dạng:

+ Tìm câu ghép và xác định vế câu ghép.

+ Tìm câu ghép và xác định cách nối, phương tiện nối các vế câu ghép.

+ Tìm vế câu ghép và phương tiện nối các vế câu đó.

+ Phân tích cấu tạo của câu ghép.

- Bài tập có tính chất vận dụng gồm các dạng:

+ Thêm một vế câu để tạo thành câu ghép.

+ Viết một đoạn văn có sử dụng câu ghép.

+ Khôi phục lại các quan hệ từ bị lược trong các câu ghép, giải thích nguyên nhân lược các từ đó.

+ Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu ghép.

+ Tạo câu ghép mới từ một câu cho trước.

19

1.2.4. Thực trạng của việc dạy học câu ghép ở trường tiểu học

Mức độ nắm khái niệm ngữ pháp của học sinh còn thấp. Hầu hết các em nắm bài theo kiểu học thuộc lòng nhưng khi làm bài tập vận dụng kiến thức bài học thì các em còn rất lúng túng và không làm được. Nguyên nhân là do:

+ Hầu hết giáo viên đều tuân thủ theo đúng các bước lên lớp như sách đã hướng dẫn, thủ thuật giảng dạy chủ yếu dùng lời nói, đặt câu hỏi, giải thích thuật ngữ… rồi sau đó yêu cầu học sinh đọc lại các quy tắc, khái niệm ở phần ghi nhớ.

+ Giờ học đôi khi chỉ tập trung vào một số em khá giỏi, vì vậy giờ học không đảm bảo tính tích cực hóa hoạt động và không đúng với tinh thần “lấy người học làm trung tâm”.

+ Ngoài ra còn do một số hạn chế trong tài liệu hướng dẫn giảng dạy đưa ra chưa toàn diện. Trong sách học sinh và sách giáo viên phần bài học được trình bày dưới dạng câu hỏi và thực hiện hỏi đáp bằng lời chứ học sinh không trực tiếp làm việc với dữ liệu rèn luyện các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,... Vì vậy học sinh không thực sự nắm sâu kiến thức và làm sai ở phần luyện tập.

Thời gian dành cho thực hành, luyện tập rất hạn hẹp, khó có thể khắc sâu kiến thức, kĩ năng sử dụng câu ghép của học sinh.

Các giờ dạy về câu ghép còn nhàm chán, chưa gây được hứng thú cho học sinh. Trong nhiều năm qua mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt, nhưng một số giáo viên vẫn còn nặng tâm lý đây là môn học chính nên trong quá trình giảng dạy họ rất chú trọng việc truyền thụ kiến thức với mục đích giúp học sinh học tốt môn này. Việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng. Mặt khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc kĩ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của

20

bài học nên việc tổ chức trò chơi chưa đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy vẫn còn một số đối tượng học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập.

Trước thực trạng đó, chúng tôi thiết nghĩ cần phải thay đổi một cách thức dạy học mới sao cho học sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ động hơn khi học Tiếng Việt. Qua đó, những kĩ năng giao tiếp của các em sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển.

Những điều trình bày trên đây buộc chúng ta phải suy nghĩ, tìm ra các biện pháp giúp học sinh học tập tốt về câu ghép nói chung và về việc xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép nói riêng.

Tiểu kết

Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề cơ bản về câu ghép như: khái niệm câu ghép, đặc điểm và phân loại, cách nối các vế câu ghép, một số mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép; đồng thời chúng tôi cũng đưa ra những đặc điểm tâm lí đặc trưng của lứa tuổi học sinh lớp 5 làm cơ sở lí luận cho đề tài. Bên cạnh việc nghiên cứu những vấn đề lí luận, chúng tôi cũng đi sâu tìm hiểu thời lượng dạy học câu ghép ở tiểu học, quy trình dạy học câu ghép và hình thức làm bài tập rèn luyện, đặc biệt là chúng tôi cũng đi khảo sát thực trạng dạy và học câu ghép ở các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để tìm ra những khó khăn, nhược điểm trong dạy học câu ghép nhằm có cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu này.

21 Chương 2

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kĩ năng xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép cho học sinh lớp 5 (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)