4.1.2.1. Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế *Tình hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 - 2010.
Kinh tế huyện Gia Bình đã có bước tăng trưởng khá ổn định và vững chắc; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 là 9,9%, trong đó
tốc độ tăng trưởng năm 2005 tăng 13,1% và năm 2010 tăng 12,1%.
Năm 2010, tổng sản phẩm xã hội (GDP) tính theo giá cố định năm 1994 đạt 503,126 tỷ đồng, trong đó: Khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp đạt 181,465 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 36%, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 137,775 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 27%, khu vực thương mại - dịch vụ đạt 183,886 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 37% [1].
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2010.
Trong giai đoạn này cơ cấu kinh tế đó có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành trong khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ tăng đều, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần: Cơ cấu khu vực công nghiệp - xây dựng đó tăng dần từ 31,9% năm 2005 lên 32,1% năm 2010; thương mại - dịch vụ cũng tăng đều từ 24,3% năm 2005 lên 30% năm 2010; nông nghiệp - lâm nghiệp giảm dần từ 42,8% năm 2005 xuống 37,9% năm 2010 [1].
Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2010 được thể hiện ở hình 4.2
Hình 4.2. Biến động cơ cấu kinh tế huyện Gia Bình từ năm 2005-2010.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp
• Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, đã đưa một số cây trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất [1].
• Thực trạng phát triển chăn nuôi
Trong những năm qua chăn nuôi có bước phát triển khá so với thời kỳ trước đây, nhưng nhìn chung tỷ trọng vẫn còn thấp. Tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đến nay đạt khoảng 517,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Đàn gia súc bao gồm vật nuôi chính là: Bò, trâu, lợn, dê…; Đàn bò và lợn tăng ổn định về số lượng và sản lượng từ 3.838 tấn năm 2000 đến nay đạt 11.823 tấn, riêng đàn trâu giảm rất nhanh và số lượng còn rất ít. Trong cơ cấu giống vật nuôi có sự thay đổi tích cực, đáng chú ý là giống bò Sind chiếm trên 50% số đàn bò; Gia cầm ổn định mặc dù dịch cúm đã tác động đến quy mô cũng như giá trị sản lượng song vẫn giữ được đàn giống để phát triển khi dập tắt dịch bệnh (năm 2008 có 562 nghìn con tăng 26 nghìn con so với năm 2000) [1].
• Thuỷ sản
Thuỷ sản được đầu tư phát triển mạnh cả về quy mô, hình thức khai thác, đã có nhiều mô hình VAC kết hợp theo hướng trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích nuôi trồng được mở rộng, riêng diện tích nuôi thả cá đã tăng từ 495,0 ha năm 2001 lên 800,0 ha năm 2005 và năm 2008 đến 895,31 ha; năng suất và sản lượng cũng tăng (ước tính năm 2008 năng suất đạt 5,7 tấn/ ha). Tốc độ tăng trưởng nhanh.
Trong những năm qua do thực hiện chủ trương đầu tư khai thác vùng trũng để phát triển thuỷ sản kết hợp chăn nuôi, đã tạo ra một bước đột phá mới trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chỉ tính riêng diện tích ruộng trũng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2000 đến năm 2005 tăng được 295,34 ha. Đến cuối năm 2008 đã có 400 ha vùng chuyển dịch ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản đạt giá trị 80 triệu đồng/ha/năm, gấp 3,5- 4 lần so với trồng lúa giải quyết việc làm cho nhiều lao động dôi dư ở nông thôn, tập trung ở các xã: Bình Dương, Xuân Lai, Quỳnh Phú, Nhân Thắng… Tuy nhiên việc phát triển thuỷ sản của Gia Bình còn nhiều khó khăn và hạn chế, nhất là
việc sản xuất tập trung cần quy mô diện tích lớn, do thiếu vốn đầu tư và đội ngũ cán bộ kỹ thuật, thị trường luôn biến động.
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, đặc biệt là từ khi có dự án đầu tư khai thác vùng trũng để phát triển thuỷ sản của huyện, nên những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản đã liên tục tăng mạnh cả về quy mô diện tích, năng suất, và sản lượng. Nhiều trang trại nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo mô hình sản suất hàng hoá đã được hình thành đem lại hiệu quả kinh tế cao [1]
• Lâm nghiệp.
Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng được các cấp chính quyền quan tâm, trồng rừng tập trung theo chương trình 661 khu vực núi Thiên Thai. Phong trào trồng cây nhân dân và cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả luôn được duy trì, năm 2008 trồng được tổng số 93.580 cây các loại trong đó: Cây lấy gỗ 22.370 và cây ăn quả các loại 71.210 cây [1].
• Ngành trồng trọt.
