Chương 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo
3.2.3 Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng
Như trên đã phân tích, nguyên nhân của khoảng trống pháp luật có nguồn gốc từ các yếu tố chủ quan từ phía cơ quan lập pháp nên không thể chỉ trông chờ vào sự nỗ lực của hệ thống cơ quan này mà giải quyết được. Có một con đường khác để giải quyết vấn đề: hoạt động xét xử của tòa án. Lịch sử pháp lý của các quốc gia trên thế giới đã chứng minh. Trong khoảng trống thiếu vắng các quy định của pháp luật, Tòa án bằng năng lực phán xử của mình đã giải quyết từng tường hợp cụ thể một cách hợp lý. Những phán quyết đó thông qua sự công nhận của nhân dân (dư luận cộng đồng) sẽ trở thành các án lệ để áp dụng cho những trường hợp tương tự - một loại nguồn quan trọng của pháp luật.
Ở những nước theo hệ thống thông luật như Anh, Mỹ, Úc Canada,… công lý được bảo đảm rất tốt. Đây là điều hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, nhờ coi án lệ là nguồn quan trọng của pháp luật, mà các nước này đã bảo đảm được công lý dễ dàng hơn cho các công dân của mình. Án lệ do phán quyết của tòa án tạo ra, mà tòa án lại là thiết chế để bảo vệ công lý, nhờ đó án lệ cũng là nguồn pháp luật tiệm cận được công lý rất cao. Công lý được bảo vệ, xã hội tuân thủ pháp quyền, có lẽ đó là một trong những chìa khóa quan trọng đưa các quốc gia này phát triển thịnh vượng.
Như vậy, bảo vệ công lý tùy thuộc rất lớn vào hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án. Áp dụng pháp luật là phương thức để bù vào khoảng trống pháp luật.
36 Nguyễn Việt Khoa (2012), “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại 2005”, Tạp chí nghiên
cứu lập pháp. Nguồn http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/che-tai-phat-vi-pham-hop-111ong-theo- luat-thuong-mai-nam-2005
49
Ranh giới giữa lập pháp và tư pháp chỉ mang tính tương đối. Tòa án đến lượt mình cũng đã đóng góp vào quá trình hoàn thiện pháp luật. Vấn đề còn lại là phải áp dụng pháp luật như thế nào để đạt được công lý. Bởi lẽ, áp dụng pháp luật sai sẽ dẫn tới bất công và oan khuất, nhiệm vụ này rất vinh quang nhưng cũng rất nặng nề. Điều này giải thích vì sao Hiến pháp Việt Nam thận trọng khi trao nhiệm vụ này cho Tòa án.37
Khi phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về phạt vi phạm, thực tiễn lưu thông thương mại cho thấy có nhiều trường hợp mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận cao hơn rất nhiều so với thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra hoặc thiệt hại thực tế hầu như không xảy ra. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là phải xử lý như thế nào? Nếu buộc bên vi phạm phải trả tiền phạt theo mức thỏa thuận thì có phù hợp với nguyên tắc: thiệt hại phải được đền bù kịp thời và đầy đủ hay không? Câu trả lời hoàn toàn không. Pháp luật của nhiều nước cho phép điều chỉnh mức phạt vi phạm khi có yêu cầu của một trong các bên trong trường hợp thiệt hại thực tế do vi phạm là quá thấp so với mức phạt vi phạm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Vì vậy, Luật Thương mại nên bổ sung quy định cho phép Tòa án hạ mức tiền phạt mà các bên thỏa thuận theo yêu cầu của bên vi phạm, nếu họ chứng minh được rằng thiệt hại thực tế xảy ra là quá thấp so với mức phạt vi phạm mà các bên đã thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng.38
Trong xét xử các vụ án kinh doanh thương mại, đặc biệt là trong giải quyết các vụ việc tranh chấp có liên quan đến phạt vi phạm. Trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm lớn hơn 8% theo quy định của Luật Thương mại thì tòa án sẽ có quyền can thiệp. Thiết nghĩ rằng việc cho phép tòa án can thiệp, cụ thể là giảm mức hạt vi phạm khi mức phạt vi phạm đó do các bên thỏa thuận rõ ràng là quá mức so với hành vi vi phạm là một điều hoàn toàn hợp lý xuất phát từ nguyên tắc công bằng, thiện chí trong giao lưu dân sự. Bởi vì “nếu mức phạt vi phạm đã thỏa thuận rõ ràng là quá mức so với lợi ích mà người có quyền được hưởng từ nghĩa vụ chính, thì việc đòi một mức phạt vi phạm quá mức như vậy chính là sự “bóc lột” người có nghĩa vụ trong mối quan hệ với khoản lợi nhỏ hơn bị bỏ lỡ. Điều này rõ ràng là đi
37 Trần Công Dũng (2018), “Khoảng trống pháp luật và mâu thuẫn giữa nhiệm vụ bảo vệ pháp luật và bảo vệ công lý của tào án”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn – số 37/2018, tr. 17.
