CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC VẾ TRONG CÂU GHÉP
2.3. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 xác định mối quan hệ giữa các vế
2.3.3. Biện pháp sử dụng trò chơi
a. Mục tiêu
- Luyện tập kĩ năng đặt câu, củng cố kiến thức về mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép.
- Rèn khả năng tập trung suy nghĩ cao độ.
- Rèn phản xạ nhanh, nhạy.
- Tạo hứng thú và không khí sôi nổi trong lớp học.
b. Chuẩn bị
- Cử trọng tài tổ chức và điều khiển trò chơi, theo dõi và ghi chép kết quả.
- Đồng hồ để tính giờ (nếu có).
c. Số HS tham gia: theo nhóm hoặc cả lớp.
d. Luật chơi: HS đặt câu theo vế câu cho trước.
e. Cách tiến hành:
- Chỉ định nhanh từng người trong lớp thực hiện yêu cầu đặt câu sao cho phù hợp với vế câu ghép đã được đưa ra để tạo thành một câu ghép hoàn chỉnh, hợp lý và biểu thị một mối quan hệ nào đó.
36
- Người thứ nhất (H1) xung phong nêu vế A, sau đó chỉ định nhanh H2 nêu vế B. Nếu H2 nói đúng vế B thì sẽ được quyền chỉ định H3 nêu tiếp vế A (không lặp lại vế câu đã nêu trước đó); H3 lại tiếp tục chỉ định H4 nói vế B…
- Trường hợp người được chỉ định nói lại vế câu trước đó hoặc nói sai yêu cầu (hoặc sau khi đếm từ 1 đến 5 mà không nêu được) thì bị mất lượt chơi để người khác xung phong nói hộ; người xung phong nói đúng sẽ được quyền chỉ định tiếp (nếu nói sai thì không được quyền chỉ định).
Gợi ý:
H1: Tuy Lan bị ốm/ (chỉ định nhanh H2)
H2: nhưng Lan vẫn cố gắng đến trường. (chỉ định nhanh H3) H3: Nếu Minh học tập chăm chỉ/ (chỉ định nhanh H4)
H4: không nói được vế B, hoặc nói sai mẫu… (VD: nên Minh được bố mẹ khen…) thì đứng tại chỗ.
H5: (xung phong): thì Minh sẽ được học bổng.
….
- Kết thúc trò chơi, tuyên dương những người thực hiện đúng yêu cầu và bình chọn ngươi nói đúng nhiều lần (hoặc người nêu được vế B hay nhất) để khen thưởng.
2.3.3.2. Trò chơi “Ai nhớ nhất”
a. Mục đích
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về mối quan hệ giữa các vế của câu ghép.
- Rèn luyện khả năng tập trung, chú ý.
- Rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao như: phân tích- tổng hợp.
b. Chuẩn bị
- Bộ bìa gồm 3 thẻ ghi các chữ A, B, C (mỗi thẻ một màu) tương ứng với các mối quan hệ giữa các vế của câu ghép, chẳng hạn:
+ A: Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả
37 + B: Mối quan hệ tăng tiến
+ C: Mối quan hệ tương phản
- Hệ thống câu ghép biểu thị các mối quan hệ khác nhau.
c) Số lượng học sinh: cả lớp
d) Luật chơi: HS giơ thẻ màu, ai giơ sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
e) Cách tiến hành + Phát thẻ cho HS.
+ GV quy ước các tấm thẻ với các màu khác nhau, chẳng hạn: màu vàng - câu ghép chỉ quan hệ tương phản, màu đỏ - câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến, màu xanh – câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả, …
+ Sau khi GV đọc xong một câu ghép, sau 3 giây học sinh phải giơ thẻ màu sao cho đúng với thẻ đã quy ước. Nếu giơ chậm hoặc giơ thẻ màu sai thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
+ Cuối cùng tìm ra người giơ đúng tất cả các thẻ.
2.3.3.3. Trò chơi “Tìm bạn”
a) Mục đích
- Luyện tập kĩ năng đặt câu.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về mối quan hệ giữa các vế của câu ghép.
