Địa điểm- thời gian thực nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kĩ năng xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép cho học sinh lớp 5 (Trang 48 - 68)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Địa điểm- thời gian thực nghiệm

Hoạt động dạy thử nghiệm được tiến hành tại trường Tiểu học Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Thời gian thử nghiệm được tiến hành trong tuần 22 và tuần 23 của năm học 2017 - 2018.

43 3.3. Đối tƣợng thực nghiệm

Học sinh lớp 5B (37 HS) – lớp thực nghiệm và học sinh lớp 5D (37 HS) – lớp đối chứng, Trường Tiểu học Khai Quang.

3.4. Nội dung thực nghiệm

Dạy thực nghiệm và đối chứng các tiết:

Tiết 1: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (Tuần 22) Tiết 2: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (Tuần 23)

Các tiết dạy thực nghiệm chúng tôi nhờ cô giáo chủ nhiệm lớp 5B (Dương Thị Yến) dạy theo giáo án do tôi thiết kế. Các tiết dạy đối chứng, chúng tôi nhờ cô giáo chủ nhiệm lớp 5D (Phan Thị Thái Hà) dạy theo giáo án cô giáo soạn dạy thường ngày.

3.5. Giáo án thực nghiệm

GIÁO ÁN 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (TUẦN 22) I.Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả.

- Nắm được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ thường dùng để nối các vế câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả.

2. Kĩ năng

- Tìm được các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép.

- Thêm được vế câu để tạo thành câu ghép.

3. Thái độ: yêu thích môn học, có ý thức xây dựng bài học.

44 II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: viết sẵn bài tập 1 trên bảng phụ; bút dạ.

2. Học sinh: sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ

- GV: Để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả, người ta thường dùng quan hệ từ nào để nối các vế trong câu ghép? Đặt câu với một quan hệ từ.

- GV nhận xét.

- 2 học sinh trả lời

2. Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

Giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học.

Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập nhận xét:

Bài tập 1: Cách nối và cách sắp xếp các vế trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau?

- Yêu cầu HS đọc thầm bài 1

- Yếu cầu HS làm việc cặp đôi suy nghĩ và làm bài 1.

- Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.

- Gọi 2 HS phát biểu ý kiến

- Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu

- HS làm viêc theo cặp đọc lại hai câu văn suy nghĩ, phát biểu ý kiến.

- 2 HS phát biểu trước lớp.

a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc

45

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu học sinh đánh giá kết quả thảo luận.

- GV nhận xét.

- GV kết luận:

+ Câu a có 2 vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ: Nếu ... thì thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả:Vế 1 chỉ điều kiện; Vế 2 chỉ kết quả.

+ Câu b có 2 vế câu ghép nối với nhau bằng một quan hệ từ nếu, thể hiện quan hệ kết quả - điều kiện. Vế 1 chỉ kết quả; Vế 2 chỉ điều kiện.

Bài tập 2: Tìm thêm những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết

thật ấm.

b) Con phải mặc ấm, nếu trời rét.

Câu a các vế câu được nối bằng cặp quan hệ từ: nếu... thì

Câu b các vế câu được nối bằng quan hệ từ: nếu

Cách sắp xếp hai vế câu ở hai câu ghép là ngược nhau.

- HS tự đánh giá kết quả thảo luận của nhóm.

- HS lắng nghe - Lắng nghe

46

Hoạt động của GV Hoạt động của HS quả.

- Yêu cầu HS đọc bài, nối tiếp phát biểu.

- GV chốt ý:

+ Cặp quan hệ từ chỉ ĐK- KQ,GT- KQ: nếu…thì, nếu như ... thì, hễ…thì, giá…thì, giá mà…thì, giả sử…thì,…..

- Gọi HS lấy ví dụ về câu có một trong các cặp quan hệ từ trên.

Hoạt động3: Đọc ghi nhớ

- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK trang 39.

Hoạt động4: Tổ chức cho HS làm bài luyện tập.

Bài tập 1: Tìm vế câu chỉ điều kiện (giả thiết), vế câu chỉ kết quả và các quan hệ từ nối chúng trong những ví dụ sau.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi.

- Mời 1 nhóm lên làm trên bảng phụ.

Gạch chân dưới các quan hệ từ nối

- HS nối tiếp phát biểu ý kiến

- Lắng nghe

- HS lấy ví dụ:

+ Nếu bố về thì tôi sẽ làm bài.

+ Hễ trời mưa thì nó lại nghỉ học ...

- 2 HS đọc, hs khác đọc thầm.

