THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (TT)

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm địa lý 12 (Trang 28 - 32)

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được nguyên nhân và biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở các thành phần tự nhiên khác và của cảnh quan thiên nhiên nước ta.

- Hiểu được mặt thuận lợi và trở ngại của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (khí hậu, địa hình, đất, sông ngòi, sinh vật) đối với hoạt động sản xuất, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp.

2. Kĩ năng

- Phân tích mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm chung của một lãnh thổ.

- Biết liên hệ thực tế để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. . . 3. Thái độ:

- Có tinh thần khoa học, am hiểu về thiên nhiên nước ta, hình thành và phát triển tình cảm yêu quê hương, đất nước. Có tinh thần độc lập, hợp tác trong quá trình hoạt động nhận thức của bản thân.

4. Nâng cao phát triển năng lực.

- Đánh giá được tác động của thiên nhiên nhiệt đới ẩm đến tự nhiên, kinh tế, xã hội.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp

- Đàm thoại gợi mở.

- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ - Thảo luận nhóm

2. Phương tiện

- Atlat Địa lí Việt Nam.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

- Vào bài:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động l: cá nhân/cặp đôi

-GV: Dựa vào nội dung SGK nêu đặc điểm chính của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta.

- Tại sao đh nước ta lại xâm thực mạnh ở đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng?

- Địa hình Caxtơ là gì? Hãy kể tên các hang động đẹp ở nước ta mà em biết?

- GV: Dựa vào bản đồ địa lý tự nhiên, nội dung SGK và một số hình ảnh tìm hiểu đặc điểm của sông ngòi nước ta?

2. Các thành phần tự nhiên khác:

a. Địa hình

- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

+ Do sườn dốc, địa hình bị cắt xẻ nên dễ bị xói mòn, rửa trôi.

+ Hình thành các dạng địa hình như: hang động, lung lũng…

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu

Các vật liệu ở vùng thượng lưu được vận chuyển và bồi tụ ở các đồng bằng hạ lưu.

b. Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc

- Chỉ trên bản đồ các dòng sông lớn của nước ta. Vì sao hàm lượng phù sa của nước sông Hồng lớn hơn sông Cửu Long?

Tại sao chế độ nước ở sông Cửu long điều hòa hơn s Hồng?

- Dựa vào Át lát địa lý VN:

+ Nêu các loại đất ở nước ta?

+ Tại sao đất fralit lại có màu đỏ vàng?

CH: Đá ong hóa là gì? Hiện tượng này xuất hiện ở đâu? Tại sao?

(đá ong ở vùng đồi, thềm phù sa cổ nưóc ta, Sự hình thành đá ong là giai đoạn cuối của quá trình feralit diễn ra trong điều kiện lớp phủ thực vật bị phá huỷ, mùa khô khắc nghiệt, sự tích tụ oxít trong tầng tích tụ từ trên xuống trong mùa mưa và từ dưới lên trong mùa khô càng nhiều.

Khi lớp đất mặt bị rửa trôi hết, tầng tích tụ lộ trên mặt, rắn chắc lại thành tầng đá ong. Đất càng xấu nếu tầng đá ong càng gần mặt)

- Dựa vào Át lát địa lý VN tìm hiểu về thành phần SV?

CH: rừng nguyên sinh ở nước ta hiện nay được phân bố ở những nơi nào?

- HS các nhóm trao đổi, thảo luận, đại diện nhóm trình bày.

- GV chuẩn kt.

Hoạt động 2: Cá nhân

+ Cả nước có 2360 con sông dài trên 10km.

+ Dọc bờ biển cứ 20km lại có một cửa sông.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

+ Tổng lượng nước 839 tỉ m3

+ Tổng phù xa khoảng 200 triệu tấn.

- Chế độ mưa theo mùa

+ Chia làm hai mùa: mùa mưa và mua khô + Chế độ nước thất thường.

c. Đất

- Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta loại đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.

- Lớp đất phong hoá dày.

d. Sinh vật

- HST rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh  các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.

- Cảnh quan tiêu biểu: rừng nhiệt dới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

- GV: Đọc SGK mục 3, kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy nêu những ví dụ chứng tỏ thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, các hoạt động sản xuất khác và đời sống.?

- GV chuẩn kiến thức.

- Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông - Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng.

- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước…

b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:

- Thuận lợi để phát triển các nghành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch…đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng… vào mùa khô.

- Khó khăn:

+ Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản.

+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt, hạn hán, dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.

+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái IV. CỦNG CỐ

Trả lời các câu hỏi cuối bài.

V. DẶN DÒ

Làm bài tập SGK, xem trước bài mới PHẦN RÚT KINH NGHIỆM

* HĐ 1: Gv có thể chia lớp ra 4 nhóm, yêu cầu hs dựa vào nội dung SGK tìm hiểu biểu hiện và nguyên nhân của các nhân tố: địa hình, đất, sông ngòi và sinh vật. (dựa theo bảng dưới đây)

Phụ lục:

Thành phần Biểu hiện Nguyên nhân

Địa hình - Xâm thực mạnh ở miền núi: địa hình bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều hẽm vực, khe rãnh, đất bị bào mòn, rửa trôi, hiện tượng đá lở, trượt đất. Sự hình thành địa hình caxtơ.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu hình thành các đồng bằng.

- KH nhiệt đới gió mùa ẩm, nắng lắm, mưa nhiều, địa hình đất dốc, mất lớp phủ thực vật.

- Quá trình ăn mòn, hòa tan đá vôi, thạch cao trong đk ẩm.

Sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, 2360 con sông (dài >10km), chủ yếu là sông nhỏ.

- Do địa hình bị cắt xẻ, có nhiều đứt gãy.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa: tổng lưu lượng nước 839 tỉ m3 , tổng lượng phù sa là 200 triệu tấn.

- Chế độ nước theo mùa:mùa lũ và mùa cạn

- Do mưa lớn, đất dốc, mất lớp phủ TV.

- Do ảnh hưởng của gió mùa.

Đất - Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu.

- Tầng đất dày, đất chua, có màu đỏ vàng. Do nhiệt ẩm cao, kh phân hóa theo mùa rõ rệt, quá trình phong hóa mạnh, tầng phong hóa dày, VSV hoạt động mạnh nên lượng mùn ít.

Sinh vật - HST rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh quanh năm phát triển tốt, TV loài phong phú, nhiều tầng nhiều lớp.

- HST rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

- do KH nóng ấm, đất tốt.

- Do hoạt động của gió mùa.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm địa lý 12 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w