Trồng cây lương thực là chủ yếu, trong đó chủ yếu là cây lúa. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 51.471 tấn năm 2000 lên 52.750 tấn năm 2005 và 53.848 tấn năm 2008 (trong đó lúa là 51.465 tấn), là thời kỳ sản lượng lúa tăng cao và ổn định. Năng suất các loại cây trồng đã được nâng lên do việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp: Năng suất lúa tăng từ 51,1 tạ/ha năm 2000 lên 58,9 tạ/ha năm 2008, năng suất ngô từ 23,1 tạ/ha lên 29 tạ/ha, năng suất lạc từ 16,5 tạ/ha lên 18,5 tạ/ ha. Bình quân lương thực đạt trên 485 kg/người (năm 2008), đảm bảo đủ lương thực cho người, chăn nuôi có dự trữ. Sản xuất lương thực tăng nhanh tạo điều kiện cơ bản để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển ngành nghề ở nông thôn và phát triển kinh tế- xã hội [1].
4.1.2.3.Thực trạng khu vực kinh tế công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Gia Bình phát triển khá nhanh. Năm 2010 tổng giá trị sản xuất đạt 285,053 tỷ đồng. Toàn huyện có 8.202 cơ sở sản xuất cá thể phi nông nghiệp. Trong khi đó giá trị sản xuất của các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp chiếm 89,5% giá trị sản lượng của toàn ngành, nhưng tỷ lệ sử dụng đất của các cơ sở sản xuất cá thể chiếm khoảng 23,6%, các tổ chức kinh tế sử dụng đất chiếm khoảng 76,4% [1].
4.1.2.4. Khu vực kinh tế dịch vụ
Toàn huyện có 3 cơ sở quốc doanh và 1.947 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ cá thể; 09 chợ chính. Các hoạt động dịch vụ về tài chính đã phát triển tốt có 05 ngân hàng và 01 Quỹ tín dụng nhân dân.
Kinh tế dịch vụ tiếp tục phát triển theo hướng cơ cấu Thương mại- Dịch vụ, nhưng tốc độ phát triển còn chưa cao. Tổng mức luân chuyển hàng hoá và dịch vụ năm 2008 ước đạt 413,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trong cao; cuối năm 2008 số cơ sở cá thể kinh doanh- dịch vụ có 3.265 cơ sở, tăng 348 cơ sở so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của khu vực kinh tế dich vụ kể từ năm 2000 đến nay tăng theo chiều hướng tích cực, riêng giai đoạn 2001- 2005 đạt 11,74%. Năm 2008, khu vực kinh tế dịch vụ chiếm 29,0% trong cơ cấu nền kinh tế.
Thương mại, dịch vụ đang có nhiều thay đổi tích cực để trở thành một ngành quan trọng trong việc phát triển GDP của kinh tế khu vực III, một số ngành hàng chủ yếu là: Vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng…, Phát triển mạnh và khá nhanh trong 8 năm qua. Hoạt động có chuyển biến, hàng hoá ngày càng đa dạng, phong phú thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị gia tăng, chiếm tỷ trọng cao trong ngành dich vụ. Nhìn chung, ngành thương mại, dịch vụ mới phát triển, quy mô đang còn rất nhỏ, cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức [1].
Năng lực vận tải hàng hoá có bước phát triển, tốc độ nhanh, vận chuyển, luân chuyển tăng. Trong đó vận tải đường bộ là chủ yếu còn lại là vận chuyển đường sông và chủ yếu là do lực lượng ngoài quốc doanh đảm nhiệm. Ngành bưu điện có những bước phát triển mạnh mẽ, 100% số xã, thị trấn trong huyện đã phủ sóng lưới điện thoại di động và bưu điện cố định, bình quân có 30 thuê bao/100 dân. Tài chính, ngân hàng bước đầu phát triển tích cực đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
4.1.2.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông phân bố tương đối hợp lý và được hình thành từ nhiều năm trước đây.
- Đường bộ: Có 4 đường tỉnh lộ (280, 282, 284, 285) dài trên 40km. Hệ thống đường huyện, đường xã và đường nội thị đã bê tông hoá, trải nhựa trên 20% chiều dài các tuyến, còn lại là đường cấp phối đá dăm, đường đất, đạt
cấp 6 đồng bằng.
- Đường sông: Có tuyến đường thuỷ sông Đuống và cảng vật liệu Cao Đức, nhiều bến bãi xếp dỡ vật liệu, có 9 bến đò dọc theo các tuyến sông đảm bảo lưu chuyển hành khách được thuận tiện trong khu vực.
* Hệ thống thuỷ lợi: Toàn huyện có 69 trạm bơm, 139 máy bơm các loại; hệ thống kênh mương các loại (kênh cấp I, II, III) tổng chiều dài 203,96km và 63,5% chiều dài các tuyến đã kiên cố hoá. Ngoài ra, trên địa bàn có tuyến đê Hữu Đuống, Kè Ngăm Lương và Kè Lớ được bê tông hoá toàn tuyến, giữ vai trò quan trọng trong công tác phòng chống lụt bão cho khu vực.
* Hệ thống điện năng, thông tin liên lạc: Toàn huyện có 78 trạm biến áp và 358,34 km đường dây. Trên địa bàn huyện đã được phủ sóng các mạng điện thoại di động và có 1 đài phát sóng FM, 14 đài truyền thanh xã, 12 điểm bưu điện văn hoá xã, 24 điểm bưu điện văn hoá thôn [1].