Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. MỤC TIÊU Sau bài này, HS cần
1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ:
*. Kiến thức
- Kiến thức bài học
+ Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
+ Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐbSC Long với những thế mạnh và hạn chế đối với việc PT kinh tế của vùng.
+ Nhận thức được tính cấp thiết và những biện pháp trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên để ĐbsC Long trở thành vùng kinh tế quan trọng của cả nước.
- Kiến thức tích hợp
+ Giáo dục bảo vệ môi trường
. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và TNTN đối với phát triển kinh tế.
. Tác động của con người tới môi trường tự nhiên.
+ Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
ĐbsCL là vùng có nhiều tiềm năng, đã và đang xây dựng các nhà máy thủy điện gió, nhiệt điện để phát triển kinh tế nhưng cần phải khai thác và sử dụng hợp lý.
*. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng - Kỹ năng chuyên biệt
+ Use Atlat địa lí VN, p.tích để rút ra những nx về t.lợi, k/khăn và các thế mạnh của vùng.
+ Phân tích các biểu đồ, bảng số liệu có liên quan đến ND của bài.
- Kỹ năng tích hợp: giáo dục bảo vệ MT, sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Kỹ năng sống: giao tiếp, tư duy và làm chủ bản thân.
*. Thái độ : Nhận thức đúng đắn về việc sử dụng và bảo vệ TN, môi trường.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS
- Năng lực tự học, đọc và nhận biết kiến thức thông qua ND sgk, atlat địa lí VN.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề thông qua các câu hỏi khác nhau về nội dung kiến thức, xử lý được những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau,….
- Năng lực hợp tác nhóm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận,…
- Năng lực nhận xét, phân tích BSL và trình bày báo cáo về KTXH của vùng.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy: Bản đồ vùng KT, 2. Trò: Atlat địa lí VN.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp: KT sĩ số - Thời gian 1p 2. Kiểm tra bài cũ: - Thời gian 5p
- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc hoàn thành bài thực hành.
- Kiểm tra chuẩn bị bài mới của HS:
+ Sưu tầm Một số hình ảnh về hoạt động kinh tế của vùng. ( nếu có ).
+ Sgk, tập, Atlat Địa lý VN,…
3. Bài mới: - Thời gian 30p
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - T/gian 2p
*. Mục tiêu: Nắm được khái quát về Đ.bằng sông Cửu Long, HS thích tìm hiểu, khám phá.
*. Phương pháp: Nêu vấn đề, giảng giải, vấn đáp.
*. Phương tiện: Bản đồ hành chính VN
*. Tiến trình hoạt động
GV: y/c HS trả lời câu hỏi
? Vùng nào của nước ta có phương châm “ sống chung với lũ”?
HS trả lời, HS khác bổ sung.
GV chốt nội dung -> Dẫn dắt HS vào bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm tòi, tiếp nhận kiến thức - Thời gian 28p Kiến thức 1: Tìm hiểu khái quát chung – Thời gian 5p
*. Mục tiêu: Trình bày được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của vùng, đánh giá ý nghĩa của VTĐL đối với phát triển KTXH ở Đông Nam Bộ. Khai thác kiến thức sgk, Atlat Địa lý VN. Nhận thức được vai trò đặc biệt của vùng về KTXH và an ninh quốc phòng.
*. Phương pháp: Khai thác kiến thức từ bản đồ, át lát Địa lý VN, thuyết trình, đàm thoại ,..
*. Phương tiện: Các bản đồ: hành chính – tự nhiên VN, tự nhiên –kinh tế vùng ĐNB và ĐbSCL và Atlat địa lí VN.
*. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV y/cầu HS dựa vào ND mục1 kết hợp với Atlat XĐ VT và phạm vi LT của vùng
- Bước 2: HS XĐ trên bản đồ, atlat...
- Bước 3: GV n/xét và chuẩn xác kiến thức. HS lắng nghe và ghi bài.
NỘI DUNG KIẾN THỨC 1. Khái quát chung
- Gồm 13 tỉnh thành phố (kể tên ).
- Giáp Đ.Nam Bộ, Campuchia và Biển Đông => TL để phát triển và giao lưu KT.
- Là đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta, có ba mặt giáp biển, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế theo thế liên hoàn: đất liền – ven biển – biển đảo.
- Là vùng trọng điểm số 1 về LTTP của cả nước.
