I. MỤC TIÊU: Sau bài này, HS cần
1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ
*. Kiến thức
- Kiến thức bài học
+ Nắm vững các thế mạnh và hạn chế về: Vị trí địa lí, ĐKTN và điều kiện KTXH của vùng Đông Nam Bộ.
+ Hiểu được những vấn đề đã và đang được giải quyết để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thể hiện ở các ngành KT và PT tổng hợp KT biển.
- Kiến thức tích hợp
+ Giáo dục bảo vệ môi trường
. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và TNTN đối với phát triển kinh tế.
. Tác động của phát triển các ngành KT ( đặc biệt hoạt động công nghiệp ) tới MT.
+ Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Vùng có nhiều tiềm năng, đã và đang xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện để thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng và các vùng khác nên cần phải khai thác và sử dụng hợp lý.
*. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng - Kỹ năng chuyên biệt
+ Sử dụng Atlat địa lí VN, phân tích để rút ra những nhận xét về thuận lợi, khó khăn và các thế mạnh của vùng.
+ Phân tích các biểu đồ, bảng số liệu có liên quan đến ND của bài.
- Kỹ năng tích hợp: giáo dục bảo vệ MT, sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Kỹ năng sống: giao tiếp, tư duy và làm chủ bản thân.
*. Thái độ: Tự giác, chủ động hoàn thành các công việc, có tinh thần trách nhiệm. Biết yêu quê hương đất nước, thấy được vai trò to lớn của biển.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
- Năng lực tự học, đọc và nhận biết kiến thức thông qua nội dung sgk, atlat địa lí VN.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề thông qua các câu hỏi khác nhau về nội dung kiến thức, xử lý được những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau,….
- Năng lực hợp tác nhóm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận,…
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy: - Bản đồ vùng KT 2. Trò: - Atlat địa lí VN.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp: KT sĩ số - Thời gian 1p
2. Kiểm tra bài cũ: - Thời gian 5p
- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc hoàn thành bài thực hành.
- Kiểm tra chuẩn bị bài mới của HS:
+ Sưu tầm Một số hình ảnh về hoạt động kinh tế của vùng. ( nếu có ).
+ Sgk, tập, Atlat Địa lý VN,…
3. Bài mới: - Thời gian 30p
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - T/gian 2p
*. Mục tiêu: Nắm được khái quát về Đông Nam Bộ, HS thích tìm hiểu, khám phá.
*. Phương pháp: Nêu vấn đề, giảng giải, vấn đáp.
*. Phương tiện: Bản đồ hành chính VN
*. Tiến trình hoạt động
GV: y/c HS trả lời câu hỏi
? Vùng nào của nước ta có trữ lượng dầu khí lớn nhất.
HS trả lời, HS khác bổ sung.
GV chốt nội dung -> Dẫn dắt HS vào bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm tòi, tiếp nhận kiến thức - Thời gian 28p Kiến thức 1: Tìm hiểu khái quát chung – Thời gian 10p
*. Mục tiêu: Trình bày được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của vùng, đánh giá ý nghĩa của VTĐL đối với phát triển KTXH ở Đông Nam Bộ. Khai thác kiến thức sgk, Atlat Địa lý VN. Nhận thức được vai trò đặc biệt của vùng về KTXH và an ninh quốc phòng.
*. Phương pháp: Khai thác kiến thức từ bản đồ, át lát Địa lý VN, đàm thoại ,..
*. Phương tiện: Các bản đồ: hành chính – tự nhiên VN, tự nhiên –kinh tế vùng duyên hải NTB và Tây Nguyên và Atlat địa lí VN.
*. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV y/c HS dựa vào ND mục 1, hình 37.2/171, kết hợp với Atlat để
? XĐ vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng .
? Kể tên các tỉnh, diện tích của vùng.
? Đánh giá ý nghĩa của VTĐL đối với sự p/triển KTXH, an ninh QP của vùng.
Bước 2: GV hướng dẫn HS quan sát bản đồ, sử dụng Atlát địa lí VN và các hình ảnh để hoàn thành ND phần này.
Bước 3: HS phát biểu, HS # bổ sung ý kiến.
Bước 4: GV tổng kết ND, HS chú ý theo dõi và ghi bài.
