Kiến nghị hoàn thiện quy định về hình thức, thời điểm xác lập thỏa thuận phạt vi phạm, mức phạt vi phạm tối đa

Một phần của tài liệu Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của luật thương mại 2005 (Trang 48 - 52)

Chương 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định về hình thức, thời điểm xác lập thỏa thuận phạt vi phạm, mức phạt vi phạm tối đa

Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng, đảm bảo sự thống nhất của các văn bản pháp luật phải đảm bảo cho các chủ thể có tiềm năng có cơ hội tham gia thị trường một cách thuận lợi mà không bị cản trở bất hợp lý từ phía cơ quan công quyền. Hơn nữa xu thế hội nhập với nền kinh tế

31 Bản án số 04/2016/KDTM-ST, ngày 04/3/2016, v/v: “Yêu cầu hủy hợp đồng kinh tế, hủy hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán”, TAND Tp. Biên Hòa

44

khu vực và thế giới đang đặt ra yêu cầu cần phải dần xóa bỏ sự khác biệt không cần thiết trong pháp luật quốc gia và pháp luật cũng như tập quán thương mại quốc tế, nhất là trong lĩnh vực pháp luật về hợp đồng. Các chuẩn mực chung của thương mại quốc tế đang được Việt Nam từng bước áp dụng. Tuy nhiên, để học hỏi kinh nghiệm của pháp luật các nước và pháp luật quốc tế một cách chọn lọc và có hiệu quả, đòi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về từng hệ thống pháp luật, về bản chất cũng như phương thức vận hành của nó, bên cạnh đó là những điều kiện kinh tế, xã hội mà nó được sinh ra và tồn tại để từ đó thấy được những khoảng trống pháp luật Việt Nam đang tồn tại.

Khoảng trống pháp luật, là khái niệm chỉ khoảng cách giữa nội dung quy định của pháp luật và những giá trị của công lý. Có thể khẳng định rằng, hệ thống pháp luật do các nhà lập pháp (Nghị viện, Quốc hội) tạo ra luôn rất khó tiệm cận được với công lý. Đây là một trạng thái có thực bởi ngoài những rủi ro về kỹ thuật và quy trình lập pháp, pháp luật bị chi phối rất lớn bởi mong muốn của giới cầm quyền và những thỏa hiệp chính trị. Do vậy, pháp luật luôn có tình trạng khuyết thiếu những quy định để giải quyết các vụ việc, hoặc có những quy định không rõ ràng để giải quyết các trường hợp xảy ra một cách thấu đáo.32

Để giải Quyết khoảng trống pháp luật, phương thức đầu tiên phải nghĩ đến là các nhà lập pháp sẽ tiếp tục nỗ lực bổ sung, hoàn thiện pháp luật để lấp đầy các khoảng trống này.

Pháp luật hợp đồng Việt Nam về áp dụng chế tài phạt vị phạm với tư cách là một trong các biện pháp xử lý do vi phạm hợp đồng đã bộc lộ những bất cập trong cách tiếp cận. Việc khắc phục có lẽ theo định hướng làm cho pháp luật Việt Nam gần gũi hơn so với chuẩn mực chung của thế giới. Trên cơ sở tôn trọng tự do hợp đồng của các bên trong quan hệ hợp đồng, và phù hợp với thông lệ quốc tế, phạt vi phạm cần được duy trì, tuy nhiên phải có sự giám sát tư pháp. Nó cần sửa đổi nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng, và hướng tới hài hòa hóa pháp luật, giảm thiểu những khác biệt về hệ thống pháp luật các quốc gia phát triển.

Đặc biệt, kinh nghiệm từ Pháp phù hợp hơn với Việt Nam do mô hình pháp luật này

32 Trần Công Dũng (2018), “Khoảng trống pháp luật và mâu thuẫn giữa nhiệm vụ bảo vệ pháp luật và bảo vệ công lý của tào án”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn – số 37/2018, tr. 16 – tr. 17.

45

đã được kiểm nghiệm tại Việt Nam và đã cho thấy sự phù hợp với tâm lý và thói quen tư pháp lý của người Việt.33

Pháp luật nên để các bên trong quan hệ hợp đồng tự quyết định mức phạt vi phạm bởi lẽ hơn ai hết, các bên trong quan hệ hợp đồng cụ thể biết rõ phạt bao nhiêu là phù hợp với tính chất của vi phạm và khả năng chi trả. Liên quan đến vấn đề này, xét thấy cần phải xem xét lại mức giới hạn tối đa mức phạt 8%; sửa đổi theo hướng tăng mức phạt vi phạm hợp đồng hoặc không giới hạn mức phạt tối đa. Cơ sở để đưa ra đề xuất này, xuất phát từ những căn cứ sau:

Một là, bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên. Vì vậy, các bên hoàn toàn chịu trách nhiệm khi thỏa thuận chọn mức phạt.

Hai là, không nên giới hạn mức phạt, nhằm mục đích răn đe buộc các bên thực hiện đúng hợp đồng. Việc giới hạn mức phạt sẽ phần nào gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn mức phạt.