- 1 HS đọc

- Các cặp đôi làm việc

- 1 nhóm lên làm, các nhóm khác quan sát, nhận xét.

47

Hoạt động của GV Hoạt động của HS các vế câu.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài tập 2: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- Gọi 3 HS đọc bài của mình.

- GV nhận xét, chốt bài.

Bài tập 3: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả.

- GV gọi HS đọc yêu cầu

- GV phát phiếu học tập cho cá nhân - Yêu cầu cá nhân làm vào phiếu - Gọi 1 vài cá nhân đọc bài làm của mình

- 1 HS đọc đề bài.

- Cá nhân làm việc - 3 HS đọc bài

a) Nếu ( nếu mà/ nếu như) ... thì ...

b) Hễ ... thì ...

c) Nếu ( giá) ... thì ...

- HS đọc yêu cầu

- Làm việc vào phiếu - Đọc bài:

+ Hễ em được điểm tốt thì cả nhà vui mừng.

48

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV nhận xét, khen ngợi những bạn đặt được những câu ghép hay.

+ Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công.

+ Nếu Hồng chăm chỉ thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

3. Củng cố - dặn dò a)Củng cố

- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi

„Tìm bạn”

+ GV phát phiếu cho học sinh, trên phiếu có ghi số thứ tự .

+ Phổ biến luật chơi:

Các bạn mang số lẻ sẽ đặt một vế của câu ghép, bắt đầu bằng: Nếu...

Các bạn mang số chẵn sẽ đặt một vế của câu ghép, bắt đầu bằng:

thì...

Sau khi viết xong, cô sẽ gọi hai số bất kì từ hai đội đọc phiếu của mình, nếu hai bạn ghép thành một câu ghép có ý nghĩa thì sẽ trở thành một “ đôi bạn”.

+ Tiến hành cho học sinh chơi

+ Bầu chọn “ đôi bạn” ghép được câu ghép hay, ý nghĩa và độc đáo nhất.

- HS tham gia trò chơi.

49

Hoạt động của GV Hoạt động của HS b)Dặn dò

- Dặn học sinh về nhà học bài, lấy thêm ví dụ về câu ghép biểu thị mối quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả.

- Chuẩn bị bài học sau.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

50

GIÁO ÁN 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (TUẦN 23) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là câu ghếp thể hiện quan hệ tăng tiến.

- Nắm được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ thường dùng để nối các vế câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.

2. Kĩ năng

- Tìm được các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép.

- Thêm được vế câu để tạo thành câu ghép.

3. Thái độ: yêu thích môn học, có ý thức xây dựng bài học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: viết sẵn bài tập 1 trên bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ

- GV: Để thể hiện quan hệ tương phản người ta thường dùng quan hệ từ nào để nối các vế trong câu ghép? Đặt câu với một quan hệ từ.

- GV nhận xét.

- 2 học sinh trả lời

51

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2. Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

Giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học.

Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập nhận xét:

- Bài tập 1: Phân tích cấu tạo của câu ghép sau đây

- Yêu cầu HS đọc thầm bài 1

- Yếu cầu HS làm việc cặp đôi suy nghĩ và làm bài 1.

+ Hướng dẫn: Tìm quan hệ từ nối các vế của câu ghép.

Tìm chủ ngữ và vị ngữ của từng vế câu.

- Theo dõi, hướng dẫn học sinh làm.

- Gọi 2 HS phát biểu ý kiến

- GV nhận xét.

- GV kết luận: Câu ghép trên sử dụng cặp quan hệ từ: chẳng những ... mà ...để nối các vế của câu ghép thể hiện

- HS đọc yêu cầu

- HS làm viêc theo cặp đọc lại hai câu văn suy nghĩ, phát biểu ý kiến.

- 2 HS phát biểu trước lớp.

Chẳng những Hồng/ chăm học C V

bạn ấy/ còn rất chăm làm.

C V - HS lắng nghe

52

Hoạt động của GV Hoạt động của HS quan hệ tăng tiến.

Bài tập 2: Tìm thêm những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ tăng tiến

- Yêu cầu HS đọc bài, nối tiếp phát biểu.

- GV chốt ý:

+ Cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ tăng tiến như: không những...mà...; chẳng những ... mà...;

không chỉ ... mà...

- Gọi HS lấy ví dụ về câu có một trong các cặp quan hệ từ trên.

Hoạt động3: Đọc ghi nhớ

- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK trang 54.

Hoạt động4: Tổ chức cho HS làm bài luyện tập.

