Đánh giá hiện trạng môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và phương hướng, giải pháp bảo vệ môi trường 2014 2020 (Trang 39 - 47)

Môi trường nước huyện Gia Bình chịu tác động của nhiều hoạt động từ: Các nhà máy, xí nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước rửa trôi từ đồng ruộng.

Trong nông nghiệp việc sử dụng thuốc trừ sâu không đúng tiêu chuẩn quy định là rất phổ biến. Các thuốc bảo vệ thực vật dùng chủ yếu là nhóm photpho hữu cơ và cacbamate, phần phân hủy chưa hết của chúng đã gây tác hại trực tiếp lên môi trường nước. Sự ô nhiễm các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, các loại vi trùng không những làm mất đi độ phì nhiêu của đất mà còn làm ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân.

Môi trường nước trên các sông thuộc địa phận huyện bị ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt chưa được xử lý làm ảnh hưởng đến môi trường nước đã gây tác hại lớn đến môi trường thủy sản, nông nghiệp và các hoạt động khác.

Nguồn nước mặt huyện Gia Bình tập trung chủ yếu tại các ao, hồ, sông. Sông Đuống là nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Gia Bình, chảy qua phía Bắc với tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3 và hàm lượng phù sa rất cao.

số khu vực thuộc xã Quỳnh Phú và xã Đông Cứu. Số liệu thống kê cho thấy, trên địa bàn huyện chưa có hệ thống khai thác nước tập trung mà hầu hết là khai thác từ những giếng khoan đơn lẻ, lỗ khoan tự phát dùng cấp nước cho sinh hoạt hộ gia đình.

Trong những năm gần đây do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hơn nữa là việc sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn huyện như làng nghề đúc đồng Đại Bái đã gây ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn đất, nước, không khí tại huyện. Với đặc thù là làng nghề tái chế kim loại nên tại đây thải ra nước thải có chứa bã xỉ kim loại, tạp chất, xỉ than, các khuôn đúc bằng đất sau quá trình đúc đồng được đập bỏ, … Chất thải dạng lỏng như hoá chất dùng tẩy rửa và đánh bóng sản phẩm. Dạng khí như khí thải từ quá trình đốt lò, bụi than, bụi kim loại.

Bảng 4.8: Chất lượng nước mặt tại một số điểm trên địa bàn huyện STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả

QCVN 08:2008/ BTNMT M1 M2 M3 M4 M5 A2 B1 1 pH 4,8 5,1 4,9 5,5 5,3 6 - 8,5 5,5-9 2 Nitơ tổng mg/l 1,4 7,0 2,8 4,2 5,6 - - 3 COD mg/l 17,7 13,7 8,0 12.3 8,7 15 30 4 BOD5(20oC) mg/l 11,5 21,5 2,3 3,7 5,3 6 15 5 Chất rắn lơ lửng mg/l 60,0 70,0 15,0 28,0 29,0 30 50 6 E.Coli MPN/100ml 85 75 19 35 27 50 100 7 Coliform MPN/100ml 5300 4600 2700 370 0 250 0 5000 7500

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Gia Bình) [7].

Ghi chú:

+ M1: Mẫu nước ao khu vực Bệnh viện đa khoa huyện Gia Bình. + M2: Mẫu nước ao tại làng nghề mây tre đan Xuân Lai.

+ M3: Mẫu nước giếng khơi nhà ông Bùi Sỹ Trúc, thôn Du Tràng, xã Giang Sơn.

+ M4: Mẫu nước ao khu vực dân cư thị trấn Gia Bình. + M5: Mẫu nước ruộng lúa xã Bình Dương.

QCVN 08: 2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

+ Cột A2 dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

+ Cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

Nhận xét:

Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt cho thấy. + Chỉ tiêu pH tại tất cả các điểm đo đều đạt TCCP.

+ COD tại điểm đo M1 không đạt TCCP vượt cột A2 LÀ 1,18 lần. Các điểm còn lại đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

+ BOD5 tại M2 vượt tiêu chuẩn cho phép so với cả 2 cột A2 và B1. + Chất rắn lơ lửng tại điểm M1 vượt tiêu chẩn cho phép so với cột A2 là 2 lần, M2 vượt tiêu chuẩn cho phép so với cột A2 là 2,3 lần, so với cột B1 là 1,4 lần. Các điểm còn lại đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

+ E.coli tại hai điểm đo M1, M2 có chỉ số vượt TCCP từ 1,5 - 1,7 lần so với cột A2.

+ Coliform tại điểm M1 vượt TCCP 1,06 lần so với cột A2. Các điểm còn lại đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Bảng 4.9. Hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Zn trong nước mặt xã Đại Bái

STT pH Cuht Pbht Znht 1 5,3 897,2 11,02 332,12 2 6,7 0,34 0,12 2,43 3 7,2 0,55 0,31 2,34 4 7,0 4,12 0,97 1,09 5 7,1 3,32 0,07 1,91 6 7,0 1,34 0,3 2,15 7 6,7 2,34 0,22 0,29 8 6,9 0,55 0,08 1,33 9 7,1 0,91 0,09 0,53 10 7,1 0,63 0,09 0,34 11 7,1 0,49 0,57 0,67 12 6,9 2,14 0,09 0,89 13 6,9 1,12 0,05 0,9

QCVN 08:2008 (B2) 5,5 - 9 1,0 0,05 2

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề huyện Gia Bình [8].