38 Đồng Thái Quang (2014), “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại 2005 – Một số vướng mắc về lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án Nhân dân kỳ II tháng 10-2014, số 20, tr 19
50
ngược lại nguyên tắc thiện chí và hoàn toàn công bằng khi trao cho tòa án quyền được giảm bớt mức phạt vi phạm dù đã có thỏa thuận.”39
Như vậy, khoảng trống pháp luật, mâu thuẫn giữa bảo vệ pháp luật và bảo vệ công lý chính là những vấn đề mà Tòa án phải đối diện trong quá trình bảo vệ pháp luật và bảo vệ công lý. Trao quyền chủ động cho Tòa án trong xét xử khi chưa có luật để từ đó tạo ra án lệ, bổ sung cho nguồn luật, san lấp một cách có hiệu quả khoảng trống pháp luật, nhiều quốc gia đã thực hiện. Tuy nhiên trao quyền cho Tòa án bác bỏ các quy định của pháp luật không phù hợp khi xét xử, khá nhiều quốc gia chưa làm được. Có rất nhiều lý do đã được đưa ra để giải thích: Tòa án chưa đủ khả năng, đủ uy tín; tinh thần kiểm soát quyền lực của cơ quan nhà nước (kể cả lập pháp) chưa được tuyệt đối đề cao… Những quốc gia làm được điều này khi đã mạnh dạn tin tưởng, trao quyền phán xử các quyết định của lập pháp (căn cứ vào Hiến pháp) cho Tòa án. Niềm tin này đã giúp cho Tòa án các quốc gia đó có được khả năng tuyệt vời trong việc bảo vệ công lý. Đây là một thực tiễn sinh động mà Việt Nam cần tham khảo, học hỏi trong quá trình xây dựng một thiết chế bảo vệ công lý của mình.40
Trong thực tế đã có những sự việc đáng tiếc dẫn đến tranh chấp không dáng có giữa các bên do sự không am hiểu về pháp luật thương mại nói chung cũng như chế tài phạt vi phạm nói riêng.
Bên cạnh các giải pháp pháp lý, để hoàn thiện pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong thương mại, cần kết hợp thực hiện nhiều giải pháp khác nhau.
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng trong thương mại cho các thương nhân nói riêng. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, kết hợp với công tác hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, nhằm khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ hợp đồng, nhấn mạnh hậu quả của việc vi phạm hợp đồng cũng như sự bất lợi khi áp dụng chế tài này.
39 Luật sư Đặng Bá Kỹ, Bàn về hình thức chế tài phạt vi phạm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nguồn: https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/BAN-VE-HINH-THUC-CHE-TAI-PHAT- VI-PHAM-DO-VI-PHAM-NGHIA-VU-TRONG-HOP-DONG-MUA-BAN-HANG-HOA-QUOC-TE- 13097/.
40 Trần Công Dũng (2018), “Khoảng trống pháp luật và mâu thuẫn giữa nhiệm vụ bảo vệ pháp luật và bảo vệ công lý của tào án”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn – số 37/2018, tr. 18.
51
Thứ hai, tăng cường hợp tác và học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng, thực thi pháp luật về kinh doanh thương mại nói chung và pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng nói riêng.
52