Bài 42. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC
4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng
- Biển Đông là biển chung của Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy, việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố:
+ Tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.
+ Bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta.
+ Giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
- Mỗi công dân Việt Nam đều bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước.
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp - Thời gian 3p
- GV nhắc nhở, kiểm tra việc hoàn thiện các nội dung y/c của bài học. Sử dụng sơ đồ củng cố kiến thức bài học.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài 43 sgk.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Thời gian 6p 1. Kiểm tra đánh giá
*. Mục tiêu: khắc sâu kiến thức của vùng, đánh giá việc nắm bắt kiến thức của HS.
*. Phương pháp: cá nhân
*. Hệ thống câu hỏi
Câu 1. Ý nào sau đây không đúng với vùng biển nước ta?
A. Biển có độ sâu trung bình. B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là các vùng biển sâu.
C. Biển NĐ ấm quanh năm, nhiều sáng, giàu ôxi. D. Độ muối trung bình khoảng 30- 33%.
Câu 2. Biển nước ta có nhiều đặc sản như
A. Bào ngư, sò huyết, mực, cá, tôm, hải sâm B. Hải sâm, bào ngư, đồi mồi, cá, tôm, cua.
C. Mực, cá, tôm, cua, đồi mồi, bào ngư. D. Đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò
huyết.
Câu 3. Chim yến có nhiều trên các đảo đá ven bờ
A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Bắc.
C. Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.
Câu 4. Cát trắng, nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê tập trung chủ yếu ở các đảo thuộc tỉnh A. Bình Định, Phú Yên. B. Quảng Ninh, Khánh Hòa.
C. Ninh Thuận, Bình Thuận. D.Thanh Hóa, Quảng Nam.
Câu 5. Ý nào sau đây ko đúng với tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng biển nước ta?
A. Vùng biển nước ta có một số mỏ sa khoáng ôxit có giá trị xuất khẩu.
B. Dọc bờ biển của vùng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối.
C. Cát trắng ở các đảo thuộc Q.Ninh, Kh.Hòa là nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê.
D. Vùng thềm l/địa có tích tụ dầu khí, nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò & khai thác.
2. GV đánh giá, tổng kết tiết học IV. RÚT KINH NGHIỆM
………
………
………
………
Ngày soạn:
Tuần 29 Tiết 48 Bài 43. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM I. MỤC TIÊU: Sau bài này, HS cần
1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ:
*. Kiến thức
- Kiến thức bài học
+ Hiểu được vai trò và đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm ở VN.
+ Biết được quá trình hình thành và phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm
+ Nắm vững vị trí, vai trò, nguồn lực và xu hướng phát triển của từng VKT trọng điểm.
- Kiến thức tích hợp
+ Giáo dục bảo vệ môi trường
Tác động của việc phát huy các thế mạnh kinh tế tới môi trường.
+ Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Việc phát huy các thế mạnh để phát triển kinh tế của các vùng KTTĐ cần sử dụng nguồn năng lượng lớn nên cần phải khai thác và sử dụng hợp lý năng lượng.
*. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng
Ký duyệt của TCM
………
………
………
Nguyễn Thị Ngọc Hân Ký duyệt của BGH
- Kỹ năng chuyên biệt
+ Sử dụng Atlat địa lí VN, bản đồ XĐ được vị trí và phạm vi của các vùng KTTĐ.
+ So sánh những ưu điểm và hạn chế giữa các vùng.
+ Phân tích các biểu đồ, bảng số liệu có liên quan đến ND của bài.
- Kỹ năng tích hợp: giáo dục bảo vệ MT, sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Kỹ năng sống: giao tiếp, tư duy và làm chủ bản thân.
*. Thái độ: Yêu thích môn học, nghiêm túc trong học tập.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS
- Năng lực tự học, đọc và nhận biết kiến thức thông qua ND sách giáo khoa, atlat địa lí VN.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề thông qua các câu hỏi khác nhau về nội dung kiến thức, xử lý được những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau,….
- Năng lực hợp tác nhóm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận,…
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy: - Bản đồ vùng KTT Đ VN,...
2. Trò: Atlat địa lí VN
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp: KT sĩ số - Thời gian 1p 2. Kiểm tra bài cũ: - Thời gian 5p
- Kiểm tra bài cũ: Chứng minh VN có tiềm năng lớn về phát triển tổng hợp KT biển.
- Kiểm tra chuẩn bị bài mới của HS:
+ Sưu tầm một số hình ảnh về hoạt động của vùng kinh tế trọng điểm. ( nếu có ).
+ Sgk, tập, Atlat Địa lý VN,…
3. Bài mới: - Thời gian 30p
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - T/gian 2p
*. Mục tiêu: Nắm được khái quát về KTTĐ, HS thích tìm hiểu, khám phá.
*. Phương pháp: Nêu vấn đề, giảng giải, vấn đáp.
*. Phương tiện: Bản đồ KTTĐ VN
*. Tiến trình hoạt động
GV: y/c HS trả lời câu hỏi
? Kể tên các vùng KTTĐ. Vai tró của các vùng KTTĐ.
HS trả lời, HS khác bổ sung.
