Biện pháp giúp học sinh nắm vững lí thuyết

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kĩ năng xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép cho học sinh lớp 5 (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC VẾ TRONG CÂU GHÉP

2.3. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 xác định mối quan hệ giữa các vế

2.3.1. Biện pháp giúp học sinh nắm vững lí thuyết

Với mạch kiến thức được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên nếu các em nắm chắc các kiến thức

25

về câu đơn ở lớp dưới và về quan hệ từ ở học kì 1 của lớp 5 thì các em sẽ nắm kiến thức về câu ghép dễ dàng hơn.

Nội dung chương trình về câu ghép lớp 5 gồm:

 Khái niệm câu ghép

 Cách nối các vế câu ghép

 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

 Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng

Từ mạch kiến thức trên của chương trình, chúng tôi cô đọng một số kiến thức trọng tâm cần lưu ý cho học sinh khi học về câu ghép như sau:

a) Cung cấp cho học sinh khái niệm câu ghép

Theo SGK Tiếng Việt lớp 5: Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại.

Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. [23, 8]

Ở đây, GV cần lưu ý HS từ “thường” có nghĩa là thông thường thì các vế câu ghép có cấu tạo như một câu đơn, tuy nhiên có một số trường hợp, vế của câu ghép có thể bị lược bỏ bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ mà ta có thể khôi phục lại được. Ví dụ:

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.

Đây được coi là một câu ghép bởi nó có cặp từ chỉ quan hệ điều kiện – kết quả mà từ thì đã bị lược bỏ thay bằng dấu phảy. Câu này có hai vế câu, vế thứ nhất có chủ ngữ bị lược bỏ “Nếu tôi là chim”, vế thứ hai có đủ chủ ngữ và vị ngữ.

b) Cung cấp cho học sinh cách nối các vế câu ghép

Để học sinh nắm được lý thuyết về cách nối các vế trong câu ghép, GV sẽ tổ chức cho HS phân tích các vật liệu mẫu, cụ thể ở đây là các câu văn, đoạn văn… Cụ thể GV sẽ cho học sinh phân tích cấu tạo của câu ghép để học

26

sinh nắm được các vế câu, chủ ngữ – vị ngữ của từng vế, tìm ra quan hệ từ hoặc những dấu câu giữa các vế.

Để giúp HS thực hiện phân tích mẫu được dễ dàng hơn, GV có thể tách các câu hỏi, nhiệm vụ nêu trong SGK thành những câu hỏi, nhiệm vụ nhỏ hơn.

Về hình thức tổ chức, tùy từng nhiệm vụ mà GV có thể tổ chức cho học sinh làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, làm việc cặp đôi, sau đó trình bày kết quả phân tích trước lớp.

Từ đó giúp cho HS ghi nhớ:

Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép:

- Nối bằng những từ có tác dụng nối.

- Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

c) Cung cấp cho học sinh cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ và bằng cặp từ hô ứng

Vì các bài học về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng đều là kiểu bài lý thuyết nên để giúp HS nắm vững được lý thuyết về nội dung này, GV cũng cần sử dụng biện pháp phân tích mẫu. thực hiện tách nhỏ các câu hỏi để HS dễ dàng lĩnh hội kiến thức. Chẳng hạn, khi Sách giáo khoa yêu cầu HS phân tích cấu tạo của câu ghép: Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm. GV sẽ đưa ra các câu hỏi nhỏ hơn như:

- Câu ghép này gồm mấy vế câu?

- Xác định chủ ngữ – vị ngữ của từng vế?

- Giữa các vế câu có quan hệ từ nào nối kết?

Từ đó, trong những tiết tiếp theo, GV chỉ cần nêu: Phân tích cấu tạo của câu ghép sau… là HS sẽ tiến hành phân tích theo các yêu cầu đó.

27

Với sự dẫn dắt của giáo viên, sau khi phân tích thành công các ngữ liệu, HS cần phải nắm rõ:

- Các vế trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.

- Với bốn mối quan hệ giữa hai vế câu ghép là: quan hệ nguyên nhân – kết quả; quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả; quan hệ tương phản;

quan hệ tăng tiến thì HS cần:

+ Nắm được những quan hệ từ thường được dùng.

+ Nắm được những cặp quan hệ từ thường được dùng.

Ngoài ra, để HS khắc sâu kiến thức thì GV có thể sử dụng thêm phương pháp trực quan. Bởi mỗi tranh vẽ thường thể hiện những tình huống giao tiếp nhất định, quan sát tranh, HS sẽ tự đặt mình vào các tình huống đó và chọn lựa hình thức giao tiếp, đặt câu, viết đoạn văn theo tranh. Chẳng hạn, khi học về quan hệ tăng tiến, GV dán hai tranh: Vịnh Hạ Long và Phố cổ Hội An. HS quan sát và dựa vào nội dung tranh đặt câu theo yêu cầu (Em hãy quan sát tranh và đặt câu ghép biểu thị quan hệ tăng tiến)...

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kĩ năng xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép cho học sinh lớp 5 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)