Bài tập 1: Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến

- HS nối tiếp phát biểu

- Lắng nghe

- HS lấy ví dụ:

+ Chẳng những Tuấn học Toán giỏi mà Tuấn còn vẽ đẹp.

+ Cam không chỉ ngon mà cam còn rất tốt cho sức khỏe.

...

- 2 HS đọc, hs khác đọc thầm.

53

Hoạt động của GV Hoạt động của HS trong mẩu chuyện vui sau:

Người lái xe đãng trí - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi.

- Mời 1 nhóm lên làm trên bảng phụ.

Gạch chân dưới câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến;phân tích cấu tạo của câu ghép đó.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài tập 2: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống :

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- Gọi 3 HS đọc bài của mình.

- 1 HS đọc

- Các cặp đôi làm việc

- 1 nhóm lên làm, các nhóm khác quan sát, nhận xét.

Bọn bất lương ấy/ không chỉ ăn C V cắp tay lái chúng/ còn lấy luôn C V

cả bàn đạp phanh.

- 1 HS đọc đề bài.

- Cá nhân làm việc - 3 HS đọc bài

a) Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người nó còn là một liều thuốc trường sinh.

b) Không những hoa sen đẹp còn tượng trưng cho sự thanh khiết

54

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV nhận xét, chốt bài.

của tâm hồn Việt Nam.

c) Ngày nay, trên đất nước ta, không chỉ công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình.

- Lắng nghe.

3. Củng cố - dặn dò a) Củng cố

- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi

„Tam sao thất bản”.

+ Gv chọn đội chơi, mỗi đội 5 người, cho mỗi đội xếp thành một hàng dọc.

+ GV mời bạn cuối hàng nhận tờ giấy có chứa thông tin, trong mỗi tờ giấy sẽ là một câu ghép.

+ Các bạn cuối hàng này sẽ phải ghi nhớ câu ghép này, sau đó nói nhỏ cho bạn đứng trên mình (nếu nói to để người khác nghe thấy thì sẽ bị phạm quy và không được tính điểm). Bạn nhận được tin sẽ tiếp tục nói nhỏ với bạn phía trên mình… tiếp tục cho đến

55

Hoạt động của GV Hoạt động của HS bạn đầu hàng.

+ Bạn đầu hàng sau khi nhận được tin sẽ nhanh chóng chạy lên bảng, dùng phấn và viết lại nội dung câu ghép mà mình đã nghe được, rồi viết ra mối quan hệ mà câu ghép biểu thị vào cột bảng tương ứng.

+ Sau đó, bạn đầu hàng này sẽ chạy về phía cuối hàng để nhận tờ giấy có chứa thông tin từ Giáo viên rồi lại tiếp tục truyền lên như vậy.

+ Mỗi một lần truyền tin sẽ được tối đa là 2 điểm, trong đó có 1 điểm giành cho việc truyền tin chính xác và một điểm giành cho việc chỉ đúng mối quan hệ mà câu ghép biểu thị.

+ Trong thời gian 5 phút, đội nào giành được nhiều điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc và nhận được phần thưởng.

- Tổ chức cho HS chơi.

b)Dặn dò

- Dặn học sinh về nhà học bài, lấy thêm ví dụ về câu ghép biểu thị mối quan hệ tăng tiến.

- Chuẩn bị bài học sau.

- HS tham gia trò chơi.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

56 3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.1. Kết quả học tập

Kết quả thực nghiệm được thể hiện cụ thể trong các bảng và biểu đồ sau:

Bảng 3.1: Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng

Lớp Số học sinh

Điểm/ xếp loại

Chƣa hoàn thành

(< 5)

Hoàn thành (5- 6)

Hoàn thành tốt

(7- 8)

Hoàn thành xuất sắc

(9- 10)

SL % SL % SL % SL %

Thực nghiệm

37 0 0.0 7 18.9 22 59.5 8 21.6

Đối chứng 37 2 5.4 12 32.4 19 51.4 4 10.8

Từ bảng trên ta có biểu đồ sau:

57

3.6.2. Hứng thú học tập của học sinh trong tiết học và trong trò chơi Bảng 3.2: Mức độ hứng thú của học sinh

Lớp

Mức độ

Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Số HS % Số HS % Số HS % Số HS %