NỘI DUNG KIẾN THỨC 1. Khái quát chung
- Gồm 6 tỉnh, t/phố, diện tích: 23,5 nghìn km2, dân số 11,2 triệu người.
- Ví trí dịa lí:
+ Giáp ĐB sông Cửu Long, Tây Nguyên, DH Nam Trung Bộ giao lưu với các vùng + Giáp Campuchia, Biển Đông giao lưu quốc tế thông qua các cửa khẩu, cảng biển.
- Là vùng có nền kinh tế phát triển mạnh nhất.
- Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng CN và XK.
- Cơ cấu kinh tế: CN - NN – DV phát triển.
- Nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển.
- Tốc độ tăng/tr KT cao (do ưu thế về VTĐL, LĐ lành nghề,CS VC-KT, chính sách phù hợp…).
- Số dự án đầu tư của nước ngoài và vốn đầu tư nước ngoài cao.
=> Phát triển kinh tế theo chiều sâu.
Kiến thức 2: Tìm hiểu vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu – Thời gian 20p
*. Mục tiêu: Hiểu và trình bày được những vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thực trạng và phương hướng ( thể hiện ở các ngành KT và PT tổng hợp KT biển ). Khai thác kiến thức sgk, Atlat Địa lý VN. Nhận thức được vai trò đặc biệt của vùng về KTXH và an ninh quốc phòng.
*. Phương pháp: Khai thác kiến thức từ bản đồ, át lát Địa lý VN, nhóm, đàm thoại ,..
*. Phương tiện: Các bản đồ: tự nhiên –kinh tế vùng đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Atlat địa lí VN.
*. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV y/cầu HS q/ sát Atlat địa lí và đọc thông tin SGK, chia nhóm giao nhiệm vụ
+Nhóm 1: Tìm hiểu VĐ khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được thể hiện trong CN.
+Nhóm 2: Tìm hiểu VĐ khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được thể hiện trong dịch vụ.
+Nhóm 3: Tìm hiểu VĐ ... được thể hiện trong nông, lâm nghiệp.
+Nhóm 4: Tìm hiểu VĐ ... được thể hiện trong phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Bước 2: HS thảo luận. GV quan sát nhắc nhở và trợ giúp.
- Bước 3: Các nhóm thống nhất kqvà báo cáo. Đại diện các nhóm báo cáo, HS khác bổ sung.
- Bước 4: Giáo viên quan sát, trợ giúp các nhóm và đánh giá thái độ làm việc của HS, mức độ đạt được của hoạt động và chốt kiến thức.
HS K –G: Phân tích t/đ tiêu cực của các h/động KT đến MT. Liên hệ thực tế ở địa phương.
NỘI DUNG KIẾN THỨC 2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
Khái niệm : SGK a/ Trong công nghiệp
*. Biểu hiện
- Là vùng chiếm tỉ trọng cao nhất ( 48,1% ) trong cơ cấu CN cả nước với các ngành công nghệ cao như luyện kim, tin học, hóa chất,...
- Cơ sở n/lượng của vùng được giải quyết tốt nhờ p/triển nguồn điện và lưới điện quốc gia ( sgk ) + Xây dựng các nhà máy thủy điện: Trị An (Sông Đồng Nai – 400MW), Thác Mơ (sông Bé – 150MW), Cần Đơn (sông Bé), dự án Thác Mơ mở rộng (75MW).
+ Xây dựng nhà máy nhiệt điện tua bin khí: Phú Mĩ 1,2,3,4 (4000MW), Bà Rịa, Thủ Đức.
+ Xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất.
+ Đường dây 500KV từ Hòa Bình đến Phú Lâm có vai trò q/trọng c/cấp năng lượng cho vùng.
+ Xây dựng các trạm biến áp 500KV và một số mạch 500KV.
- Hình thành các khu CN, khu chế xuất,…
*. Hướng giải quyết
- Sự phát triển CN của vùng không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài (từ 1986 - 2006 thu hút vốn đăng kí 42019,8 triệu USD – 50% cả nước).
- Tăng cường cơ sở năng lượng, XD cơ cấu ngành CN đa dạng. Cần chú ý bảo vệ môi trường.
b/ Trong khu vực dịch vụ
*. Biểu hiện
- Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
- Các hoạt động d/vụ ngày càng phát triển đa đạng (thương mại, ngân hàng, tài chính, du lịch,...).