Ba là, chế tài bồi thường thiệt hại rất ít khi được tòa án và trọng tài chấp nhận khi bên bị vi phạm yêu cầu bồi thường.Vì vậy, việc cho phép các bên có quyền thỏa thuận mức phạt không hạn chế nhằm bảo vệ phần nào lợi ích cho bên bị vi phạm hợp đồng.34

Việc không quy định mức trần phạt vi phạm hợp đồng cũng phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015, thông qua đó nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng của các thương nhân cũng như đảm bảo sự tự do thỏa thuận của họ trong hoạt động thương mại.

Để chế định phạt vi phạm có thể phát huy hết khả năng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong hợp đồng thì khi soạn thảo các thỏa thuận trong hợp đồng, các bên cần có quy định về các trường hợp phạt vi phạm cũng như điều kiện để tiến hành phạt vi phạm một cách chi tiết và cụ thể nhất. Để khi có vi phạm xảy ra, các bên không phải lúng túng trong việc xác định đúng sai của sự việc, cũng như xảy ra các tranh chấp không đáng trong quan hệ hợp tác, dẫn đến những hậu quả không mong muốn trong quan hệ làm ăn hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, trong

33 Ngô Huy Cương (2016), “Sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp tới luật tư ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 12, tr. 3

34 Nguyễn Việt Khoa (2012), “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại 2005”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp. Nguồn http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat-thuong-mai-nam-2005.

46

quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, các bên cần lưu ý với điều khoản quy định về phạt vi phạm vì phải ghi nhận rõ điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng để đảm bảo khi có tranh chấp phát sinh, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu thanh toán tiền phạt vi phạm. Ngoài ra cũng cần đặc biệt lưu ý những điều khoản loại trừ trách nhiệm trường hợp vi phạm hợp đồng. Đối với yêu cầu phạt vi phạm, bên đưa ra yêu cầu phải chứng minh được hành vi vi phạm của bên kia trước tòa án. Sau khi xác định được là có hành vi vi phạm, đối với yêu cầu phạt vi phạm các bên chỉ căn cứ vào mức phạt đã được thỏa thuận trong hợp đồng để xác định. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế và quan hệ giao thương như hiện nay, việc quy định mức phạt vi phạm tối đa tại Luật Thương mại 2005 (sửa đổi năm 2017) là 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm còn quá thấp và không thực sự phù hợp. Mặt khác, hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và mua bán hàng hóa nói riêng ngày càng phát triển vì vậy mức giới hạn này cũng cần được nới rộng ra để cho các bên có thể tự do thỏa thuận phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Luật Thương mại cần quy định rõ mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm với các chế tài tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng theo hướng khi hợp đồng bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoặc hủy bỏ, nếu hợp đồng có quy định việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm thì vẫn áp dụng kết hợp các chế tài này.

Bổ sung quy định điều kiện để công nhận thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm hợp đồng giữa các bên. Luật Thương mại Việt Nam chỉ quy định các bên được tự do thỏa thuận các điều khoản miễn trách nhiệm trong hợp đồng mà không quy định về các trường hợp vô hiệu điều khoản miễn trừ trách nhiệm để thoái thác trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Việc quy định vi phạm nghĩa vụ một cách cố ý được coi là không có giá trị pháp lý như vậy sẽ tránh lợi dụng sự tồn tại của các thỏa thuận về miễn trách nhiệm để cố ý vi phạm hợp đồng mà không phải gánh chịu trách nhiệm, tạo sự công bằng hơn giữa các bên khi tham gia ký kết hợp đồng.

Điều 294, Luật Thương mại 2005 (sửa đổi năm 2017) quy định về việc miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng nhưng không quy định rõ sự kiện bất khả kháng xảy ra với chính chủ thể trong quan hệ hợp đồng hay xảy ra với bên thứ ba.

Điều kiện để được miễn trách nhiệm trong trường hợp do người thứ ba có quan hệ với một bên trong hợp đồng gặp sự kiện bất khả kháng cần phải được quy định cụ thể như sau: (i) sự kiện bất khả kháng mà bên thứ ba gặp phải phải đáp ứng các điều kiện là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho

47

phép; (ii) Hợp đồng của bên vi phạm với bên thứ ba có quan hệ mật thiết với hợp đồng thương mại giữa bên vi phạm và bên bị vi phạm; (iii) Việc bên thứ ba vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc vi phạm hợp đồng của bên vi phạm và bên vi phạm không thể khắc phục được.

Về trách nhiệm đối với hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng tại Điều 294 Luật thương mại 2005 (sửa đổi năm 2017) theo hướng: trường hợp quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không phù hợp, trái pháp luật gây thiệt hại cho bên vi phạm thì theo nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản, bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm trực tiếp với bên bị vi phạm, sau đó bên vi phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành quyết định bồi thường cho mình do quyết định sai trái đó gây ra thiệt hại.35

Một phần của tài liệu Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của luật thương mại 2005 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)