Kiến thức 2: Tìm hiểu các thế mạnh và hạn chế của vùng Đbs CLong – T/ gian 13p
*. Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐbSC Long với những thế mạnh và hạn chế đối với việc PT kinh tế của vùng. Khai thác kiến thức sgk, Atlat Địa lý VN, phân tích biểu đồ,.... Nhận thức được vai trò đặc biệt của vùng về KTXH.
*. Phương pháp: Khai thác kiến thức từ bản đồ, át lát Địa lý VN, nhóm, đàm thoại ,..
*. Phương tiện: Các bản đồ: tự nhiên –kinh tế vùng đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Atlat địa lí VN.
*. Tiến trình hoạt động
- Bước 1. GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK, xem Atlat. Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Nhóm 1,5: Tìm hiểu về đất.
+ Dựa vào hình 41.1, kể tên và nêu sự phân bố các loại đất chính ở ĐBSCL.
+Tài nguyên đất ở ĐBSCL có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát NN?
K – G: so sánh quy mô và cơ cấu sử dụng đất của 2 đồng bằng? Tại sao ĐBSCL trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước?
Nhóm 2,6: Tìm hiểu về khí hậu.
+ Kiểu khí hậu đặc trưng của vùng ĐBSCL là gì?
+ Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển kinh tế ĐBSCL.
K – G: Tại sao về mùa khô độ chua mặn của đất 1 số nơi lại tăng lên?
Nhóm 3,7: Tìm hiểu về sông ngòi
+ Dựa vào hình 41.2, nhận xét mạng lưới sông ngòi ở ĐBSCL.
+ Mạng lưới sông ngòi có vai trò gì trong sự phát triển kinh tế ĐBSCL?
Nhóm 4,8: Tìm hiểu về tài nguyên sinh vật, biển, khoáng sản.
+ Nhận xét nguồn tài nguyên ở ĐBSCL (tài nguyên sinh vật, biển, khoáng sản).
+ Nêu ảnh hưởng của nguồn tài nguyên đối với phát triển kinh tế.
- Bước 2: HS thảo luận nhóm – thống nhất nội dung, GV quan sát – trợ giúp.
- Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Bước 4: GV chuẩn lại kiến thức.
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Đặc điểm tự nhiên Thế mạnh Hạn chế
a. Đất: Chủ yếu là đất phù sa, tính chất phức tạp, gồm:
- Nhóm đất phù sa ngọt: DT 1,2 triệu ha, phân bố dọc theo s.Tiền, s.Hậu.
- Nhóm đất phèn: Có DT lớn nhất (1,6 triệu ha), phân bố ở ĐTM, Tứ giác LX và bđ CM
- N.đất mặn: DT 75 vạn ha, phân bố thành 2 vành đai ven BĐ và Vịnh TL.
- Thích hợp trồng cây LT, cây CN ngắn ngày, cây ăn quả quy mô lớn
- Đất bị phèn và nhiễm mặn có diện tích lớn.( 60% S Đb)
b. Khí hậu: Cận xích đạo, mùa khô kéo dài
c. Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
d. SV: Sinh vật rất phong phú, đa dạng (rừng và SV biển)
e. KS: Không nhiều, có dầu khí, đá vôi, than bùn, muối
- Thuận lợi để PT SX nông nghiệp NĐ, nhất là lúa gạo.
- Tưới tiêu nước cho SX, PT giao thông, SH
- Thuận lợi cho lâm, ngư nghiệp và du lịch PT
- TL PT một số ngành CN (SX VLXD, làm muối, khí điện đạm).
- Thiếu nước vào m.khô, ngập úng mùa mưa, mặn xâm nhập.
- Phải xây nhiều cầu cống.
- Khoáng sản không nhiều =>
việc phát triển CN gặp nhều trở ngại.
Kiến thức 3: Tìm hiểu việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL Long – T/ gian 10p
*. Mục tiêu: Nhận thức được tính cấp thiết và những biện pháp trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên để ĐbsC Long trở thành vùng kinh tế quan trọng của cả nước. Khai thác kiến thức sgk, Atlat Địa lý
VN, phân tích biểu đồ,.. Có ý thức đúng đắn về việc sử dụng và bảo vệ TN, môi trường.
*. Phương thức: đàm thoại gợi mở.
*. Phương tiện: Atlat địa lí Việt Nam.Biểu đồ, bản đồ.
*. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1. GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK, hãy trả lời các câu hỏi:
+ Dựa vào hình 41.3, so sánh cơ cấu use đất giữa đbs Hồng và đb sông Cửu Long.
+ K – G : Tại sao phải đặt vấn đề use hợp lí và cải tạo TN ở đồng bằng sông CL?
+ Để use hợp lí và cải tạo TN đbsCL cần phải giải quyết những vấn đề gì? Tại sao?
+ K – G : Tại sao nói thủy lợi “ là chìa khóa mở cửa đồng bằng”.
Tích hợp GDBVMT: Cho biết vai trò của rừng ngập mặn ở vùng này? Hạn chế của du lịch miệt vườn, biển – đảo ở vùng này.
- Bước 2: HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
- Bước 3: GV đánh giá thái độ làm việc của HS, mức độ đạt được của h/đ & chốt kiến thức.
GV y/c HS tìm hiểu thông tin về “ Chủ động sống chung với lũ, khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ mang lại của người dân miền Tây ”.
NỘI DUNG KIẾN THỨC 3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL
- So với ĐBSH, thiên nhiên ở ĐBSCL có nhiều ưu thế hơn và đang được khai thác mạnh mẽ.
- Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề cấp bách nhằm biến đồng bằng thành 1 khu vực kinh tế quan trọng.
- Biện pháp:
+ Phát triển thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu ( chìa khóa mở cửa đồng bằng ) nhằm: thau chua rửa mặn, kết hợp tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn, phát triển giao thông.
+ Cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng để đảm bảo sự cân bằng sinh thái, rừng cần được bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác.
+ Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL không tách khỏi hoạt động KT của con người, do đó:
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng, chất lượng cao, phát triển công nghiệp chế biến.
Kết hợp khai thác mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên thế kinh tế liên hoàn.
Chủ động sống chung với lũ, khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ mang lại.
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp - Thời gian 3p
- GV nhắc nhở, kiểm tra việc hoàn thiện các nội dung y/c của bài học. Sử dụng sơ đồ để củng cố kiến thức bài học.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài 42 sgk, sưu tầm 1 số hình ảnh về h/đ KT biển của VN.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Thời gian 6p 1. Kiểm tra đánh giá
*. Mục tiêu: củng cố, khắc sâu kiến thức, đánh giá việc nắm bắt kiến thức của HS.
*. Phương pháp: cá nhân
*. Hệ thống câu hỏi
Câu 1. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm mấy tỉnh, thành phố?
A.12. B. 13. C. 14. D. 15 Câu 2. Diện tích tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long hơn
A. 35 nghìn km² B. 40 nghìn km² C. 45 nghìn km² D. 50 nghìn km² Câu 3. Số dân của vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2006 là hơn
A. 15,4 triệu người. B. 16,4 triệu người. C. 17,4 triệu người. D. 18,4 triệu người.
Câu 4. So với diện tích tự nhiên và số dân cả nước, diện tích tự nhiên và số dân của vùng đồng bằng sông Cửu Long (năm 2006) chiếm tỉ lệ lần lượt là
A. 13,4% và 10,5%. B. B. 15,6% và 12,7%. C. 12% và 20,7%. D. 16,5% và 5,8%.
Câu 5.Ý nào sau đây không đúng với phần hạ châu thổ đồng bằng sông Cửu Long?
A. Trên bề mặt với độ cao 1-2m.
B. Có các bãi bồi bên sông.
C. Có các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải.
D. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn.
Câu 6. Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. đất mặn. B. đất xám. C. đất phù sa ngọt. D. đất phèn.
Câu 7. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, đá vôi phân bố chủ yếu ở tỉnh
A. An Giang. B. Kiên Giang,
C. Đồng Tháp. D. Tiền Giang.
Câu 8. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển n/nghiệp ở Đb sông Cửu Long vào mùa khô là
A. thiếu nước ngọt. B. xâm nhập mặn và phèn.
C. thuỷ triều tác động mạnh. D. cháy rừng, thiên tai khác.
Câu 9. Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở DBS Cửu Long là
A. tránh lũ, tránh bão. B. sống chung với lũ,
C. xây dựng hệ thống đê bao. D. trồng rừng chống lũ.
2. GV đánh giá, tổng kết tiết học IV. RÚT KINH NGHIỆM
………
………
………
………
...