Xuất giải pháp thu gom và quản lý rác thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và phương hướng, giải pháp bảo vệ môi trường 2014 2020 (Trang 56 - 58)

- Hiện tại làng nghề Đại Bái đang được coi là một điểm nóng về vấn đề

4.3.2. xuất giải pháp thu gom và quản lý rác thải

- Tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc tham gia xử lý, phân loại rác thải ngay tại các hộ gia đình, phát động phong trào “không dùng túi nilon”, khuyến khích xã hội hóa hoạt động thu gom, xử lý rác thải.

- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học: EM, túi bao bì tái chế, chế phẩm Bokashi,… hạn chế dùng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

- Hướng dẫn người dân thu gom, xử lý vệ sinh đối với các loại bao bì chứa đựng hóa chất, bao bì nilon thay thế bằng các túi bao bì dễ tái chế.

- Thu gom, tái chế chất thải, rác thái sản xuất công nghiệp

- Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn nông thôn, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn. Hiện nay hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn chỉ mang tính chất tự phát, xuất phát từ các mô hình bảo vệ môi trường của các tổ chức, đoàn thể nên vấn đề đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất còn rất hạn chế.

- Xây dựng, nhân rộng và tuyên truyền các mô hình tiên tiến về BVMT trên địa bàn huyện như mô hình hợp tác xã vệ sinh môi trường, mô hình đội tự quản vệ sinh môi trường,…

- Đối với công tác quản lý rác thải:

+ Phải có quỹ đất dành cho bãi rác tập trung đủ rộng để có thể chứa rác thải trong một thời gian dài khoảng từ 10- 50 năm; tốt nhất là loại đất có mục đích sử dụng thấp, hay bị hoang hoá để giảm chi phí đầu tư; có diện tích dành cho xây dựng các công trình phụ trợ như bãi đỗ xe, dải cây xanh quanh bãi thải, vv.

+ Có nguồn cung cấp đất để phủ rác.

+ Khu vực bãi rác phải ở xã khu vực dân cư; xã nguồn nước; cuối hướng gió ít ảnh hưởng đến các hộ dân sống xung quanh.

+ Có hệ thống mương rãnh thoát nước, có hệ thống xử lý nước rỉ rác. + Có nước sạch lấy từ nơi khác đến.

+ Bãi rác nằm vị trí thuận lợi nhất cho việc trung chuyển rác từ địa bàn các xã, thị trấn vào đổ.

+ Nền đất của khu vực phải rắn, ít thấm nước, tốt nhất là nền đất sét để tránh rò rỉ và thấm nước rỉ rác xuống mạch nước ngầm.

+ Phân lô đất dành riêng cho từng loại chất thải, đặc biệt là chất thải rắn độc hại, khó phân huỷ.

+ Xây dựng kế hoạch hậu bãi thải (bãi thải sau khi ngừng hoạt động). - Phương thức thu gom:

+ Đối với rác thải sinh hoạt vẫn áp dụng phương thức thu gom tại các hộ trên địa bàn các xã, thị trấn và chở về nơi quy định tiến hành chôn lấp, đây là phương thức phù hợp vừa đem lại hiệu quả cao mà chi phí vận hành lại thấp.

+ Đối với rác thải tại các cụm công nghiệp, thì các doanh nghiệp cần phải xử lý trước khi thải ra môi trường, rác thải do các doanh nghiệp phát sinh thì doanh nghiệp phải tự xử lý.

Biện pháp xử lý chất thải vật nuôi

Đối với các khu trang trại chăn nuôi lớn phải tận dụng nguồn phân để làm bếp Biogas

Hoặc xây các trạm chế biến xử lý phân rác để chế tạo thành phân hữu cơ vinh sinh.

Đối với các hộ dân chăn nuôi quy mô nhỏ, phải ủ phân chuồng theo phương pháp truyền thống để tạo ra các phân ủi mục bón cây trồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và phương hướng, giải pháp bảo vệ môi trường 2014 2020 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w