Đánh giá hiện trạng môi trường không khí

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và phương hướng, giải pháp bảo vệ môi trường 2014 2020 (Trang 50 - 53)

Diện tích rừng trên địa bàn huyện mặc dù chỉ chiếm 0,4% tổng diện tích của huyện nhưng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa môi trường không khí.

Hiện nay trên địa bàn huyện đã có biểu hiện ô nhiễm bởi ảnh hưởng của bụi khói và hơi độc do sản xuất công nghiệp từ nhà máy Phả Lại, sản xuất gạch ngói thủ công và việc sản xuất tại các làng nghề gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

Có một số làng nghề như đúc đồng Đại Bái, mây tre đan Xuân Lai có hàm lượng bụi cao hơn tiêu chuẩn nhất là về mùa khô.

Ở làng nghề Đại Bái, khí gây ô nhiễm với khối lượng lớn phát sinh chủ yếu từ các quá trình công nghệ sử dụng nhiên liệu là than, khí thải chứa các khí gây ô nhiễm như: SO2, CO, NO2, NO,… Ngoài ra còn có bụi kim loại, hơi

dung môi hữu cơ phát sinh từ quá trình gia công nguyên liệu, tẩy rửa, mạ và đánh bóng sản phẩm.

Nhiên liệu chủ yếu sử dụng để đốt lò tại Đại Bái là than đá. Theo UBND xã Đại Bái thì sản xuất làng nghề tại làng Đại Bái trung bình sử dụng khoảng 2500 tấn than/năm. Sử dụng công cụ đánh giá nhanh của WHO về hệ số tải lượng của các chất ô nhiễm khi đốt than ta ước tính được tải lượng các chất khí ô nhiễm thải ra trong 1 năm tại Đại Bái do hoạt động đốt lò như sau:

Bảng 4.21: Lượng phát sinh khí thải do đốt than tại làng nghề Đại Bái trong 1 năm STT CO2 CO SO2 NOx Bụi 1 Hệ số tải lượng (kg/tấn than) 2,203 15 11,03 8,47 9,1 2 Lượng khí thải ra do đốt than (kg/năm) 5507,5 37500 27575 21175 22750

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề huyện Gia Bình)[8].

Mặt khác, kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ sản xuất cho biết: để nấu đồng thì tỉ lệ than cần dùng là 1:3, tức là nấu 1 tấn đồng cần khoảng 330 - 350 kg than. Đối với nấu nhôm thì tỉ lệ này ít hơn khoảng 1:7, tức là nấu 1 tấn nhôm cần khoảng 150 - 160 kg than (do nhiệt độ nóng chảy của nhôm thấp hơn đồng). Từ đó, ta ước tính được lượng phát sinh khí thải trên 1 đơn vị nguyên liệu như sau:

Bảng 4.22. Lượng phát sinh khí thải trên 1 tấn nguyên liệu sản xuất tại làng nghề Đại Bái

(Đơn vị: kg khí thải/tấn nguyên liệu)

STT CO2 CO SO2 NOx Bụi

1 Lượng khí thải ra khi

nấu 1 tấn đồng 0,77 5,25 3,86 2,96 3,19

2 Lượng khí thải ra khi

nấu 1 tấn nhôm 0,35 2,40 1,76 1,36 1,46

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề huyện Gia Bình)[8].

Bảng 4.23: Kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng môi trường không khí huyện Gia Bình.

STT Chất lượng môi trường không khí Hộ gia đình Tỷ lệ (%) 1 Sạch sẽ 5 5,55 2 Bình thường 75 83,34 3 Đã bị ô nhiễm 10 11,11 4 Ô nhiễm nặng 0 0 5 Ý kiến khác 0 0 6 Tổng số 90 100,00

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hiện trạng môi trường nông thôn)

Theo phiếu điều tra hiện trạng môi trường nông thôn thì 83,34% số hộ gia đình đánh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện ở mức trung bình. Điều đó cũng thể hiện rằng môi trường không khí trên địa bàn huyện cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ.

Tuy vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu vực khác ở mức trung bình nhưng cần đặc biệt chú ý tới khu vực môi trường xung quanh các làng nghề như làng nghề đúc đồng Đại Bái, làng nghề mây tre đan Xuân Lai. Đây là những khu vực mà chất thải thải ra môi trường chứa nhiều các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Và đặc biệt hiện nay là nguồn nước thải chăn nuôi, nguồn nước thải này nếu không được xử lý sẽ là nguyên nhân gây nên các dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người do mùi hôi và những vi khuẩn trong nguồn nước thải phát tán trong không khí là rất lớn.

Qua kết quả điều tra thực tiễn cho thấy huyện Gia Bình vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, rung chưa nghiêm trọng, nhưng cũng từ kết quả trên cho thấy ô nhiễm không khí nói chung, ô nhiễm tiếng ồn, rung nói riêng đã và đang trở thành vấn đề cần quan tâm bởi các cơ quan địa phương.

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm tiếng ồn do giao thông, quá trình xây dựng các tuyến đường trọng yếu, tuyến đường liên xã, thôn. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân xung quanh khu vực thi công.

Khói, bụi, ô nhiễm tiếng ồn, rung là những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh và phương hướng, giải pháp bảo vệ môi trường 2014 2020 (Trang 50 - 53)