CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC VẾ TRONG CÂU GHÉP
2.3. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 xác định mối quan hệ giữa các vế
2.3.2. Biện pháp thực hành luyện tập
2.3.2.1. Luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ để xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép
Nhờ có quan hệ từ mà giúp các vế (các bộ phận) trong câu được liên kết với nhau đồng thời có thể xác định được mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép. Bởi lẽ đó mà câu văn trở nên mạch lạc, rõ ràng và có sự logic với nhau. Chính vì thế trong phần luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép, chúng tôi tập trung hướng dẫn học sinh sử dụng các quan hệ từ phù hợp với tâm lí nhận thức của học sinh. Chúng tôi chia các bài tập nhóm này theo ba nhóm:
+ Nhóm quan hệ từ đơn lẻ
28
+ Nhóm quan hệ từ lưỡng khả (có thể dùng đơn hoặc dùng thành cặp) + Nhóm quan hệ từ phải dùng thành cặp
Để luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ trong việc xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Liệt kê các dạng bài tập có chứa quan hệ từ ở dạng đơn lẻ;
quan hệ từ lưỡng khả; quan hệ từ phải dùng thành cặp.
- Bước 2: Xây dựng hệ thống bài tập và đáp án của bài tập cho từng nhóm.
- Bước 3: Yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức bằng cách nhắc lại các quan hệ từ ở dạng đơn lẻ; quan hệ từ lưỡng khả; quan hệ từ phải dùng thành cặp.
- Bước 4: Tổ chức cho học sinh làm bài tập.
Ở bước này, cần tiến hành thực hiện như sau:
+ Giao nhiệm vụ cho học sinh.
+ Khi giao nhiệm vụ cần giúp học sinh hiểu đúng, hiểu đầy đủ nội dung của bài tập, cách làm có thể là:
Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập, giải thích yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu một vài học sinh làm mẫu một phần của bài tập, nếu không có học sinh nào làm được thì giáo viên sẽ làm mẫu cho các em.
+ Tổ chức nhiều hình thức hoạt động thích hợp để mỗi học sinh đều được làm việc như: cá nhân, cặp đôi, nhóm,…
+ Tiến hành chữa bài tập.
+ Nhận xét, đánh giá khả năng làm bài của học sinh, tổng kết những kiến thức có liên quan và rút ra những lưu ý khi làm bài.
Cụ thể:
29
* Nhóm quan hệ từ đơn lẻ
- Bước 1: Liệt kê các dạng bài tập
+ Dạng 1: Tìm quan từ và nêu tác dụng của chúng trong các câu văn.
+ Dạng 2: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống và cho biết câu ghép biểu thị quan hệ gì?
+ Dạng 3: Đặt câu ghép với mỗi quan hệ từ…
- Bước 2: Xây dựng bài tập và đáp án
Bài tập 1: Tìm quan hệ từ và nêu tác dụng của chúng trong các câu sau:
+ Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành còn người anh lười biếng, độc ác.
+ Mẹ đi pha thuốc rồi mẹ cho em bé uống.
+ Con ăn cơm hay con ăn cháo gà?
(Đáp án: còn – giúp nối hai vế của câu ghép đồng thời thấy được quan hệ đối lập, tương phản giữa hai vế; rồi – giúp nối hai vế của câu ghép đồng thời thấy được quan hệ nối tiếp giữa hai vế; hay - giúp nối hai vế của câu ghép đồng thời thấy được quan hệ lựa chọn giữa hai vế.)
Bài tập 2: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống và cho biết câu ghép đó biểu thị quan hệ gì.
a) Tấm chăm chỉ, hiền lành … Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián … vua không nghe.
c) Chị nấu cơm sớm … chị có thời gian học bài.
(Đáp án: còn – quan hệ đối chiếu; nhưng – quan hệ tương phản; để – quan hệ mục đích)
Bài tập 3: Đặt câu ghép với mỗi quan hệ từ sau và cho biết câu ghép biểu thị quan hệ gì: rồi, hay, nhưng.
