Hạn chế trong hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của đại biểu quốc hội, đoàn đại biểu quốc hội theo pháp luật hiện hành qua thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 50 - 56)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH BẮC GIANG

2.3. Hạn chế trong hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang và nguyên nhân

2.3.2. Hạn chế trong hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang và nguyên nhân

Mặc dù đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên, hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội nhìn chung cũng còn những hạn chế, cụ thể như sau:

-Việc giám sát của Đoàn chủ yếu căn cứ vào báo cáo của cơ quan chịu sự giám sát, thiếu những kênh thông tin độc lập, khách quan; chưa có cơ chế, thời gian, biện pháp kiểm tra tính sát thực của thông tin, số liệu do cơ quan, đơn vị được giám sát cung cấp nên kết quả giám sát đánh giá, kết luận và kiến nghị còn chung chung, tính thuyết phục chưa cao.

-Việc đôn đốc và theo dõi kết quả việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát còn hạn chế, chưa thể tổng hợp chính xác có bao nhiêu kiến nghị sau giám sát đã được thực hiện, thậm chí, một số kiến nghị sau giám sát chưa được cơ quan chịu sự giám sát thực hiện nghiêm túc, nhưng cơ quan quản lý cũng chưa quan tâm đôn đốc xem xét trách nhiệm.

- Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Đoàn Đại biểu Quốc hội nhìn chung chưa thực hiện được mà chủ yếu được tiến hành lồng ghép vào các hoạt động giám sát khác hoặc chưa thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật. Việc giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm do các đối tượng bị giám sát rất hạn chế, trong khi không ít văn bản quy phạm do các bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương ban hành có dấu hiệu vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ở địa phương qua các vụ việc khiếu nại, tố cáo (được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm sát của các cơ quan có thẩm quyền, qua báo chí nhưng chưa được Đoàn đại biểu Quốc hội tiến hành giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý. Vì vậy, có thể nói, hoạt động giám sát văn bản của Đoàn đại biểu Quốc hội là chưa đạt yêu cầu đặt ra;

- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân phần lớn mới chỉ dừng ở mức chuyển đơn và đôn đốc việc giải quyết; tỷ lệ trả lời của các cơ

quan hữu quan chưa cao, nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm.

- Công tác tham mưu phục vụ hoạt động giám sát của Văn phòng là mảng công việc còn yếu. Thiếu người, yếu về năng lực tham mưu, chưa có kinh nghiệm, kể cả chưa mạnh dạn đề xuất ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động giám sát. Việc tập hợp tài liệu, thông tin để cung cấp cho ĐBQH chưa thật đầy đủ, chính xác, khách quan. Việc huy động chuyên gia, cơ quan chuyên môn nghiệp vụ có liên quan để giúp đoàn giám sát xem xét, đánh giá vấn đề giám sát chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề tham mưu, phục vụ Đoàn ĐBQH đôn đốc và theo dõi kết quả việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát của các cơ quan hữu quan có được đặt ra, nhưng hầu như chưa thực hiện, chỉ dừng ở mức theo dõi và phản ảnh tình hình chung.

- Thời gian vật chất dành cho hoạt động giám sát có hạn chế. Việc phân phối thời gian để tham gia các đoàn giám sát chuyên đề còn bị động.

- Có tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm của các thành viên tại các buổi làm việc nên không ít cuộc giám sát trở thành cuộc khảo sát tình hình, hiệu quả giám sát không cao.

- Những kiến nghị sau giám sát của Đoàn ĐBQH gửi đến các cơ quan hữu quan mặc dù được các cơ quan này có xem xét, chấn chỉnh hoặc nghiên cứu vận dụng trong quá trình hình thành chủ trương, chính sách mới, nhưng hầu như không có hồi âm bằng văn bản. Tuy rằng ý kiến, kiến nghị của chủ thể giám sát ở cấp độ xác nhận, khuyến nghị về những ưu khuyết, các vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật cũng không nhất thiết phải phúc đáp, nhưng việc phúc đáp thể hiện mức độ quan tâm cũng như việcáp dụng các giải pháp quản lý, điều hành của chính quyền vào thực tế.

