Thực trạng phát triển xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và phương hướng, giải pháp bảo vệ môi trường 2014 2020 (Trang 35 - 39)

4.1.3.1. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập

Bảng 4.6: Dân số theo đơn vị hành chính của huyện Gia Bình Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Thị trấn Gia Bình 4,37 7.672 1756 Xã Song Giang 7,07 6.806 963 Xã Đông Cứu 6,66 7.301 1096 Xã Giang Sơn 7,74 6.150 795 Xã Lãng Ngâm 6,34 7.682 1.212 Xã Đại Bái 6,27 8.665 1.382 Xã Quỳnh Phú 7,86 6.146 782 Xã Đại Lai 8,15 7.871 966 Xã Xuân Lai 10,84 8.251 761 Xã Nhân Thắng 8,3 8.373 1009 Xã Thái Bảo 7,15 6.191 866 Xã Bình Dương 6,9 6.707 972

Xã Vạn Ninh 8,28 7.765 938

Xã Cao Đức 11,4 5.547 487

Tổng 107,5 96.127 894

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010 huyện Gia Bình ) [21]. Tổng số lao động toàn huyện là: 55.435 người.

Bảng 4.7: Nguồn lao động toàn huyện Gia Bình

STT Nguồn lao động ĐVT Số lao động

1 Lao động nông nghiệp Người 40.795

2 Lao động công nghiệp Người 8.598

3 Lao động dịch vụ, thương mại. Người 6.042

4 Tổng số lao động Người 55435

(Nguồn: phòng thống kê huyện Gia Bình năm 2010)[21].

Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 16,14 triệu đồng/năm/người (tính theo giá hiện hành), sản lượng lương thực cây có hạt bình quân đầu người là 590kg/người/năm.

4.1.3.2. Giáo dục - đào tạo

Ngành giáo dục và đào tạo đã khắc phục khó khăn và đạt được những kết quả quan trọng: Đa dạng loại hình đào tạo, sắp xếp và phát triển mạng lưới trường lớp, mở rộng quy mô giáo dục đào tạo ở các cấp học và ngành học, số lượng học sinh ngày càng tăng, chất lượng giáo dục ngày được nâng lên.

Đến năm 2010, giáo dục mầm non toàn huyện có 15 trường học, 146 lớp (huy động 4.989 cháu ra lớp, đạt 98,8% so với độ tuổi). Bậc tiểu học có 15 trường, 272 lớp có 8.056 học sinh, 424 giáo viên; THCS có 15 trường, 181 lớp có 7.011 học sinh, 403 giáo viên; THPT có 3 trường và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên có 5.515 học sinh (tăng 984 học sinh so với năm 2005).

Đã có 33 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia; phổ cập giáo dục đối với bậc học THCS duy trì, ổn định; huyện đã hoàn toàn xoá mù chữ.

Về đào tạo: Huyện có 1 Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Năm 2008, đã mở 28 lớp dạy nghề ngắn hạn có 886 lượt người đã qua đào tạo nghề, góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong huyện.

Cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo đã được sự quan tâm đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới. Phong trào học tập ngoại ngữ, tin học phát triển mạnh, trình độ dân trí và nhân lực của huyện có bước phát triển khá [1].

4.1.3.3. Y tế.

Công tác chăm sóc sứ khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm, các chương trình quốc gia về y tế,m bảo vệ và chăm sóc trẻ em, dân số và kế hoạch hoá gia đình, phòng chống các dịch bệnh nguy hiển, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.

Huyện có 01 bệnh viện đa khoa (với 18 bác sỹ, 01 dược sỹ, 03 cao đẳng y học, 44 cán bộ là y sỹ, điều dưỡng viên, nữ hộ sinh…) và 01 phòng khám đa khoa khu vực xã Nhân Thắng, cơ sở hạ tầng kiên cố đáp ứng nhu cầu điều trị 80 giường bệnh; 01 trung tâm y tế dự phòng; 14 trạm y tế thuộc các xã, thị trấn; 53 cơ sở y dược, y học cổ truyền nhân dân. Năm 2008 đã khám chữa bệnh cho 157.727 lượt bệnh nhân, khám và phát thuốc miễn phí cho 13.280 lượt trẻ dưới 06 tuổi; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã giảm xuống còn 18,72% [1].