Gợi ý:
+ Minh ăn cơm rồi Minh học bài. (Quan hệ nối tiếp)
30
+ Thư đi chợ cùng mẹ hay Thư đến nhà bà ngoại? (Quan hệ lựa chọn) + Phương học không tốt nhưng bạn luôn cố gắng hoàn thành bài tập được cô giáo giao cho. (Quan hệ tương phản)
- Bước 3: Yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức bằng cách nhắc lại các quan hệ từ ở dạng đơn lẻ
Quan hệ từ dùng đơn lẻ là các quan hệ từ biểu thị quan hệ đẳng lập (và, mà, nhưng, song, hay, hoặc, …) và quan hệ mục đích (để, cho, nhằm, …)
- Bước 4: Tổ chức cho học sinh làm bài tập
* Nhóm quan hệ từ lƣỡng khả - Bước 1: Liệt kê các dạng bài tập
+ Dạng 1: Tìm các cặp quan từ và nêu mối quan hệ mà chúng biểu thị trong các câu văn.
+ Dạng 2: Viết tiếp quan hệ từ và một vế câu ghép để hoàn thành câu ghép chỉ quan hệ nào đó.
+ Dạng 3: Từ mỗi câu ghép đã cho hãy tạo thành một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí các vế câu.
- Bước 2: Xây dựng bài tập và đáp án
Bài tập 1: Tìm các quan hệ từ, cặp quan hệ từ và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì trong các câu sau:
a) Nhi ngủ dậy muộn nhưng bạn vẫn đến lớp đúng giờ.
b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
c) Bích chăm chỉ nên Bích đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Đáp án: nhưng: quan hệ tương phản Hễ … thì: quan hệ điều kiện – kết quả nên: quan hệ nguyên nhân –kết quả
Bài tập 2: Viết tiếp quan hệ từ và vế câu để hoàn thành câu ghép.
31
+ ... nên quê hương em ngày càng xanh – sạch – đẹp.
+ Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác ...
+ Chúng tôi tổ chức liên hoan chia tay ...
Gợi ý:
- Vì mỗi gia đình đều có ý thức bảo vệ môi trường nên quê hương em ngày càng xanh – sạch – đẹp.
- Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim.
- Chúng tôi tổ chức liên hoan chia tay vì Tú sẽ chuyển trường vào tuần tới.
Bài tập 3: Từ mỗi câu ghép dưới đây hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí các vế câu (có thể thêm bớt từ nếu cần thiết)
a) Vì nhà quá nghèo nên cậu bé phải bỏ học.
b) Nếu Hồng chăm chỉ hơn thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
c) Trời đã nhá nhem tối nhưng các bác nông dân vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Gợi ý:
a) Cậu bé phải bỏ học vì nhà quá nghèo.
b) Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập nếu Hồng chăm chỉ hơn.
c) Các bác nông dân vẫn miệt mài trên đồng ruộng dù/ mặc dù trời đã nhá nhem tối.
- Bước 3: Yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức bằng cách nhắc lại các quan hệ từ lưỡng khả
Quan hệ từ lưỡng khả là các quan hệ từ có thể dùng đơn lẻ hoặc dùng thành cặp. Tuy nhiên, nếu ta dùng thành cặp thì mối quan hệ giữa các vế câu được hiện thực hóa một cách rõ ràng hơn.
32
- Bước 4: Tổ chức cho học sinh làm bài tập
* Nhóm quan hệ từ phải dùng thành cặp - Bước 1: Liệt kê các dạng bài tập
+ Dạng 1: Tìm câu ghép trong đoạn văn. Xác định các vế câu, quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong câu ghép đó.
+ Dạng 2: Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ…
+ Dạng 3: Viết đoạn văn có chứa câu ghép biểu thị mối quan hệ…
- Bước 2: Xây dựng bài tập và đáp án
Bài tập 1: Đặt câu với mỗi cặp từ sau đây: vừa … đã; càng… càng; đâu…
đấy; bao nhiêu … bấy nhiêu?
Gợi ý:
+ Hải vừa đi học về, Minh đã rủ đi đá bóng.
+ Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
+ Chúng tôi đi đến đâu, cún con theo sau đến đấy.
+ Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
Bài tập 2: Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu, các quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong câu và cho biết câu đó biểu thị quan hệ gì.
Người lái xe đãng trí
Một người đàn ông hốt hoảng gọi điện tới đồn công an:
- A lô! Xin các anh đến giúp tôi ngay! Tôi đã khóa cửa xe cẩn thận nhưng bọn trộm vẫn đột nhập vào xe của tôi. Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh. Thật không thể tưởng tượng nổi!
Lát sau, khi hai cảnh sát vừa được phái đi thì trực ban của đồn cảnh sát lại nhận được một cú điện thoại:
- Xin lỗi vì đã làm phiền các anh. Hóa ra tôi ngồi nhầm vào hàng ghế sau.