GV chốt nội dung -> Dẫn dắt HS vào bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm tòi, tiếp nhận kiến thức - Thời gian 28p Kiến thức 1: Tìm hiểu đặc điểm các vùng KTTĐ – Thời gian 5p
*. Mục tiêu: Hiểu được vai trò và đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm ở VN. Tổng hợp kiến thức từ: sgk, Atlat Địa lý VN. Nhận thức được vai trò đặc biệt của các vùng KTTĐ.
*. Phương pháp: Khai thác kiến thức từ bản đồ, át lát Địa lý VN, thuyết trình, đàm thoại ,..
*. Phương tiện: Bản đồ các vùng KTTĐ VN và Atlat địa lí VN.
*. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào ND mục 1 để trả lời các CH sau
? Nêu khái niệm vùng KTTĐ.
? Những đặc điểm cơ bản của VKT trọng điểm.
- Bước 2: HS phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: GV n/xét và chuẩn xác kiến thức.
( GV lưu ý: Vùng KTTĐ được hình thành từ chiến lược phát triển KTXH của đất nước, có tỷ trọng lớn trong GDP, được đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển của các vùng khác trong cùng 1 quốc gia )
NỘI DUNG KIẾN THỨC 1. Đặc điểm
*. Khái niệm: Là vùng hội tụ đầy đủ nhất các ĐK p/tr và có ý nghĩa QĐ đ.với nền KT của cả nước.
*. Đặc điểm
- Phạm vi nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có sự thay đổi theo thời gian.
- Có đầy đủ các thế mạnh, có tiềm năng kinh tế và hấp dẫn đầu tư.
- Có tỉ trọng GDP lớn, hỗ trờ cho các vùng khác.
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ,...
Kiến thức 2: Tìm hiểu quá trình hình thành và thực trạng phát triển các vùng KTTĐ của nước ta – Thời gian 8p
*. Mục tiêu: Biết được quá trình hình thành và phát triển của 3 vùng kinh tế trọng điểm ở VN. Phân tích bảng hệ thống kiến thức từ: sgk, Atlat Địa lý VN, bảng số liệu để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của 3 vùng kinh tế trọng điểm.
*. Phương pháp: Khai thác kiến thức từ bản đồ, átlát Địa lý VN, thuyết trình, nhóm cặp, đàm thoại,..
*. Phương tiện: Bản đồ các vùng KTTĐ VN và Atlat địa lí VN.
*. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GVHD HS khai thác bảng 43.1/ 195- sgk, át lát Địa lý VN.
HS phân biệt được thời gian hình thành và phạm vi của các VLTTĐ.
- Bước 2: GV yêu cầu HS khai thác bảng 43.1/ 195- sgk, át lát Địa lý VN.
GV chia nhóm – giao nhiệm vụ
Nhóm 1,3: Tìm hiểu và hoàn thành quá trình hình thành các VKTTĐ.
Nhóm 2,4: Tìm hiểu và hoàn thành thực trạng phát triển các VKTTĐ.
HS trao đổi, thảo luận thống nhất nội dung kiến thức.
- Bước 3: Đại diện HS phát biểu, nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV n/xét và chuẩn xác kiến thức.
( PHT1- TTPH1) – NỘI DUNG KIẾN THỨC a. Quá trình
hình thành ( Nhóm 1,3 )
- Thời gian: đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.
- Qui mô diện tích và xu hướng: có sự thay đổi theo thời gian ( thường tăng thêm các tỉnh lân cận ).
b.Thực trạng năm 2001- 2005
( Nhóm 2,4 )
- Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của 3 vùng: đạt - 11,7%.
- GDP: của 3 vùng 66,9 % so với cả nước.
- Cơ cấu GDP theo khu vực KT: chủ yếu thuộc 3 khu vực CN - XD và DV.
- Kim ngạch xuất khẩu chiếm: 64,5 % so với cả nước.
Kiến thức 3: Tìm hiểu 3 vùng KTTĐ của nước ta – Thời gian 15p
*. Mục tiêu: Trình bày được vị trí, vai trò, nguồn lực và hướng phát triển của 3 vùng kinh tế trọng điểm ở VN. Phân tích bảng hệ thống kiến thức từ: sgk, Atlat Địa lý VN, bảng số liệu.
*. Phương pháp: Khai thác kiến thức từ b.đồ, átlát Đ.lý VN, thuyết trình, nhóm, đàm thoại,..
*. Phương tiện: Bản đồ các vùng KTTĐ VN và Atlat địa lí VN.
*. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GVHD HS khai thác bđồ các vùng KTTĐ VN, hình 43/ 198- sgk, át lát Địa lý VN.
HS xác định phạm vi của các vùng KTTĐ.
- Bước 2: GV yêu cầu HS khai thác bđồ các vùng KTTĐ, hình 43/ 198- sgk, át lát Địa lý VN.
GV chia nhóm – giao nhiệm vụ
Nhóm 1,3: Tìm hiểu và hoàn thành các nội dung vùng KTTĐ phía Bắc.
Nhóm 2,5: Tìm hiểu và hoàn thành các nội dung vùng KTTĐ miền Trung.
Nhóm 4,6: Tìm hiểu và hoàn thành các nội dung vùng KTTĐ phía Nam.
HS trao đổi, thảo luận thống nhất nội dung kiến thức.
- Bước 3: Đại diện HS phát biểu, nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV n/xét và chuẩn xác kiến thức.
HS K – G : Phân tích t/động tiêu cực của các hoạt động KT đến MT. Liên hệ thực tế ở ĐP.