TN 9 24.3 16 43.2 8 21.7 4 10.8

ĐC 3 8.1 6 16.2 10 27.0 18 48.7

0 10 20 30 40 50 60 70

Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt Hoàn thành xuất sắc

Biểu đồ thể hiện kết quả học tập của hai lớp đối chứng và thực nghiệm

Thực nghiệm Đối chứng

58 3.6.3. Mức độ chú ý của học sinh

Bảng 3.3: Mức độ chú ý của học sinh trong tiết học

Mức độ

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số

học sinh

Tỉ lệ

%

Số học sinh

Tỉ lệ

%

Chú ý cao 17 45.9 5 13.5

Chú ý 14 37.8 7 18.9

Bình thường 5 13.5 16 43.2

Không chú ý 1 2.7 9 24.3

3.6.4. Khả năng giải quyết nhiệm vụ học tập của học sinh

Bảng 3.4: Khả năng giải quyết nhiệm vụ học tập của học sinh

Mức độ

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số

học sinh

Tỉ lệ

%

Số học sinh

Tỉ lệ

%

Tốt 21 56.8 8 21.6

Khá 12 32.4 6 16.2

Trung bình 4 10.8 20 54.1

Yếu 0 0 3 8.1

59

Các kết quả thực nghiệm cho phép nhận định rằng giờ học được tổ chức dựa vào các bài tập và các trò chơi học tập do chúng tôi xây dựng là có hiệu quả như dự kiến. Cụ thể:

- Tạo ra mối quan hệ tương tác tích cực trong quá trình dạy học giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh và học sinh.

- Gây hứng thú học tập với môn Tiếng Việt. Thông qua trò chơi học tập, bài học trở nên lôi cuốn, kích thích niềm say mê đối với bài học, làm cho những kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc hơn.

- Tích cực hóa quá trình học tập của học sinh (học sinh tự giác, tích cực, tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến…) nhiều hơn lớp học bình thường.

- Kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng.

Bởi vì, việc học tập ở lớp thực nghiệm được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Thông qua các trò chơi học tập học sinh được lôi cuốn vào quá trình tập luyện một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, giải trừ được mệt mỏi, căng thẳng học tập.

3.7. Kết luận chung về thực nghiệm

Quá trình phân tích kết quả thực nghiệm cho thấy:

- Kết quả học tập khá, giỏi ở lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ cao hơn so với lớp đối chứng.

- Học sinh rất thích thú tiết học khi giáo viên có sử dụng trò chơi học tập, học sinh tập trung chú ý và tiếp thu bài nhanh hơn, tích cực hoạt động, thi đua sôi nổi tạo ra không khí học tập.

- Kết quả trên đây đã chứng minh tính đúng đắn của đề tài. Việc vận dụng các biện pháp nhằm giúp học sinh xác định đúng mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép đã có hiệu quả, bước đầu phát huy tính tích cực học tập của học sinh và góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu hiện nay nói riêng.

60

PHẦN KẾT LUẬN

1. Khóa luận được thực hiện nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép cho học sinh lớp 5 thông qua các kiến thức lý thuyết, hệ thống các bài tập và các trò chơi học tập nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy – học Luyện từ và câu. Đồng thời giúp học sinh biết vận dụng một cách sáng tạo câu ghép để viết văn được logic, mạch lạc hơn cũng như để vận dụng tốt trong giao tiếp hàng ngày.

Nhằm triển khai nhiệm vụ của đề tài, khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu đó là: phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp điều tra – khảo sát, phương pháp thống kê toán học, phương pháp thực nghiệm sư phạm.

2. Để đạt được các mục đích đề ra chúng tôi mới chỉ tiến hành điều tra thực trạng dạy học câu ghép của học sinh lớp 5 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Qua đó cho thấy, HS nắm kiến thức lý thuyết về câu ghép và mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép chưa thật chắc chắn đồng thời hứng thú học tập của học sinh đối với giờ học còn chưa cao. Từ đó chúng tôi thấy về phía giáo viên cần nâng cao hiểu biết về câu ghép. Bản thân mỗi giáo viên phải chắc chắn trong việc xác định các chức năng của quan hệ từ và lí giải thuyết phục những trường hợp dễ nhầm lẫn khi xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép, bên cạnh đó giáo viên cũng cần quan tâm tới hứng thú học tập của học sinh trong tiết học để đề ra được những trò chơi vừa củng cố kiến thức vừa tạo sự thoải mái, vui vẻ cho học sinh… Với học sinh chúng tôi đã xây dựng hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ trong việc xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép. Hệ thống bài tập được chia thành bốn nhóm:

- Bài tập quan hệ từ dùng đơn lẻ;

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kĩ năng xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép cho học sinh lớp 5 (Trang 48 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)