Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH BẮC GIANG
2.3. Hạn chế trong hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang và nguyên nhân
2.3.1. Hạn chế trong hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc
Mặc dù hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của ĐBQH tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng cũng bộc lộ những hạn chế cần khắc phục, đó là:
Trong hoạt động chất vấn, Qua các tài liệu lưu trữ hoặc được hệ thống tại Kỷ yếu hoạt động của Đoàn ĐBQH Bắc Giang cho thấy, các ĐBQH tuy đã có sự chuẩn bị nhưng có những câu hỏi còn chưa rõ ý, lòng vòng chưa đúng trọng tâm hoặc trong câu hỏi có quá nhiều ý, chưa phân tách rõ các nội dung. Ngoài ra, yếu tố hạn chế thời gian chất vấn trực tiếp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chất vấn của ĐBQH, thành ra chất vấn có lúc chưa đi đến cùng của vấn đề. Một hạn chế khác của ĐBQH tỉnh đó là khi chất vấn chưa có sự kết hợp với việc trình chiếu công bố hình ảnh, đoạn clip do ĐBQH hoặc phóng viên ghi hình cung cấp mà các ĐBQH mới chỉ đọc câu hỏi chất vấn trực tiếp qua giấy. Trong hoạt động chất vấn của các đại biểu nhiều khi chưa làm rõ được
trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với cá nhân tổ chức khi để sảy ra vi phạm.
Hoạt động giám sát các báo cáo của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Tổng kiểm toán Nhà nước.
Hoạt động giám sát tối cao qua các báo cáo cũng được các vị ĐBQH tỉnh Bắc Giang quan tâm, tuy nhiên do là đại biểu cơ cấu, lại hoạt động kiêm nhiệm tại địa phương cho nên phần lớn là có ít thông tin dẫn đến nghiên cứu không sâu, và đương nhiên là hiệu quả không cao.
Trong việc giám sát các văn bản quy phạm pháp luật và thi hành pháp luật ở địa phương.
-Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương diễn ra với số lượng lớn, trên nhiều lĩnh vực, trong khi đó thời gian để ĐBQH nghiên cứu, tiếp cận nội dung không nhiều, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả giám sát;
- Đa số các vị ĐBQH chỉ được đào tạo trong một ngành, lĩnh vực nhất định, trong khi đó, để ổn định tình hình và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì chính quyền phải ban hành nhiều văn bản có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó cũng gây khó khăn cho việc giám sát của ĐBQH.
- Thực tiễn trong quá trình giám sát việc chấp hành pháp luật tại địa phương còn diễn ra dưới nhiều hình thức, như trong hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và trên các thông qua các phương tiện thông tin đại chúng…
trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành có nội dung trái với quy định của Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội thì ĐBQH kiến nghị trực tiếp cho cơ quan ban hành văn bản hoặc bằng văn bản yêu cầu cơ quan ban hành xem xét khắc phục ngay. Hoạt động này thường được xem xét thường xuyên, liên tục nhưng cũng chủ yếu đối với các văn bản pháp luật riêng cá biệt liên quan đến lĩnh vực đất đai, khiếu nại, tố cáo.
- Việc giám sát văn quy phạm pháp luật của ĐBQH tại địa phương là hết sức quan trọng, mặc dù các ĐBQH tỉnh giám sát được một số văn bản QPPL theo thẩm quyền nhưng cũng chỉ phát hiện được 01 văn bản có vi phạm được chấp nhận sửa chữa số còn lại cũng có vi phạm nhưng chưa được phát hiện, chỉ đến khi các cơ quan khác hoặc người dân tố có mới phát hiện ra.
Trong hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân - Sau khi thực hiện việc chuyển đơn của công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, vẫn còn tình trạng một số cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chưa chú trọng đúng mức, kéo dài việc giải quyết, quá thời hạn luật định gây bức xúc trong nhân dân, chỉ khi ĐoànĐBQH có văn bản đôn đốc, nhắc nhở thì mới giải quyết.
- Một số công dân đến trụ sở tiếp công dân, gửi đơn, thư khiếu nại, tố cáo đến các vị ĐBQH lại chưa hiểu đúng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ĐBQH. Có trường hợp công dân do không đồng ý với kết quả giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên đã liên tục gửi đơn, đến trực tiếp cơ quan, nơi làm việc, nhà riêng, nơi tiếp xúc cử tri của ĐBQH nhằm tạo sức ép gây khó khăn cho các ĐBQH.
- Các vị ĐBQH phần lớn thời gian là làm việc tại các cơ quan chuyên môn của mình nên khi nhận được đơn thư khiếu nại tố caó của công dân thường lúng túng trong việc xử lý. Nhiều khi xử lý không chuẩn theo quy định dẫn đến đơn thư chuyển lòng vòng không đúng địa chỉ;
- Cũng do chưa có phần mềm xử lý thông tin về khiếu nại tố cáo liên thông nên các đại biểu không rõ thông tin về vụ việc nên sau khi xử lý đơn phần lớn các đại biểu không theo dõi được việc xử lý giải quyết của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, và đương nhiên là khó có thể đôn đốc theo quy định.