Ghi chú: - Cột B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

- Mẫu nước số 01 lấy ngay tại nguồn xả thải của cụm công nghiệp pH của nước mặt xã Đại Bái dao động khá rộng từ 5,3 đến 7,2. Giá trị pH phần lớn các mẫu nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 08: 2008. Riêng mẫu 1 có giá trị pH nằm dưới ngưỡng cho phép, nước đã bị axít làm chua hoá.

Các mẫu nước mặt có hàm lượng Cu dao động từ 0,34 đến 4,12 mg/lít. Đối chiếu với QCVN 08: 2008 thì 6/12 mẫu nước mặt tại xã Đại Bái đã bị ô nhiễm. Mẫu nước NDB 01 có hàm lượng Cu hoà tan cao nhất 897,2mg/lít, mẫu này được lấy từ nguồn xả thải của cụm công nghiệp làng nghề.

Pb là nguyên tố có khả năng gây độc cao, số liệu ở bảng cho thấy hàm lượng Pb có sự biến động rộng từ 0,05mg/lít đến 0,97 mg/lít. Đối chiếu với QCVN 08: 2008 thì 11/12 mẫu nước mặt vượt quá ngưỡng cho phép từ 1,4 đến 19,4 lần. 1 mẫu nằm ở ngưỡng tối đa giới hạn cho phép là 0,05mg/lít. Hàm lượng Pb hoà tan tại mẫu nước số 1 lấy tại nguồn thải của cụm công nghiệp có giá trị vượt trội 11,02 mg/lít vượt quá ngưỡng quy định 220,4 lần.

Qua bảng cho thấy hàm lượng Zn hoà tan biến động từ 0,29 mg/lít đến 2,43 mg/lít. 25% số mẫu nước mặt được nghiên cứu đã bị ô nhiễm Zn, lượng Zn hoà tan vượt từ 1,08 đến 1,25 lần so với QCVN 08:2008 quy định. Hàm lượng Zn hoà tan có giá trị cao nhất là 332,12mg/lít (mẫu số 1) được lấy tại nguồn xả thải của cụm công nghiệp làng nghề vượt quy đinh so với QCVN 08: 2008 là 166,06 lần.

Chất lượng nước mặt tại làng nghề Đại Bái được sử dụng cho mục đích tưới tiêu cung bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các chỉ tiêu thử nghiệm đều vượt rất cao BOD5(20oC) vượt 6,9 lần; COD vượt 5,8 lần; TSS vượt 2,1 lần; sắt vượt 1,4 lần.

Bảng 4.10: Chất lượng nước mặt xã Đại Bái năm 2013 STT Chỉ tiêu thử

nghiệm Đơn vị tính Kết quả

QCVN 08:2008(B1) 1 BOD5(20oC) Mg/l 103,5 15 2 COD Mg/l 174 30 3 TSS Mg/l 105 50 4 Fe Mg/l 2,1 1,5

5 NH4+ Mg/l 0,7 0,5

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề huyện Gia Bình)[8].

Ghi chú: Cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu sử dụng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như giao thông thủy hoặc các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp.

Môi trường nước ngầm: Kết quả nghiên cứu môi trường nước ngầm được thể hiện trong bảng 4.11. Qua bảng cho thấy chất lượng nước ngầm hầu như vẫn còn tốt các chỉ tiêu vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện có một số điểm bị nhiễm mặn như xã Quỳnh Phú và tại một số làng nghề nguồn nước ngầm cũng bị ảnh hưởng.

Bảng 4.11: Chất lượng nước ngầm huyện Gia Bình năm 2013 STT Chỉ tiêu thử nghiệm Đơn vị tính Kết quả QCVN

09:2008 1 pH - 4,4 6,5 - 8.5 2 Asen (As) Mg/l 0,01161 0,05 3 Chì (Pb) Mg/l 0,002411 0,01 4 Đồng (Cu) Mg/l 0,012 1 5 Thủy ngân (Hg) Mg/l 0,0001 0,001 6 Sắt (Fe) Mg/l 5,73 5 7 Kẽm (Zn) Mg/l 0,143 5 8 Nitrat (NO3-) Mg/l 5,260 45 9 Fecal coli MPN/100ml 0 0 10 Tổng coliform MPN/100ml 0 3

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Gia Bình) [7].

Nồng độ As trong nước ngầm nói chung có giá trị thấp nằm trong giới hạn cho phép.