- Tạo dựng mối quan hệ bạn bè gần gũi, tạo không khí lớp học sôi nổi.
b) Chuẩn bị: giấy, bút.
c) Số lượng học sinh: cả lớp d) Cách tiến hành
GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội có số lượng học sinh bằng nhau Phát phiếu cho học sinh, trên phiếu có đánh số thứ tự.
Yêu cầu học sinh mỗi đội sẽ đặt một vế của một câu ghép biểu thị quan hệ nào đó.
Chẳng hạn: Câu ghép biểu thị mối quan hệ tương phản
38
Đội 1: Mặc dù...
Đội 2: nhưng ...
Sau khi học sinh viết xong, GV ghép hai Số thứ tự bất kì (lấy ở mỗi đội một số). Rồi mời 2 học sinh mang hai số thứ tự đó lên đọc to phiếu của mình.
Nếu hai vế câu của hai bạn ghép lại thành một câu ghép có ý nghĩa thì hai người sẽ trở thành một “đôi bạn”
Cứ tiếp tục ghép đôi như vậy cho đến hết các cặp.
Kết thúc trò chơi bầu chọn ra cặp đôi tạo ra được câu ghép hay, ý nghĩa, độc đáo nhất.
2.3.3.4. Trò chơi “Tam sao thất bản”
a) Mục đích
- Rèn luyện khả năng lắng nghe, ghi nhớ.
- Biết xác lập được mối quan hệ giữa các vế của câu ghép.
- Rèn luyện tinh thần đồng đội trong thi đấu.
b) Chuẩn bị
- Hệ thống câu ghép cho các nhóm tham gia chơi (mỗi nhóm 5 câu), câu ghép của mỗi đội có nội dung tương đương nhau.
- Bảng lớp đã chia sẵn các cột:
+ Một cột ghi: Câu ghép
+ Một cột ghi: Biểu thị mối quan hệ c) Số lượng học sinh: theo nhóm d) Cách tiến hành
+ Giáo viên chọn đội chơi, cho mỗi đội xếp thành một hàng dọc.
+ Giáo viên mời bạn cuối hàng nhận tờ giấy có chứa thông tin, trong mỗi tờ giấy sẽ là một câu ghép.
+ Các bạn cuối hàng này sẽ phải ghi nhớ câu ghép này, sau đó nói nhỏ cho bạn đứng trên mình (nếu nói to để người khác nghe thấy thì sẽ bị phạm
39
quy và không được tính điểm). Bạn nhận được tin sẽ tiếp tục nói nhỏ với bạn phía trên mình… tiếp tục cho đến bạn đầu hàng.
+ Bạn đầu hàng sau khi nhận được tin sẽ nhanh chóng chạy lên bảng, dùng phấn và viết lại nội dung câu ghép mà mình đã nghe được, rồi viết ra mối quan hệ mà câu ghép biểu thị vào cột bảng tương ứng.
+ Sau đó, bạn đầu hàng này sẽ chạy về phía cuối hàng để nhận tờ giấy có chứa thông tin từ Giáo viên rồi lại tiếp tục truyền lên như vậy.
+ Mỗi một lần truyền tin sẽ được tối đa là 2 điểm, trong đó có 1 điểm giành cho việc truyền tin chính xác và một điểm giành cho việc chỉ đúng mối quan hệ mà câu ghép biểu thị.
+ Trong thời gian 5 phút, đội nào giành được nhiều điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc và nhận được phần thưởng.
2.3.3.5. Trò chơi “Cờ ca rô”.
a, Mục đích
- Củng cố kiến thức về câu ghép và cách nối các vế của câu ghép bằng quan hệ từ.
- Rèn trí thông minh, nhanh nhẹn khi biết cách làm cho đội bạn không ghi điểm trước.
b. Chuẩn bị
- Kẻ một hình vuông có độ dài các cạnh là 4 ô lên bảng; đánh số thứ tự cho từng ô (từ 1 đến 16); phấn có màu khác nhau để dễ phân biệt.