- ĐNB dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.
*. Hướng giải quyết
Hoàn thiện CS hạ tầng dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình d/vụ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài,...
c/ Trong nông, lâm nghiệp
*. Biểu hiện
- Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu (do có mùa khô kéo dài). Nhiều công trình thủy lợi đã được XD: hồ Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay, dự án thủy lợi Phước Hòa,...đảm bảo nước tưới tiêu, tăng diện tích và hệ số sử dụng đất, đảm bảo LTTP trong vùng.
- Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị thế của vùng: những vườn cao su già, n/suất thấp được thay bằng các giống cao su cho n/suất cao, sản lượng cao su không ngừng tăng.
- ĐNB đã trở thành vùng sản xuất chủ yếu cà phê, tiêu, điều.
- Mía và đậu tương vẫn chiếm hàng đầu trong cơ cấu cây công nghiệp ngắn ngày.
*. Hướng giải quyết
- Cần bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn. Các vườn quốc gia cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
- Thay đổi cơ cấu cây trồng. - XD các công trình thủy lợi.
d/ Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển
*. Biểu hiện
- Vùng biển và bờ biển có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Việc phát triển công nghiệp khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Việc phát triển CN lọc hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí đã thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu KT và sự phân hóa lãnh thổ của vùng, nâng cao vị thế của vùng trong cả nước.
- Cần chú ý vấn đề môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
- Ngành đánh bắt và NTTS phát triển.
- Cảng Sài Gòn lớn nhất nước ta, cảng Vũng tàu.
- Vũng tàu là nơi nghỉ mát nổi tiếng.
*. Hướng giải quyết
- P/triển tổng hợp KT biển: khai thác dầu khí, du lịch biển, GTVT biển, khai thác và NTTS,....
- Chú trọng việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường 4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp - Thời gian 3p
- GV nhắc nhở, kiểm tra việc hoàn thiện các nội dung y/c của bài học. Sử dụng sơ đồ củng cố nội dung kiến thức bài học.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài thực hành 40 sgk, sưu tầm một số hình ảnh về hoạt động KT của Đông Nam Bộ.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Thời gian 6p 1. Kiểm tra đánh giá
*. Mục tiêu: củng cố, khắc sâu kiến thức, đánh giá việc nắm bắt kiến thức vùng củaHS.
*. Phương pháp: cá nhân
*. Hệ thống câu hỏi
Câu 1. Vùng Đông Nam Bộ bao gồm mấy tỉnh, thành phố?
A. 5. B. 6. C.7. D. 8- Câu 2. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Bình Phước. B. Tây Ninh. C. Đồng Nai. D. Long An.
Câu 3. Diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là
A. 44,4 nghìn km² B.51,5 nghìn km² C. 54,7 nghìn km² D. 23,6 nghìn km² Câu 4. Số dân của Đông Nam Bộ năm 2006 là
A. 4,9 triệu người. B. 8,9 triệu người. C. 12 triệu người. D. 17,4 triệu người.
Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?
A. Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác.
B. Đứng sau một số vùng khác về GDP.
C. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp.
D. Gía trị hàng xuất khẩu đứng đầu ở nước ta.
Câu 6. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?
A. Có nền KT hàng hóa phát triển muộn hơn so với vùng Đồng bằng sông Hồng.
B. Cơ cấu KT CN, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước.
C. Đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên. D.
Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.
Câu 7. Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là:
A. Đất cát. B. Đất badan. C. Đất xám. D. Đất phù sa.
Câu 8. Đất badan chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất của vùng Đông Nam Bộ?
A. 30%. B. 40%. C. 50% D. 70%
Câu 9. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ của vùng ĐNBộ, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh A. Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước. B. Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
C. Bình Phước và Đồng Nai. D. Tây Ninh và Bình Dương.
Câu 10. Đặc điểm nổi bật của đất phù sa cổ ở vùng ĐNBộ là:
A. Giàu chất dinh dưỡng. B. Thoát nước tốt.
C. Có tầng mùn dày. D. Phân bố chủ yếu tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
2. GV đánh giá, tổng kết tiết học IV. RÚT KINH NGHIỆM
………
………
………
………
Ngày soạn:
Tuần: 28 Tiết : 45 Bài 40. TH ỰC HÀNH