Nước ngầm có biểu hiện ô nhiễm sắt. Sự ô nhiễm này có thể do lượng sắt được thành tạo cùng quá trình trầm tích hoặc do các quá trình phong hóa đất đá hòa tan vào nước. Các yếu tố Pb, Cu, Hg chưa có biểu hiện ô nhiễm, các giá trị nằm trong giới hạn cho phép.

Nói chung nguồn nước ngầm vẫn có thể dùng cho sinh hoạt bằng cách xử lý một số yếu tố ô nhiễm như Fe, pH bằng một số biện pháp xử lý đơn giản và nâng cao ý thức người dân.

Bảng 4.12: Đánh giá chất lượng nước huyện Gia Bình năm 2014

STT Chất lượng nước Hộ gia đình Tỷ lệ(%)

1 Tốt 35 38,89

2 Bình thường 51 56,67

3 Kém 4 4,44

4 Rất kém 0 0

5 Tổng 90 100,00

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hiện trạng môi trường nông thôn)

Nguồn nước tại huyện Gia Bình được đánh giá ở mức độ trung bình về chất lượng. Nguồn nước cấp chủ yếu từ nước máy, nước mưa, ngoài ra hiện nay chương trình cấp nước sạch cho người dân cũng đang được triển khai rộng rãi.

Bảng 4.13: Nguồn nước cấp cho sinh hoạt STT Nguồn nước cấp cho

sinh hoạt Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Nước mưa 17 18,89

2 Nước giếng 15 16,67

3 Nước sông 8 8,89

4 Nước máy 50 55,55

5 Tổng 90 100,00

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hiện trạng môi trường nông thôn)

Qua bảng tổng hợp nguồn nước cấp cho sinh hoạt cho thấy nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt nhiều nhất là nước máy chiếm 55,55%, tiếp đến là nguồn nước mưa và nước giếng.

Do chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện bị nhiễm mặn và nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi,

nước thải làng nghề,… Những nguồn nước thải từ các hoạt động trên thường thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy việc sử dụng nguồn nước giếng cũng như nước mặt cần phải qua hệ thống lọc.

Bảng 4.14: Thống kê số hộ gia đình dùng hệ thống lọc xử lý STT Tổng số hộ điều tra Số hộ dùng nước lý xử qua hệ thống lọc Không Số hộ gia đình 90 87 3 Tỷ lệ (%) 100,00 96,67 3,33

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hiện trạng môi trường nông thôn)

Qua bảng trên cho thấy nguồn nước cần qua hệ thống lọc chiếm 96,67%. Phương pháp lọc như lọc cát, bình lọc, máy lọc nước. Điều này chứng tỏ rằng nguồn nước trên địa bàn huyện cũng cần chú trọng. Và 96.67% số hộ gia đình đều sử dụng phương pháp lọc từ thô sơ đến hiện đại đảm bảo vệ sinh cho sức khỏe của người dân được tốt hơn.

Bảng 4.15: Ý kiến người dân về ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến sản xuất và đời sống.

STT

Ô nhiễm nước ảnh hưởng tới

Tổng Du lịch Thủy sản Sinh hoạt Nông

nghiệp

Số hộ gia đình 10 25 22 33 90

Tỷ lệ (%) 11,11 27,77 24,44 36,68 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hiện trạng môi trường nông thôn)

Khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới nông nghiệp nhiều nhất 36,68% do nông nghiệp vẫn là nghề chính của người dân. Sau đó là ảnh hưởng đến thủy sản 27,77%, trên địa bàn huyện có rất nhiều các trang trại kết hợp mô hình VAC vì vậy nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến nuôi

trồng thủy sản và đặc biệt nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng khá lớn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân.

Bảng 4.16: Công trình cấp nước sinh hoạt khai thác nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Gia Bình

TT Tên công trình Địa điểm Nguồn lấy Công suất m3/ng. đêm TB tháng (m3) Cả năm (m3) I Sông Đuống

1 Song Giang Song Giang -

Gia Bình S.Đuống 1.300 39.650 475.800 II Sông Đồng Khởi 1 Quỳnh Phú I Quỳnh Phú - Gia Bình S.Đồng Khởi 700 21.350 256.200 2 Quỳnh Phú II Quỳnh Phú - Gia Bình S.Đồng Khởi 180 5.490 65.880

(Nguồn:Trung tâm nước sạch & VSMT tỉnh Bắc Ninh, 5/2012)[2].

Trên địa bàn huyện Gia Bình có sông Đuống và sông Đồng Khởi chảy qua nên việc khai thác nguồn nước phục vụ cho nhu cầu của người dân rất thuận lợi, tốn ít chi phí và đặc biệt nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện bị nhiễm mặn nên việc khai thác này phục vụ được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Hiện nay nguồn nước sông trên địa bàn huyện cũng đang bị ảnh hưởng do nguồn nước thải, rác thải, xác động, thực vật của người dân đổ ra sông gây ô nhiễm. Nước sông bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và phương hướng, giải pháp bảo vệ môi trường 2014 2020 (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w