- Các hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trên các lĩnh vực chất vấn, giám sát các văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân... chưa được tiến hành một cách thường xuyên theo

quy định; các kiến nghị sau giám sát, khảo sát chưa được chính quyền các cấp ở địa phương quan tâm giải quyết.

- Công tác giám sát thiếu chiều sâu, thời gian giám sát ngắn, chủ yếu vẫn dựa trên văn bản báo cáo, việc đi sâu, đi sát cơ sở chưa nhiều, hình thức giám sát thiếu phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

- Đa số đại biểu Quốc hội tỉnh làm công tác kiêm nhiệm, nhiều đại biểu giữ trọng trách trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, nên gặp khó khăn trong việc tham gia các đợt giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, khi có hoạt động giám sát của ĐoànĐBQH ở địa phương thì sự tham gia của các đại biểu làm việc tại các cơ quan trung ương là rất hạn chế.

- Mặc dù đã có kinh phí cho hoạt động giám sát của Quốc hội, song chưa có sự khuyến khích đối với các thành viên tham gia giám sát. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân quy định đại biểu Quốc hội lập chương trình, kế hoạch giám sát và mời người tham gia nhưng không quy định việc thuê chuyên gia nên tính khả thi thấp, hiệu quả giám sát không cao.

- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thường bị động trong công tác giám sát. Vì theo quy định, Đoàn đại biểu Quốc hội phải lập chương trình giám sát của Đoàn sau khi có chương trình giám sát của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Trên thực tế, kế hoạch và quyết định thành lập đoàn giám sát của các cơ quan này không thể làm sớm hơn. Do vậy, Đoàn đại biểu Quốc hội ở các địa phương phụ thuộc khá lớn và thường xuyên bị động trong việc chủ động tổ chức theo nội dung riêng của Đoàn. Mặt khác, công tác giám sát chủ yếu tập trung giữa hai kỳ họp, thời gian này cũng là thời gian phải tập trung cho công tác xây dựng luật, trong khi số đại biểu chuyên trách ít (một đại biểu), còn lại đều kiêm nhiệm, việc bị động về thời gian ảnh hưởng đến chất lượng giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội là khó tránh khỏi.

- Theo quy định hiện hành, Đoàn Đại biểu Quốc hội là chủ thể đặc biệt, vừa là nơi tổ chức, tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội hoạt động, vừa có một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, trong khi đó số lượng đại biểu hoạt động

chuyên trách còn quá ít dẫn đến việc tổ chức giám sát, hiệu lực, hiệu quả giám sát bị hạn chế. Hoạt động giám sát của Đoàn chủ yếu vẫn là tham gia Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại địa phương. Việc giám sát với tư cách Đoàn đại biểu Quốc hội chưa được quan tâm tổ chức thường xuyên, hoặc có tổ chức nhưng hiệu lực, hiệu quả mang lại chưa cao.

- Trong điều kiện nguồn lực còn mỏng nhưng nội dung giám sát còn dàn trải, chưa đi sâu trong việc xem xét trách nhiệm. Không ít trường hợp hoạt động của Đoàn giám sát còn hình thức; lượng thông tin về xác định trách nhiệm không nhiều và phụ thuộc vào tinh thần hợp tác, thiện chí của đối tượng chịu sự giám sát; việc giám sát chỉ mang tính ghi nhận, phản ánh. Việc mời các đối tượng có lợi ích liên quan cùng tham gia đối thoại, làm rõ các vấn đề khiếu nại, tố cáo hầu như ít được thực hiện.

- Các kết luận của báo cáo giám sát thường chưa cụ thể chưa quy kết được trách nhiệm và đưa ra kết luận mang tính chế tài mạnh mà phần lớn chỉ là các khuyến nghị. Kiến nghị của Đoàn giám sát chưa được nghiêm túc thực hiện; tỷ lệ trả lời của các cơ quan thấp, chung chung, không giải trình về các biện pháp giải quyết. Ba là hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Đoàn đại biểu Quốc hội thường rất hạn chế, hầu như không có hoặc rất ít.

