THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo)

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm địa lý 12 (Trang 34 - 39)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần:

1 Kiến thức

- Biết được nguyên nhân và biểu hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo độ cao của địa hình.

- Phân tích được đặc điểm tự nhiên 3 miền 2. Kĩ năng

-Khai thác kiến thức trên bản đồ.

- Kĩ năng phân tích tổng hợp để thấy mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm của miền.

3. Thái độ

Có tinh thần yêu khoa học, am hiểu và vận dụng tốt vấn đề tự nhiên vào việc sử dụng, cải tạo tự nhiên nước ta. Có tinh thần hợp tác trong giải quyết vấn đề nhận thức.

4. Nâng cao phát triển năng lực.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa của khí hậu theo độ cao.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp

- Đàm thoại gợi mở.

- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ - Thảo luận nhóm

2. Phương tiện

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Một số hình ảnh về các hệ sinh thái.

- Atlat Địa lí Việt Nam.

- Bản đồ các miền địa lí tự nhiên Việt Nam.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

- Vào bài: Nhìn chung, khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Tuy nhiên các đỉnh núi cao ở PB, Đà lạt ở PN vẫn trồng được nhiều loại rau quả ôn đới và ở đây có khí hậu mát mẻ lạ thường. Tại sao có hiện tượng đó? Chúng ta cùng tùm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động l: Cả lớp

- GV: Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao? Sự phân hoá theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào?

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV chuẩn kt

Hoạt động 2: Nhóm.

3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

* Nguyên nhân:

- Do địa hỡnh nước ta ắ diện tớch là đồi nỳi.

- Sự thay đổi của nhiệt và ẩm theo độ cao.

+Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm

- Nhóm l: Tìm hiểu đai nhiệt đới gió mùa.

- Nhóm 2: Đai cận nhiệt gió mùa trên núi.

- Nhóm 3: Đai ôn đới gió mùa trên núi +Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, dại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

+Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.

GV đặt câu hỏi cho các nhóm:

Hoạt động 3: Nhóm.

- GV xác định trên bản đồ 3 miền địa lý tự nhiên của VN.

- Bước 1: GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu các đặc điểm của một miền địa lí tự nhiên (Xem phiếu học tập phần phụ lục).

+ Nhóm 1: tìm hiểu đặc điểm miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

+ Nhóm 2: tìm hiểu đặc điểm miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

+Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm miền Nam Ttung và Nam Bộ.

- Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.

(Xem thông tin phản hồi phần phụ lục).

GV đưa câu hỏi cho các nhóm:

Câu hỏi cho nhóm l: Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

Câu hỏi cho nhóm 2: Hướng tây bắc - đông nam của các dãy núi Trường Sơn có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền? Địa hình núi trung bình và núi cao

* Biểu hiện:

Theo độ cao thiên nhiên nước ta phân hóa ra 3 đai:

(phụ lục)

4. Các miền địa lí tự nhiên (Phụ lục)

chiếm ưu thế ảnh hưởng như thế nào đối với thổ nhưỡng - sinh vật trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

Câu hỏi cho nhóm 3: Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam BỘ có khí hậu cận xích đạo với 2 mùa mưa không rõ rệt.

Đặc điểm của khí hậu có ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp của miền này?

IV. CỦNG CỐ

1. Trình bày những đặc điểm phân hóa của thiên nhiên Việt Nam?

2. Theo em sự phân hóa này mang lại những mặt thuận lợi và khó khăn gì cho nền kinh nước ta?

V. DẶN DÒ

Làm bài tập SGK, xem trước bài mới PHẦN RÚT KINH NGHIỆM

Phụ lục 1.

Đai cao Đặc điểm khí hậu Các loại đất chính Cảnh quan Đai nhiệt đới gió

mùa - Độ cao:

+ MB: <600-700m +MN: 900-1000m

- Nhiệt đới: nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, độ ẩm từ khô hạn đến ẩm ướt.

- 2 hệ đất chính: phù sa và fralit

- Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

- Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa trên đá vôi, rừng tràm, rừng ngập mặn, xavan.

Cận nhiệt gió mùa trên núi.

- Độ cao:

+MB: 600-2600m +Mn: 900-2600m

- Mát mẻ, không tháng nào nhiệt độ >250C.

- Mưa nhiều, độ ẩm tăng.

- Từ 600-1600m đất feralit có mùn.

- >1600m đất mùn

- Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.

- rừng sinh trưởng kém.

Ôn đới gió mùa trên núi

- Độ cao: > 2600m

Quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C.

Đất mùn thô Thực vật ôn đới

Phụ lục 2.

Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc

Bắc Bộ Miền Tây Bắc Và Bắc

Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Phạm vi - Tả ngạn sông Hồng: gồm

vùng núi ĐB và ĐBSH - Hữu ngạn sông Hồng đến

dãy Bạch Mã Từ 160B trở xuống phía Nam.

Địa hình - Gồm đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm 2/3 diện tích.

-Hướng núi: vòng cung

- Địa hình núi TB và núi cao chiếm ưu thế, độ dốc lớn. Có CN, SN đồng bằng ở giữa núi.

- Hướng: TB-ĐN.

- Chủ yếu là cao nguyên Đồng bằng nam bộ thấp, phẳng.

- Hướng vùng cung, sườn Đông dốc mạnh, sườn Tây thoải.

Khoáng sản

Giàu khoáng sản: than, sắt,

Có đất hiếm, sắt, crôm, titan Dầu khí, bôxit Khí hậu - Mùa đông lạnh,mưa ít -

mùa hạ nóng mưa nhiều, biến động thất thường và có bão.

- Gió mùa Đb suy yếu và biến tính.

- Có hiện tượng phơn, nhiều bão, mưa vào thu đông, có lũ tiểu mãn.

- Cận xđ, Phân thành mùa mưa và mùa khô

Sông ngòi Dày đặc chảy theo hướng TB- ĐN và vòng cung.

Có độ dốc lớn, chảy theo hướng, Tb- Đn và tây đông là chủ yếu.

Dày đặc với 2 hệ thống sông lớn Mê kông và Đồng Nai.

Sinh vật Nhiệt đới và á nhiệt đới Có đủ hệ thống đai cao Nhiệt đới, cận xích đạo. có rừng ngập mặn.

Thế mạnh - Địa hình nhiều kiểu, hấp dẫn khách du lịch.

- KH thuận lợi để đa dạng hóa cây trồng, mùa vụ.

- Giàu thủy năng, khoáng sản.

- Thủy điện, biển, đất feralit đỏ vàng.

- ĐB rộng, màu mỡ, giàu giá trị thủy điện, KH nóng ẩm, dầu mỏ và TN biển giàu có.

Khó khăn - Mùa đông lạnh, đồi núi trọc

- Hiểm trở, bị chia cắt, đb hẹp, ít màu mỡ, bão, lũ, hạn hán.

- Nhiễm phèn, nhiễm mặn, suy thoái tài nguyên, cải tạo tài nguyên.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Bài 13

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm địa lý 12 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w