Đánh giá hiện trạng rác thải, nước thải tại huyện Gia Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và phương hướng, giải pháp bảo vệ môi trường 2014 2020 (Trang 47 - 50)

Theo số liệu thống kê lượng rác thải phát sinh trên địa bàn huyện khoảng 151.728 kg/ tuần, ước tính khoảng 21,67 tấn/ ngày đêm;

Nguồn phát thải chủ yếu là rác thải sinh hoạt của nhân dân trong huyện với chủng loại là các túi nilon, chai lọ hỏng, vỏ bao, đồ sành xứ, thuỷ tinh vỡ, vv, rác hữu cơ như: rau, củ quả thừa, thức ăn thừa, vv. , ngoài ra còn số lượng lớn rác thải xây dựng, rác thải tại cụm công nghiệp thành phần chủng loại chủ

yếu là gạch, vôi, đá, vv, đây là những nguồn thải khó phân huỷ và phải xử lý bằng cách chôn lấp.

Hiện tại trên địa bàn huyện Gia Bình đã có 11 xã, thị trấn thành lập được tổ vệ sinh môi trường tại địa bàn thôn như: Nhân Thắng, Đại Lai, Quỳnh Phú, Bình Dương; Xuân Lai, Đại Bái, Vạn Ninh, Lãng Ngâm, Cao Đức, Thái Bảo, thị trấn Gia Bình và còn 03 xã chưa thành lập được tổ vệ sinh môi trường tại địa bàn thôn như: Giang Sơn, Song Giang, Đông Cứu.

Hiện tại có 03 bãi xử lý rác thải tập chung trên địa bàn các xã: Nhân Thắng, Đại Bái và thị trấn Gia Bình.

Bảng 4.17: Thành phần và tỷ lệ rác thải rắn huyện Gia Bình

STT Hợp phần rác thải Tỷ lệ (%)

1 Chất hữu cơ 43

2 Giấy vụn 6

3 Nhựa, nilon 13

4 Thủy tinh, sành, sứ 5

5 Gạch, đá, sỏi, bê tông, xỉ than 12

6 Kim loại, vỏ, đồ hộp 8

7 Các chất khác 13

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Bình)

Qua bảng 4.17 cho thấy hợp phần rác thải rắn huyện Gia Bình khá phong phú về chủng loại trong đó các chất hữu cơ có tỷ lệ lớn nhất chiếm tới 43% nhỏ nhất là thủy tinh, sành, sứ 5%. Còn tỷ lệ nhóm kim loại, vỏ, đồ hộp 8%; gạch, đá, bê tông, xỉ than chiếm tới 12% tỷ lệ này khá cao nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây nguy hiểm đối với môi trường do thời gian phân hủy khá lâu.

Bảng 4.18: Kết quả điều tra về hiện trạng thu gom rác thải của các hộ gia đình

Rác thải sinh hoạt Có hố rác riêng Thu gom về bãi rác chung Đổ rác tùy nơi

Thu gom theo hợp đồng dịch vụ

Hộ gia đình 7 3 0 80

Tỷ lệ (%) 7,78 3,33 0 88,89

Nhìn vào bảng trên có thể thấy rằng có tới 88,89% số hộ gia đình có đăng ký thu gom rác theo hợp đồng dịch vụ. Điều này cho thấy công tác quản lý rác thải tại địa phương đang được thực hiện tốt. Công tác thu gom rác này được thực hiện 2 lần/ tuần vừa đảm bảo vệ sinh môi trường vừa thuận tiện trong công tác xử lý rác thải.

Bảng 4.19: Kết quả điều tra các nguồn xả thải nước thải của các hộ gia đình Nước thải của gia đình thải vào

Có cống thải chung của làng

Thải vào ao, hồ Ý kiến khác

Hộ gia đình 55 5 30

Tỷ lệ (%) 61,11 5,55 33,34

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hiện trạng môi trường nông thôn)

Có 61,11% nước thải của người dân được thải vào cống thải chung của làng, xã cho thấy cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường đã được chú trọng xây dựng nhưng vẫn còn 33,34% số hộ gia đình xả thải bằng các phương pháp khác như tận dụng nguồn thải từ chăn nuôi để xây hầm bioga, một số khác thì thải trực tiếp lên đất hoặc cống thải riêng của gia đình không đảm bảo vệ sinh.

Bảng 4.20: Thống kê nguồn lực phục vụ công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Gia Bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Nguồn lực Đơn vị tính Số lượng

1 Xe chở rác Xe 300

2 Thùng rác Thùng rác 450

3 Số tổ VSMT Tổ 68

4 Số người thu gom rác thải Người 158

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Bình)

Việc thực hiện, khắc phục tiêu chí vệ sinh môi trường trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới được coi trọng. Huyện Gia Bình tập trung hoàn tất xây dựng, đưa vào sử dụng 68 điểm tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt, với tổng nguồn vốn đầu tư gần 12,7 tỷ đồng. Để hỗ trợ cho các hoạt động thu gom, xử lý rác thải, huyện đầu tư mua 300 xe chở rác giao cho các xã, thị trấn, cấp 30 thùng rác hợp quy chuẩn vệ sinh cho các cơ quan công sở.

Tổ chức xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường cho hàng chục doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể.

68 tổ vệ sinh môi trường, tổ thu gom rác thải với 158 thành viên hoạt động thường xuyên, góp phần giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường tại các địa phương. Các bãi tập kết rác thải sinh hoạt bước đầu đã phát huy tác dụng, góp giải quyết và từng bước khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường do đổ rác thải bừa bãi gây ra.

Bên cạnh đó việc xử lý chất thải trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi được chú trọng. Thông qua việc tuyên truyền, vận động sử dụng phân bón sinh học sạch, thu gom các vỏ bao bì, chai lọ chứa đựng thuốc BVTV trên đồng ruộng. Tổ chức các chiến dịch vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường, chuồng trại chăn nuôi, diệt chuột bảo vệ sản xuất, “trồng cây gây rừng”. Thực hiện việc quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, ra xa khu dân cư và xây dựng, đưa vào sử dụng trên 1.000 công trình khí sinh học (biôga) nhằm khắc phục, giải quyết từng bước vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Trên địa bàn huyện có một bệnh viện đa khoa huyện Gia Bình đây cũng là nơi thải ra nguồn rác thải nguy hại. phương pháp xử lý rác tại bệnh viện là đốt bằng lò có nhiệt độ cao (VHI - 18B).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và phương hướng, giải pháp bảo vệ môi trường 2014 2020 (Trang 47 - 50)