Cụ thể:

- Đoàn đại biểu Quốc hội còn lúng túng trong việc triển khai các nhiệm vụ giám sát (trong việc phân công người tiến hành giám sát, phân bổ nguồn lực cần thiết cho việc giám sát và thực hiện trình tự, thủ tục giám sát)

- Năng lực của đội ngũ cán bộ giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội trong các hoạt động giám sát còn hạn chế. Nhìn chung, đội ngũ giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội còn mỏng, cán bộ còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn sâu để giúp Đoàn đại biểu Quốc hội trong giám sát; hầu hết các cán bộ giúp việc đều chưa được đào tạo về kỹ năng cần thiết giúp việc cho các đại biểu Quốc hội hoạt động tại địa phương. Thêm vào đó, việc thiếu cơ chế bảo đảm

trong việc thuê chuyên gia và các kênh chia sẻ thông tin về hoạt động giám sát giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với các cơ quan của Quốc hội càng làm giảm năng lực, hiệu quả giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội.

- Việc phối hợp hoạt động giám sát giữa Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cũng chưa được tăng cường đúng mức. Phạm vi giám sát của Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội còn có điểm trùng lặp, do thiếu sự phối hợp cũng đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát của Đoàn.

Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức về hoạt động giám sát của ĐBQH còn chưa có sự thống nhất như về phạm vi, đối tượng giám sát; nội dung và phương thức thực hiện; hậu quả pháp lý của việc giám sát. Bên cạnh đó, nhận thức của các cơ quan chịu sự giám sát về mục đích của giám sát còn chưa đầy đủ, chính xác, nhiều đối tượng giám sát chưa thật sự coi trọng hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH.

- Công tác tham mưu, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát chưa được xây dựng đủ mạnh, một số điều kiện đảm bảo còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bộ máy tham mưu, giúp việc còn thiếu, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.

Nguyên nhân khách quan

- Quy định về hoạt động chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội còn thiếu cụ thể, rõ ràng.

- Một số quy định trong Luật hoạt động giám sát còn thiếu cụ thể hoặc chưa thật phù hợp với thực tiễn (như quy định về giám sát chuyên đề; cơ chế, chế tài tiếp thu giải quyết các kết luận, kiến nghị sau giám sát; thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn…). Luật tổ chức Quốc hội và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội quy định về thẩm quyền giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội chưa cụ thể;

quy định về địa vị pháp lý và mối quan hệ giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương chưa rõ ràng.

- Chất lượng báo cáo của các cơ quan liên quan gửi tới đoàn ĐBQH còn hạn chế không bảo đảm đúng thời hạn nên đã ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giám sát. Một số báo cáo kết quả giám sát còn mang tính chất thống kê, phản ánh tình hình, mà chưa đi sâu phân tích nguyên nhân, hạn chế cũng như làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu; các giải pháp, kiến nghị còn chung chung, chưa đủ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác… dẫn đến tồn tại tiếp diễn, kéo dài. Việc sử dụng thông tin từ hoạt động kiểm toán, thanh tra, kiểm tra và hoạt động nghiên cứu để phục vụ cho yêu cầu thẩm tra, xem xét báo cáo còn hạn chế.

Tiểu kết chương 2

Thực tiễn triển khai pháp luật về hoạt động giám sát của ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng bên cạnh đó, hoạt động này vẫn tổn tại những hạn chế. Do vậy, từ những phân tích ở trên, cần thiết phải đổi mới hoạt động giám sát của ĐBQH và đoàn ĐBQH trên nhiều phương diện, trước hết là xác định chính xác về pháp luật và về thực tiễn, mục đích, phạm vi đối tượng, nội dung, công cụ, phương pháp giám sát. Sau đó, cần tập trung vào các giải pháp có tính kỹ thuật, hay nói cách khác là các điều kiện bảo đảm cho việc giám sát có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của đại biểu quốc hội, đoàn đại biểu quốc hội theo pháp luật hiện hành qua thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)