Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH BẮC GIANG
3.2. Các giải pháp cụ thể bảo đảm hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang
3.2.3. Các giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
3.2.3.1 Đổi mới sự phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với các Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội tại địa bàn tỉnh
Theo quy định hiện nay, hằng năm, Đoàn giám sát của các cơ quan của Quốc hội sẽ thực hiện việc giám sát chuyên đề. Khi triển khai giám sát tại địa
bàn tỉnh, Đoàn giám sát thường mời Đoàn ĐBQH tỉnh cùng tham gia trong quá trình giám sát. Đoàn ĐBQH tỉnh cũng có thể căn cứ vào kế hoạch giám sát của các Đoàn giám sát để thực hiện một phần hoạt động giám sát tại địa bàn tỉnh và báo cáo kết quả về Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đoàn ĐBQH tỉnh có thể tham gia phản biện đối với các Báo cáo của Đoàn giám sát của các cơ quan của Quốc hội. Hoạt động giám sát này muốn thu được kết quả tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí và quyền lực của Trưởng đoàn, kinh phí hoạt động, cơ cấu đại biểu địa phương nhiều hay ít…
Thực tiễn cho thấy, nếu Đoàn ĐBQH có nhiều đại biểu địa phương, và họ giữ vị trí quan trong trong bộ máy nhà nước ở địa phương thì việc triển khai hoạt động giám sát này sẽ hiệu quả hơn. Từ nhận định trên, có thể khẳng định rằng, trong những khóa tiếp theo, việc cơ cấu một tỉ lệ lớn đại biểu địa phương tại Đoàn ĐBQH là vô cùng quan trọng và là tiền đề để triển khai việc giám sát chuyên đề tại tỉnh thu được kết quả khả quan hơn.
3.2.3.2. Tăng cường sự phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với Hội đồng nhân dân, các cơ quan chuyên môn và đoàn thể ở tỉnh.
Việc tăng cường phối hợp với Hội đồng nhân dân, các cơ quan chuyên môn, ban ngành ở địa phương sẽ giúp cho Đoàn ĐBQH, các ĐBQH có nhiều thông tin hơn để phát hiện vấn đề, nội dung cần giám sát và khi giám sát sẽ có hiệu quả hơn. Việc phối hợp với Hội đồng nhân dân và các ban ngành của HĐND sẽ tránh được việc giám sát trùng lắp về một vấn đề, và có thể phối hợp cùng giám sát để tăng hiệu lực giám sát của các cơ quan đại diện, cơ quan dân cử. Hoạt động giám sát của ĐBQH và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh được quy định và thực hiện trong một phạm vi rộng. Trong điều kiện các Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ yếu là các Đại biểu kiêm nhiệm thì việc ĐBQH, Đoàn đại biểu Quốc hội tham vấn ý kiến của các chuyên gia và các cơ quan chuyên môn là vô cùng cần thiết.Bởi vậy, tăng cường mối quan hệ với cơ quan chuyên môn sẽ vô cùng hữu ích, giúp cho ĐBQH và Đoàn đại biểu Quốc hội hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trước cử tri.
Hoạt động giám sát của ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh là một khâu quan trọng trong cơ chế giám sát. Cơ chế đó bao gồm hệ thống các yếu tố tác động qua lại với nhau từ giám sát tối cao của QH, HĐND, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, giám sát của nhân dân, đến hoạt động kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân, thanh tra của các cơ quan ban ngành. Mỗi chủ thể có một nhiệm vụ giám sát khác nhau nhưng tất cả đều có chung mục đích bảo đảm tăng cường pháp chế, giữ vững trật tự xã hội và bảo vệ pháp luật nhà nước. Do vậy, ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh cần chú trọng phối hợp với các chủ thể giám sát khác, với các cấp các ngành cũng như các chuyên gia để tránh sự chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát.
Chính vì thế, cần tăng cường phối hợp với các đoàn giám sát của UBTVQH, HĐDT, các ủy ban của Quốc hội. Khi có đoàn giám sát Quốc hội về địa phương giám sát, Đoàn ĐBQH có điều kiện kết hợp thực hiện nhiệm vụ của mình. Như vậy, vừa tránh được chồng chéo, vừa tranh thủ được trí tuệ của HĐDT, các ủy ban của Quốc hội và các vị ĐBQH thuộc đơn vị bầu cử khác trong việc tháo gỡ những vướng mắc cho địa phương, đồng thời giảm bớt việc gây phiền hà cho các đơn vị bị giám sát.
Ngoài ra, cũng cần tăng cường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, mời Thường trực HĐND, các ban HĐND tỉnh và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tham gia hoạt động giám sát của ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh. Việc các cơ quan dân cử ở địa phương và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng tham gia đoàn giám sát của ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh giúp cho hoạt động giám sát của ĐBQH và Đoàn chặt chẽ hơn, sâu sát hơn.
Hơn nữa, tăng cường phối hợp với các đơn vị chịu sự giám sát để tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như các nội dung, hiện trường phục vụ giám sát. Khi báo cáo yêu cầu các đơn vị phải quán triệt quan điểm khách quan, trình bày đúng thực trạng hoạt động của cơ quan đơn vị mình. Muốn làm tốt điều đó trước hết phải thay đổi cách đánh giá hoạt động của các cơ
quan nhà nước theo hướng đi vào thực chất hiệu quả của công việc, hạn chế
"bệnh thành tích" hình thức như hiện nay. Mặt khác trong quá trình phối hợp, Đoàn ĐBQH phải chỉ rõ cho các đơn vị thấy rằng: giám sát là để ngăn chặn tồn tại, giúp các đơn vị chịu sự giám sát hoàn thành nhiệm vụ, đó là động lực để phát triển chứ không phải hoạt động gây cản trở cho hoạt động bình thường của cơ quan đơn vị.
Cuối cùng, tăng cường phối hợp với các chuyên gia về lĩnh vực được giám sát sẽ giúp cho ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan chính xác các vấn đề giám sát. Tăng cường phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan nhằm cung cấp thêm thông tin cho giám sát. Ví dụ: Đại biểu Quốc hội phải tham dự đầy đủ các kỳ họp HĐND tỉnh và phải tham gia đầy đủ các cuộc họp của UBND; yêu cầu HĐND, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành nhất là cơ quan tư pháp, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh như Sở Kế hoạch đầu tư, tài chính, ngân hàng, kho bạc... phải cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động hằng quý, hằng tháng cho ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh. Có như vậy, cùng với nguồn thông tin khác (do nhân dân phản ánh, qua phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị của ĐBQH...) ĐBQH, Đoàn ĐBQH tỉnh mới có đủ căn cứ xác định các đối tượng và nội dung cần tập trung giám sát.
3.2.3.3. Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Đoàn ĐBQH tỉnh chủ yếu bao gồm các Đại biểu kiêm nhiệm nên quỹ thời gian mà Đại biểu dành cho công việc nghị sĩ của mình sẽ bị chi phối bởi công việc mà họ phải đảm nhận hàng ngày.Thêm nữa, ngay cả khi các ĐBQH đều là chuyên trách thì trong điều kiện đó, Đại biểu cũng không có thì giờ để thực hiện những công việc sự vụ , mang tính kỹ thuật.Bởi vậy, một bộ máy giúp việc độc lập cho Đoàn ĐBQH là vô cùng cần thiết. Ở các nước, mỗi nghị sĩ thường có một thư ký, trợ lý giúp việc cho họ.
Đoàn ĐBQH tỉnh từng có bộ máy giúp việc độc lập, song đến 2008 cơ quan này đã sáp nhập vào Văn phòng HĐND tỉnh. Sự sáp nhập này tạo ra một sự bất cập đó là, một cơ quan thống nhất, nhưng chức năng, nhiệm vụ lại là cơ quan tham mưu, phục vụ cho hai cơ quan độc lập: Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh. Đoàn ĐBQH là cơ quan giám sát HĐND tỉnh, song Văn phòng HĐND là cơ quan giúp việc duy nhất cho hai cơ quan này. Do vậy, việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao không thể tránh khỏi vướng mắc, thậm chí
“xung đột”. Tùy đặc thù của từng địa phương mà Văn phòng HĐND đôi lúc bị thiên lệch trong quá trình tham mưu, phục vụ, thường là nghiêng về phục vụ HĐND tỉnh nhiều hơn.
Đến 2014 theo quy định của Luật Tổ chức QH và quyết định số 1097 NQ/UBTVQH13, Văn phòng Đoàn ĐBQH mới lại được tách ra hoạt động riêng.
Với quyền hạn, nhiệm vụ của ĐBQH và Đoàn ĐBQH đã được luật quy định thì số lượng chuyên viên giúp việc như hiện nay không thể đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công việc. Do đó, chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh chắc chắn sẽ khó được nâng cao. Cơ quan giúp việc, tuy không phải là một chủ thể thực hiện chức năng giám sát nhưng trên thực tế năng lực, hiệu quả hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH nói chung và chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của ĐBQH và Đoàn ĐBQH nói riêng không chỉ phụ thuộc vào bản thân các chủ thể tham gia giám sát mà còn phụ thuộc rất nhiều vào bộ máy giúp việc đó là Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh. Vì vậy, có thể nói, Văn phòng Đoàn ĐBQH là cơ quan độc lập, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Đoàn ĐBQH theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014.
Tuy nhiên, để hoạt động của Văn phòng Đoàn ĐBQH thu được kết quả như mong muốn, cần phải có chế độ chính sách đặc thù để tuyển dụng, thu hút và đào tạo những chuyên viên giúp việc của Đoàn ĐBQH tỉnh có trình độ chuyên môn để có thể đề xuất lựa chọn những vấn đề phù hợp tham mưu cho
ĐBQH và Đoàn ĐBQH trong việc thực hiện chức năng giám sát. Có nghĩa là, phải xây dựng bộ máy tham mưu, giúp việc chuyên nghiệp cho ĐBQH và Đoàn ĐBQH chứ không chỉ là bộ phận giúp việc mang tính sự vụ như hiện nay.Tóm lại, các giải pháp trên đều rất cần thiết, mỗi giải pháp có một vị trí, vai trò riêng. Tuy nhiên, các giải pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ mới đem lại hiệu quả để phát huy hơn nữa vai trò hết sức đặc thù của ĐBQH và Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trong hoạt động của Quôc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và pháp luật về công tác giám sát góp phần xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Gần đây Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 đã xác định: Cần nghiên cứu để sáp nhập 03 văn phòng Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh làm một đầu mối; Đây cũng là thách thức cho hoạt động văn phòng nói chung và việc tham mưu phục vụ cho hoạt động giám sát của ĐBQH và Đoàn ĐBQH nói riêng. Mặc dù vậy, trong xu thế đổi mới, cải cách bộ máy hành chính mạnh mẽ ở nước ta hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng chúng ta tin tưởng việc tham mưu, phục vụ giúp việc cho Đại biểu Quốc hội và Đoàn ĐBQH vẫn được tăng cường và ngày càng hiệu quả.
3.2.3.4 Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp triển khai hoạt động giám sát
Hình thức tổ chức các đoàn đi giám sát tại cơ sở được sử dụng phổ biến, và đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện hình thức giám sát này còn nhiều bất cập như, chương trình giám sát, thành viên của đoàn giám sát và phương pháp giám sát. Chính vì vậy, mặc dù Đoàn ĐBQH đã cố gắng tổ chức được nhiều cuộc giám sát, song hiệu quả vẫn còn thấp so với yêu cầu. Để hình thức tổ chức đoàn giám sát tại địa phương đạt
được mục đích, yêu cầu đề ra phải thực hiện đồng bộ những biện pháp cơ bản sau:
- Về chương trình giám sát: khi xây dựng nghị quyết giám sát hàng năm, Đoàn ĐBQH tỉnh ngoài việc xây dựng chương trình giám sát theo định kỳ, cần phải dự báo những vấn đề phát sinh, nổi cộm cần giám sát đột xuất. Do đó, khi xây dựng chương trình giám sát và đề ra kế hoạch cụ thể của từng năm, từng quý, từng tháng có trọng tâm, trọng điểm, cần lưu ý để lại một khoảng thời gian dự phòng cho hoạt động giám sát đột xuất, giám sát các vấn đề bức xúc của địa phương trên cơ sở kiến nghị của cử tri. Bởi hiện nay đối tượng, phạm vi, nội dung giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh rất rộng, trong khi đó lực lượng giám sát còn mỏng. Nếu chúng ta vẫn tổ chức giám sát dàn trải thì hiệu quả chắc chắn sẽ không cao và làm ảnh hưởng đến uy tín của Đoàn ĐBQH. Do đó phải cân đối số cuộc giám sát phù hợp với thời gian, nhân lực để giám sát triệt để và đến cùng thì hiệu quả giám sát mới cao.
- Về thành viên của đoàn giám sát: Ngoài quyền hạn và kỹ năng giám sát, thành viên của đoàn giám sát cần phải có chuyên môn về lĩnh vực được giám sát. Để đáp ứng được yêu cầu đó, có thể thực hiện chế độ hợp đồng mời các chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực tham gia hoạt động với đoàn giám sát. Đồng thời phải có quy định cụ thể, để chính kiến giám sát của họ trở thành ý chí của người đại biểu. Vì thực tế đã xảy ra tình trạng, các thành viên chuyên môn không phải là ĐBQH đã đóng góp một vai trò rất lớn trong việc xem xét, tìm hiểu giúp Đoàn ĐBQH tỉnh phát hiện vấn đề chính xác và nhanh gọn. Nhưng xuất phát từ tư cách pháp lý, cho nên ý kiến của họ không phải lúc nào cũng được các chủ thể giám sát và đối tượng chịu sự giám sát chấp nhận. Để khắc phục hạn chế này, cần phải xem ý chí của các thành viên đó về bản chất cũng là ý chí của những người dân. Với quy định như vậy, việc mời các thành viên chuyên môn tham gia đoàn giám sát mới thật sự có ý nghĩa.
- Về phương pháp giám sát: tuỳ thuộc vào từng đối tượng có thể lựa chọn hình thức, phương pháp giám sát khác nhau. Nhưng dù sử dụng phương pháp,
hình thức nào cũng phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và triệt để.Như vậy, để một cuộc giám sát có hiệu quả chúng ta phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả giám sát không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các ưu điểm, khuyết điểm, đề ra những biện pháp khắc phục cho cơ quan đơn vị chịu giám sát mà điều quan trọng là đơn vị đó đã khắc phục sửa sai khuyết điểm của mình như thế nào. Tức là những kiến nghị, đề xuất của Đoàn ĐBQH có được các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tiếp thu, tổ chức thực hiện trong thực tế một cách triệt để hay không. Do đó, Đoàn ĐBQH tỉnh phải tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận của đoàn giám sát, đồng thời pháp luật phải quy định cho Đoàn ĐBQH có những chế tài cụ thể đối với cơ quan đơn vị bị giám sát nếu họ không thực hiện tốt các đề xuất, kiến nghị của Đoàn.
- Cải tiến nội dung tiếp xúc cử tri cho phù hợp, có chất lượng. Báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội tại buổi tiếp xúc cử tri cần ngắn gọn và chọn lọc những vấn đề phù hợp, dành thời gian cho cử tri tập trung phát biểu, kiến nghị, đề xuất, bàn bạc, trao đổi. Ngoài nội dung tiếp xúc cử tri theo các quy định trong Luật, còn có thể tổ chức lấy ý kiến nhân dân theo từng chuyên đề trưng cầu ý kiến như Hội nghị Diên Hồng cha ông ta đã làm trước kia. Cần tăng cường hơn nữa việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cử tri, đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa.
- Xây dựng bộ máy giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đủ mạnh, có cơ chế chính sách hoạt động phù hợp, nhất là đội ngũ thư ký Đoàn đại biểu Quốc hội.
- Để nâng cao chất lượng, hiệu quả chức năng giám sát cần tập trung vào những vấn đề sau:
Xây dựng chương trình giám sát: hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội cần tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như thu chi ngân sách nhà nước; việc sử dụng vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo; tiếp dân