Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật thương mại về chế tài phạt vi phạm hợp đồng

Một phần của tài liệu Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của luật thương mại 2005 (Trang 22 - 25)

Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 VỀ CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật thương mại về chế tài phạt vi phạm hợp đồng

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật thương mại về chế tài phạt vi phạm hợp đồng.

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng là một trong những loại chế tài có nguồn gốc lịch sử lâu đời do đó pháp luật Việt Nam cũng như trong pháp luật nhiều nước trên thế giới đều có quy định về phạt vi phạm hợp đồng. Ngày nay, loại chế tài này vẫn hiện diện một cách thường xuyên và đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ kinh doanh, thương mại. Trước đây, ở Việt Nam có 3 văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng, đó là Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, Luật TM 1997 và BLDS 2005. Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật quốc gia, các quy định pháp luật về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại còn được quy định trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và pháp luật nước ngoài (nếu các bên trong quan hệ hợp đồng có quyền và thỏa thuận lựa chọn áp dụng hoặc điều ước quốc tế dẫn chiếu đến). Ví dụ Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG 1980), Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC)…

Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu bước vào công cuộc đổi mới trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực pháp luật. Để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế được ban hành vào ngày 29 tháng 9 năm 1989. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế tuy được xem là văn bản quy phạm pháp luật có nhiều bất cập nhưng lại là một trong những văn bản quy phạm pháp luật có ảnh hưởng lớn trong thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng và quá trình lập pháp về hợp đồng. Vấn đề phạt vi phạm đã chưa được thể hiện rõ và nhất quán trong pháp luật Việt Nam thời điểm này.

Theo quy định của Pháp lệnh HĐKT năm 1989, phạt vi phạm là một chế tài tiền tệ, mang tính bắt buộc, được đương nhiên áp dụng theo quy định khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 29: “Bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt hợp đồng và trong trường hợp có thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại”. Điều 19 Pháp lệnh HĐKT 1989 quy định: “Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế do các bên thỏa thuận trong khung phạt đối với từng loại hợp đồng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có quy định của pháp luật, các bên có quyền thỏa thuận về mức tiền phạt.” Như vậy

18

phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng không phụ thuộc vào việc có hay không có thiệt hại. Trong Pháp lệnh HĐKT đặt ra giới hạn hai chiều đối với mức phạt vi phạm là “từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm” (Điều 29). Thực tế có nhiều trường hợp, số tiền phạt vi phạm và số tiền bồi thường thiệt hại sẽ lớn hơn thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. Cũng chính vì điều đó mà phạt vi phạm được xem là một biện pháp được áp dụng nhằm củng cố quan hệ hợp đồng kinh tế, nâng cao y thức tôn trọng pháp luật hợp đồng kinh tế nói riêng, pháp luật quản lý kinh tế nói chung đồng thời phòng ngừa vi phạm hợp đồng kinh tế.11

Luật TM 1997, Luật Thương mại đầu tiên của Việt Nam được ban hành đánh dấu một bước phát triển mới trong hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam. Nhưng khi Luật TM năm 1997 có hiệu lực, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 vẫn không bị bãi bỏ, dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn khi áp dụng vào thực tiễn. Trải qua nhiều năm thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập và trở thành một đạo luật có hiệu quả áp dụng trong thực tế không cao. Nhiều vấn đề do luật quy định đã trở nên lạc hậu không đáp ứng được trình độ phát triển của kinh tế và xã hội Việt Nam cũng như thực tiễn thương mại quốc tế, trong đó không ngoại trừ quy định về phạt vi phạm. Điều 266, Luật TM 1997 quy định: Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Căn cứ phát sinh quyền đòi tiền phạt quy định tại Điều 277, Luật TM 1997: không thực hiện hợp đồng, thực hiện không đúng hợp đồng. Qua đó thấy được sự thiếu sót và bất hợp lý trong quy định về chế tài này.

Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 ra đời đánh dấu bước phát triển mới bước phát triển của pháp luật về hợp đồng và là sự thống nhất pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Các quy định về hợp đồng trong thương mại đó có những thay đổi cơ bản cả về kỹ thuật lập pháp và nội dung lập pháp. Luật TM 2005 là nguồn quan trọng điều chỉnh các giao dịch thương mại giữa các thương nhân với nhau và với các bên có liên quan nhằm triển khai hoạt động kinh doanh… Luật TM 2005 xây dựng trên cơ sở tiếp tục phát triển các quy định mang tính chất nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, cụ thể hóa những nguyên tắc này cho thích hợp để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong kinh doanh. Bên cạnh các quy định trong BLDS 2015 và Luật TM 2005 (sửa đổi năm 2017), một số hợp đồng đặc thù trong thương mại

11Dương Anh Sơn - Lê Thị Bích Thọ (2008), “Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lý số 01/2005

19

còn được điều chỉnh bởi quy định trong các luật chuyên ngành như: Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010, Luật xây dựng 2014, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015… Thông thường, ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, mỗi loại hợp đồng cụ thể còn chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành đó. Nguyên tắc áp dụng pháp luật được xác định rõ trong Luật Thương mại hiện hành là: Hợp đồng trong hoạt động thương mại phải tuân theo Luật Thương mại và pháp luật có liên quan. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong Luật Thương mại và pháp luật có liên quan. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.12

Trong quan hệ giữa các thương nhân, pháp luật thương mại ra đời là cần thiết để duy trì và bảo đẳm sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Khi một hợp đồng trong hoạt động thương mại đã được giao kết hợp pháp và pháp sinh hiệu lực pháp luật thì các bên phải thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã thỏa thuận trong hợp đồng. Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến hậu quả bên vi phạm phải chịu các hình thức trách nhiệm - chế tài.

Có thể thấy rằng, so với Luật TM 1997 thì Luật TM 2005 đã bổ sung thêm hai chế tài để giải quyết tranh chấp do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại đó là chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng và chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Ngoài ra Luật Thương mại 2005 còn mở rộng theo hướng tôn trọng sự thỏa thuận, lựa chọn chế tài của các bên tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng kinh doanh, thương mại, cụ thể Khoản 7, Điều 292 quy định: “Các biện pháp do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.13 Đây chính là điểm tiến bộ của Luật Thương mại 2005 so với Luật Thương mại 1997 bởi việc quy định như vậy thể hiện sự tôn trọng quyền tự do hợp đồng, quyền tự định đoạt trong các hoạt động sản xuất khinh doanh nói chung và việc giải quyết các tranh chấp do vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại nói riêng của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng nhằm thực hiện chủ trương của Đảng là: “Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng, tự chủ và tự chịu trách nhiệm kinh doanh”. Đồng thời

12 Tạ Khánh Hà (2012), Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam, tr. 14 – tr. 15

13 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tr. 321.

20

phản ánh các quy phạm pháp luật thương mại của Việt Nam đã tiến gần tới thông lệ quốc tế.

Trong các chế tài thương mại để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại được quy định trong Luật Thương mại 2005 thì chế tài phạt vi phạm là một chế tài cơ bản và thường xuyên được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Chính vì vậy, các quy định của pháp luật về chế tài phạt vi phạm cũng từng bước được hoàn thiện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của luật thương mại 2005 (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)