33
Theo báo MỰC TÍM Gợi ý:
Tôi/ đã khóa cửa xe cẩn thận nhưng bọn trộm/ vẫn đột nhập vào xe của tôi.
CN VN CN VN
Quan hệ từ: nhưng - Câu ghép biểu thị mối quan hệ tương phản.
Bọn bất lương ấy/ không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng/ còn lấy luôn cả bàn đạp CN VN CN VN
phanh.
Cặp quan hệ từ: không chỉ… mà còn - Câu ghép biểu thị mối quan hệ tăng tiến.
Bài tập 3: Viết đoạn văn từ 3 – 5 câu tả ngoại hình của một người thân trong gia đình em, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép biểu thị quan hệ tăng tiến. Cho biết các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.
- Bước 3: Yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức bằng cách nhắc lại các quan hệ từ phải dùng thành cặp.
Quan hệ từ phải dùng thành cặp là những từ ngữ biểu thị quan hệ nhượng bộ - tăng tiến (không những… mà còn, chẳng những… mà còn, không chỉ…mà còn…) và quan hệ hô ứng (càng… càng, chưa…đã, mới…đã…, bao nhiêu…bấy nhiêu, đâu…đấy, ai…nấy, đâu…đó…)
- Bước 4: Tổ chức cho học sinh làm bài tập.
2.3.2.2. Giúp học sinh chữa lỗi sử dụng quan hệ từ trong việc xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép
Để có thể thực hiện tốt biện pháp này, giáo viên cũng cần lập ra một quy trình cụ thể nhằm giúp học sinh có thể nhận ra lỗi và sửa lại cho đúng. Từ đó sẽ rút ra được những lưu ý khi sử dụng câu ghép trong khi viết văn cũng như khi giao tiếp. Cụ thể:
- Bước 1: Tìm ra các dạng lỗi mà học sinh hay mắc phải
34
Dạng 1: Lỗi nhận diện sai chức năng của quan hệ từ Dạng 2: Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp
Dạng 3: Lỗi nhớ sai các cặp quan hệ từ.
- Bưới 2: Chỉ ra nguyên nhân của các lỗi mà học sinh mắc phải + Do không nắm vững mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép.
+ Do không ghi nhớ các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng phù hợp với mối quan hệ mà câu ghép biểu thị.
- Bước 3: Thiết kế bài tập và đáp án giúp học sinh chữa lỗi sử dụng quan hệ từ trong việc xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép. Chẳng hạn:
Bài tập 1: Đọc và sửa lỗi trong các câu sau, giải thích cách sửa lỗi.
a) Vì mẹ bị ốm nên mẹ vẫn làm việc rất vất vả.
b) Tuy nhà rất gần trường nhưng bạn Oanh không bao giờ đến lớp muộn.
Đáp án:
a) Dùng cặp quan hệ từ: “vì … nên …” không thích hợp, cần thay bằng cặp quan hệ từ: “tuy… nhưng”/ “mặc dù… nhưng”/ “dù… nhưng” bởi xét theo ý nghĩa của cả câu thì hai vế câu của câu ghép có quan hệ tương phản với nhau, vì vậy việc dùng cặp quan hệ từ: “vì … nên” lại mang quan hệ nguyên nhân – kết quả là không phù hợp.
b) Dùng cặp quan hệ từ: “tuy … nhưng…” không thích hợp, cần thay bằng cặp quan hệ từ: “vì… nên” bởi xét theo ý nghĩa của cả câu thì hai vế câu của câu ghép có quan hệ nguyên nhân – kết quả, vì vậy việc dùng cặp quan hệ từ: “tuy… nhưng” lại mang quan hệ tương phản là không phù hợp.
Bài tập 2: Tìm và sửa sai những quan hệ từ chưa đúng trong các câu sau:
a) Nam không những giỏi cầu lông và Nam còn giỏi bóng đá.
b) Tuy nhà Lam nghèo nên Lam luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
c) Tuy Linh có cố gắng hết sức thì Linh cũng không thắng Việt.
35 Đáp án:
a) Nam không những giỏi cầu lông mà Nam còn giỏi bóng đá.
b) Tuy nhà Lam nghèo nhưng Lam luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
c) Tuy Linh có cố gắng hết sức nhưng Linh cũng không thắng Việt.
- Bước 4: Tổ chức cho học sinh làm bài tập
Ở bước này, GV cũng tiến hành tương tự như khi tổ chức cho học sinh làm bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ trong việc xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép.