Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 VỀ CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
2.3 Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và các chế tài khác được quy định
2.3.1 Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Để có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm một cách chính xác thì một vấn đề được đặt ra là cần phải phân biệt được giữa chế tài này với chế tài trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai chế tài thường xuyên được áp dụng trong các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại… Bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng, các chế tài này còn góp phần lớn vào việc ổn định quan hệ hợp đồng, yêu cầu các bên phải thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản đã thỏa thuận. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp, khi hợp đồng phát sinh tranh chấp, tuy các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm nhưng các bên vẫn đòi phạt vi phạm do có sự nhầm lẫn với chế tài bồi thường thiệt hại. Việc nhầm lẫn hoặc không phân biệt rạch ròi hai chế tài dẫn đến gặp bất lợi trong trường hợp phát sinh tranh chấp khi thực hiện hợp đồng. Theo Luật Thương mại 2005 (sửa đổi năm 2017), tại Điều 302 quy định như sau: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn
22 Trần Thị Kim Oanh (2014), Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp
đồng thương mại, tr. 52 – tr. 54
32
thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”
Như vậy có thể nói rằng mục đích của việc áp dụng chế tài phạt vi phạm hoàn toàn giống với mục đích của việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Một câu hỏi được đặt ra là, nếu mục đích của phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại đều là khôi phục quyền lợi vật chất của bên bị vi phạm thì đâu là sự khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi hường thiệt hại.
Về mặt pháp lý, hai chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm có tính độc lập với nhau. Trong đó, bồi thường thiệt hại là việc bù đắp lại những lợi ích, tinh thần bị mất của bên vi phạm cho các bên còn lại, phạt vi phạm lại mang tính chất trừng phạt, ngăn ngừa hành vi vi phạm và yêu cầu các bên phải nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng.
Đối với chế tài bồi thường thiệt hại, chủ thể đòi bồi thường thiệt hại phải chứng minh được rằng có thiệt hại thực tế xảy ra, có hành vi vi phạm hợp đồng, hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Đồng thời bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất. Và tất nhiên là, chủ thể vi phạm không rơi vào các trường hợp miễn trách nhiệm được quy định của pháp luật thương mại. Theo các quy định này thì để được bồi thường thiệt hại, chủ thể bị vi phạm phải trải qua một quá trình chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Theo đó, phạt vi phạm phải được thỏa thuận trong hợp đồng, còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại không cần có sự thỏa thuận, tự nó sẽ phát sinh khi hội tụ đủ các điều kiện đã nêu ở trên. Mục đích của biện pháp này là khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, vì thế thiệt hại bao nhiêu thì sẽ bồi thường bấy nhiêu. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng có một nhược điểm đó là bên có quyền muốn được bồi thường thiệt hại thì bắt buộc phải chứng minh được có hành vi vi phạm, có thiệt hại xảy ra cũng như có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra, một việc không hề dễ dàng trong thực tiễn, mất rất nhiều thời gian và chi phí. Nhược điểm này được khắc phục bởi hình thức trách nhiệm phạt vi phạm. Do bản chất của phạt vi phạm là phải có thỏa thuận trong hợp đồng, nên khi có vi phạm xảy ra mà các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì các bên chỉ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại mà thôi. Trong trường hợp các
33
bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại. Quy định này xuất phát từ bản chất của hai chế định này là khác nhau, chế định phạt vi phạm nhằm ngăn ngừa các vi phạm có thể xảy ra trong hợp đồng, còn chế định bồi thường thiệt hại nhằm vào việc khắc phục thiệt hại do hậu quả của hành vi vi phạm xảy ra. Một chế định xuất phát từ sự dự liệu về quan hệ của các bên khi tiến hành ký kết hợp đồng, còn một chế định xuất phát từ yêu cầu bù đắp những tổn thất do hành vi vi phạm gây ra. Vì thế chế tài phạt vi phạm có thể áp dụng cho dù chưa có thiệt hại xảy ra hoặc thiệt hại nhỏ hơn mức phạt vi phạm. Trong khi đó chế tài bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất nên sẽ chỉ bằng thiệt hại đã xảy ra hoặc thậm chí nhỏ hơn thiệt hại đã xảy ra.23
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Khoản 3, Điều 418: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc phải vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.” Tuy nhiên, xuyên suốt quy định của Luật Thương mại hiện hành và các văn bản hướng dẫn đi kèm, không có quy định nào ràng buộc trong một hợp đồng thương mại nếu đã quy định phạt vi phạm thì không được áp dụng thêm chế định bồi thường thiệt hại. Điều 307, Luật Thương mại 2005 (sửa đổi năm 2017), quy định về quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.” Ngoài ra cũng theo tinh thần của Điều 307, Luật TM 2005 (sửa đổi năm 2017), các nhà làm luật muốn nhấn mạnh việc chế tài phạt vi phạm có thể áp dụng đồng thời với chế tài buộc bồi thường thiệt hại, hay nói cách khác, việc áp dụng chế tài phạt vi phạm không làm mất quyền áp dụng chế tài buộc bồi thường thiệt hại của bên bị vi phạm. Đồng thời được quy định trong Điều 316, Luật TM 2005 (sửa đổi năm 2017): “Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.” Như vậy theo quy định tại điều này thì chế tài buộc bồi thường
23 Nguyễn Việt Khoa (2012), “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại 2005”, Tạp chí nghiên
cứu lập pháp. Nguồn http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/che-tai-phat-vi-pham-hop-111ong-theo- luat-thuong-mai-nam-200
34
thiệt hại có thể áp dụng cùng một lúc với các chế tài khác bao gồm cả chế tài phạt vi phạm. Không những thế nội dung của Điều 307 lại quá nhấn mạnh đến căn cứ áp dụng của điều khoản phạt vi phạm mà không đề cập đến căn cứ áp dụng của chế tài buộc bồi thường thiệt hại nên dẫn đến những lúng túng và hiểu nhầm cho các thương nhân khi áp dụng.24 Tuy nhiên các bên trong hợp đồng thương mại nếu đồng thời quy định cả hai loại chế tài trong nội dung hợp đồng thì phải tách biệt rõ đâu là khoản tiền bồi thường thiệt hại, đâu là khoản tiền phạt vi phạm. Bởi nếu không rõ ràng hoặc mô tả rằng đó là khoản tiền phạt vi phạm mà số tiền phạt lại vượt quá mức quy định thì phần vượt quá đó cũng không có giá trị pháp lý. Mặt khác, nếu cho rằng đó là một khoản tiền bồi thường thì việc các bên thỏa thuận trước cũng không phù hợp quy định pháp luật vì nguyên tắc xác định mức bồi thường là giá trị thiệt hại phát sinh trên thực tế.
2.3.2 Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm với chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng Luật Thương mại 2005 (sửa đổi năm 2017) có các điều khoản quy định về việc kết hợp các chế tài thương mại, trong đó có các điều khoản quy định cụ thể về mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại với tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên mối quan hệ giữa chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng với chế tài phạt vi phạm lại chưa được đề cập đến. Vì chưa được quy định rõ trong luật nên vấn đề này còn tồn tại nhiều quan điểm.
Trước hết xét mối quan hệ giữa chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng và chế tài phạt vi phạm. Căn cứ vào bản chất của phạt vi phạm là nhằm răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm, tăng cường ý thức tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng của các bên, mặt khác bản chất của đình chỉ thực hiện hợp đồng là tạm thời ngừng thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng và hợp đồng chỉ chấm dứt kể từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Do đó, bên bị vi phạm hoàn toàn có thể áp dụng kết hợp chế tài phạt vi phạm với chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng. Điều đó có nghĩa là trong thời gian áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng thì hợp đồng giữa hai bên vẫn tồn tại, và nếu các bên có thỏa thuận áp dụng chế tài phạt vi phạm thì hoàn toàn có thể kết hợp hai chế tài này.
2.3.3 Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài hủy bỏ hợp đồng
24 Đồng Thái Quang (2014), “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại 2005 – Một số vướng
mắc về lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án Nhân dân kỳ II tháng 10-2014.
35
Tương tự như mối quan hệ giữa đình chỉ thực hiện hợp đồng với phạt vi phạm thì mối quan hệ giữa hủy bỏ hợp đồng với chế tài phạt vi phạm cũng chưa được đề cập trong luật. Theo Điều 314 Luật TM 2005 (sửa đổi năm 2017), khi hợp đồng bị hủy bỏ thì nó không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng là một nội dung của hợp đồng mà hợp đồng hủy bỏ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, do đó tồn tại quan điểm cho rằng thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng cũng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết dẫn đến không có cơ sở để áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng.
Thực chất thỏa thuận phạt vi phạm là một nội dung của hợp đồng nhưng về mặt pháp lý, thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng có tính độc lập so với hợp đồng, tương tự như thỏa thuận Trọng tài. Theo đó, việc áp dụng chế tài phạt vi phạm bên cạnh đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng sẽ giúp bên bị vi phạm lấy lại phần nào sự cân bằng. Do đó mà thực tiễn pháp lý của chúng ta theo hướng cho phép kết hợp hai chế tài này. Như vậy, theo lý luận cũng như thực tiễn, phạt vi phạm hợp đồng hoàn toàn có thể kết hợp với đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng khi có vi phạm. Tuy nhiên, việc pháp luật không có quy định rõ ràng về vấn đề này thì khi có hành vi vi phạm xảy ra thì dễ xảy ra tranh chấp giữa các bên trong việc xác định bên bị vi phạm có quyền áp dụng đồng thời chế tài phạt vi phạm với một trong các chế tài đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng hay không.
36