1 2 3 4
5 6 7 8
9 10 11 12
13 14 15 16
40
- Trình chiếu các câu hỏi khi học sinh lựa chọn.
- Hệ thống câu hỏi cho từng ô (16 câu hỏi liên quan đến câu ghép và cách nối các vế câu ghép)
Gợi ý:
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
…Vy học giỏi…Vy không bao giờ kiêu ngạo.
Câu 2: Câu ghép dưới đây biểu thị mối quan hệ gì?
Giá như nó nghe lời người lớn thì nó đã có một tương lai tốt đẹp hơn.
Câu 3: Đặt một câu với cặp quan hệ từ sau: Bởi vì… cho nên…
Câu 4: Thêm một vế câu vào câu sau để tạo thành một câu ghép biểu thị quan hệ mục đích
…., Phương phải học bài thật chăm chỉ.
Câu 5: Trong các câu ghép sau câu nào có quan hệ nguyên nhân – kết quả?
A. Tuy rét kéo dài nhưng mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
B. Để kì thi khảo sát đạt kết quả cao, chúng tôi đang nỗ lực ôn luyện.
C. Chúng tôi được nghỉ lao động vì hôm nay trời mưa.
D. Càng diễn xuất tốt cô ấy càng trở nên nổi tiếng.
Câu 6: Đặt câu với cặp quan hệ từ sau: càng…càng
Câu 7: Hãy thay đổi cặp quan hệ từ trong câu sau thành một cặp quan hệ từ khác để câu ghép đó trở thành một câu ghép biểu thị mối quan hệ điều kiện – kết quả.
Vì trời mưa nên tôi nghỉ học thể dục.
Câu 8: Tìm cặp quan hệ từ trong câu ghép sau và cho biết câu ghép đó biểu thị mối quan hệ gì?
Bởi chưng bác mẹ em nghèo Cho nên em phải băm bèo thái khoai
41
Câu 9: Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống:
Yêu người…. ta càng yêu nghề…
Câu 10: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:
Tuy hạn hán kéo dài ...
Câu 11: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ điều kiện – kết quả:
... thì bố mẹ đều thưởng cho em.
Câu 12: Đặt một câu ghép với cặp quan hệ từ sau: không chỉ … mà Câu 13: Câu ghép dưới đây thể hiện quan hệ gì:
Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi với làm ra được.
Câu 14: Hãy tạo một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu trong câu ghép sau:
Vì thời tiết không thuận lợi nên lúa xấu.
Câu 15: Hãy đổi cặp quan hệ từ trong câu sau thành một cặp quan hệ từ khác để có một câu ghép biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả
Nếu đạt kết quả cao trong cuộc thi này thì tôi sẽ đi du lịch.
Câu 16: Đăt 1 câu ghép với cặp từ hô ứng: càng … càng.
c ) Số lượng học sinh: theo nhóm
d) Luật chơi: Từng nhóm lân lượt chọn câu hỏi, nếu trả lời đúng câu hỏi đó sẽ được đánh dấu kí hiệu của nhóm mình (X hoặc O) vào vị trí ô số đó;
nếu trả lời sai hoặc không trả lời được thì câu hỏi đó sẽ bỏ qua và đội đối thủ sẽ tiếp tục được chọn câu hỏi khác. Các nhóm phải tìm cách tích đủ 3 ô liên tiếp kí hiệu của nhóm theo chiều dọc, hoặc chiều ngang hoặc đường chéo.
Nhóm nào tích đủ 3 ô trước thì sẽ giành chiến thắng.
e) Cách tiến hành
- Chọn 2 đội tham gia chơi, mỗi đội 4 – 6 học sinh.
42 - Phổ biến luật chơi cho các nhóm.
- Phân chia kí hiệu cho các nhóm: một nhóm là X, một nhóm là O.
- Tiến hành chơi.
- Kết thúc trò chơi, khen thưởng đội giành chiến thắng.
Chương 3