4.1.3.4. Văn hoá.

Hoạt động văn hoá - thông tin - thể dục thể thao trong những năm qua đã phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều hoạt đông sôi nôi thu hút được tầng lớp nhân dân tham gia. Toàn huyện có 01 nhà văn hoá trung tâm huyện, 13 cụm văn hóa ở các xã, trên 50 nhà văn hóa thôn, 14/14 xã thị trấn đều có đài truyền thanh. Nhiều hình thức hoạt động văn hoá thường xuyên ở cơ sở đã góp phần đấu tranh chống tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh và nâng cao tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá, năm 2008 đã có 02 xã đạt xã văn hoá, 38 làng đạt tiêu chuẩn làng văn hoá (tăng 20 làng so với năm 2005), 21.178 gia đình đạt GĐVH, 56 cơ quan, công sở đạt danh hiệu văn hoá. Tuy nhiên cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa vẫn còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân [1].

4.1.3.5. Thể dục thể thao.

Hoạt động thể dục thể thao phong trào và chuyên nghiệp tiếp tục phát triển, số người tham gia rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên chiếm tỷ lệ ngày càng đông. Cơ sở vật chất được tăng cường, huyện có 01 sân vận động, 01 bể bơi, nhà thi đấu đa năng… các xã, thị trấn có câu lạc bộ thể thao, cơ sở có sân bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn… Việc tổ chức các giải thể thao

phong trào được quan tâm, mở rộng từ cấp huyện đến cơ sở, nhiều môn thể thao phong trào được hình thành và phát triển. Thể thao thành tích cao có bước phát triển, năm 2008 đã tham gia 7 giải do tỉnh tổ chức, trong đó giải vật đoạt xuất sắc nhất tỉnh, giải võ cổ truyền xếp thứ 2 [1].

4.1.3.6. Quốc phòng.

Quốc phòng vàn an ninh được tăng cường, cơ bản giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã họi, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. bảo vệ thành công các chương trình bầu cử Quốc hội tại địa phương; đại hội, bầu cử của các cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp trong huyện an toàn.

Huyện đã thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về an ninh- quốc phòng. Thực hiện hiệu quả phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm; duy trì chế độ trực SSCĐ, các bước tuyển quân, lễ giao, nhân quân (năm 2008 đăng ký độ tuổi dân quân tự vệ cho 31.559 công dân và quân nhân dự bị cho 2.005 công dân, giáo dục kiến thức quốc phòng cho 5.005 học sinh các trường trên địa bàn); hoàn thành diễm tập phòng thủ khu vực huyện.

Vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang được tăng cường. Nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương khoá X ở các cấp, các ngành có sự chuyển biến tốt.

4.1.3.7. Bưu chính viễn thông.

Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành bưu chính viễn thông trong những năm qua đã tăng nhanh chóng. Thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt 24/24 giờ cho 14 xã, thị trấn, riêng bưu điện huyện liên lạc quốc tế thuận tiện, nhanh chóng và thông suốt liên tục, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo, quản lý, sản xuất và đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin liên lạc của nhân dân. Đến cuối năm 2008 đã có hơn 15.924 máy điện thoại cố định, nâng tổng số máy bình quân là 15 máy/ 100 dân.

Internet có bước phát triển mới trong cộng đồng, 100% số xã, thị trấn có thuê bao internet, đã lắp đặt cổng thuê bao đến các cơ quan, trường học.

Bưu chính, ngoài chuyển phát nhanh thư tín đã có nhiều hình thức dịch vụ tăng thêm như: Chuyển phát nhanh EMS, điện hoa, gửi tiết kiệm, chuyển tiền… hoạt động hiệu quả và đa dạng [1].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và phương hướng, giải pháp bảo vệ môi trường 2014 2020 (Trang 35 - 39)