Nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương dựa vào sử dụng các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 20012016: Những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 69 - 75)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

3.1. Nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương dựa vào sử dụng các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế

3.1.1. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo ngành xuất nhập khẩu

Tùy theo mục đích nghiên cứu cụ thể mà có nhiều cách phân loại hàng hóa theo các nhóm, ngành xuất khẩu và nhập khẩu như phương pháp phân loại của Leamer (1984) [82] và Hanson (2010) [66]. Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân loại hàng hóa theo ngành xuất khẩu và nhập khẩu của Hanson (2010) để phân tích sự thay đổi về cơ cấu ngành xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Cụ thể, 99 chương mục hàng hóa thuộc hệ thống HS cấp độ 2 chữ số được phân chia lại thành 8 nhóm hàng lớn như sau:

(1) Nông nghiệp, thịt, sữa và hải sản (HS 1-10, 12-14)

(2) Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, giấy (HS 11, 15-24, 44-48) (3) Các ngành công nghiệp khai khoáng (HS 25, 27, 68-71) (4) Hóa chất, nhựa, cao su (HS 28-36, 38-40)

(5) Dệt may, quần áo, đồ da, giày dép (HS 41-42, 50-65) (6) Sắt, thép và kim loại khác (HS 26, 72-83)

(7) Máy móc, điện tử, thiết bị vận tải (HS 84-89)

(8) Các ngành công nghiệp khác (HS 37, 43, 49, 66-67, 90-97)

Mỗi ngành bao gồm các phân ngành nhỏ có mức độ thâm dụng các nhân tố sản xuất giống nhau và quá trình sản xuất ra các sản phẩm trong những ngành này thường phụ thuộc vào các công nghệ tương tự. Ngành thứ nhất bao gồm các hoạt động thâm dụng đất đai xung quanh hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong khi ngành thứ hai bao gồm các hoạt động công nghiệp sử dụng nông nghiệp, lâm nghiệp và các đầu vào thâm dụng đất đai khác. Ngành thứ

56

ba bao gồm khoáng sản, quặng, dầu mỏ, đá quý, kim loại quý và các ngành công nghiệp khác dựa trên các nguồn lực dưới lòng đất. Ngành thứ tư bao gồm sản xuất các sản phẩm hóa chất và các sản phẩm dựa trên dầu mỏ khác.

Ngành thứ năm bao gồm các sản phẩm quần áo và dệt may thâm dụng lao động và đầu vào cho những hàng hóa này (dệt, đồ da). Ngành thứ sáu bao gồm các sản phẩm sắt, thép và các kim loại khác. Ngành thứ bảy bao gồm các ngành sản xuất máy móc thâm dụng vốn, linh kiện điện, điện tử và thiết bị vận tải. Cuối cùng, ngành thứ tám là tập hợp các ngành công nghiệp còn lại (như nguyên liệu và thiết bị chụp ảnh, nguyên liệu in, dụng cụ âm nhạc) [66].

3.1.2. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo giai đoạn sản xuất

Thông qua phân tích những biến đổi trong cơ cấu các nhóm hàng: hàng hóa sơ cấp (là hàng hóa không trải qua quá trình xử lý, gia công và vì thế ở trạng thái tự nhiên của nó, đặc biệt là nhóm hàng hóa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và mỏ), hàng hóa trung gian (là hàng hóa đầu vào cho sản xuất mà bản thân nó đã được xử lý, gia công, đồng thời được sử dụng hết trong quá trình sản xuất) và hàng hóa cuối cùng (là hàng hóa không yêu cầu việc xử lý hay biến đổi để sẵn sàng cho sử dụng của người tiêu dùng, nhà đầu tư hoặc chính phủ), chúng ta có thể đánh giá phần nào một quốc gia đã dịch chuyển lên các giai đoạn sản xuất và giá trị cao hơn hay chưa. Lý do là bởi, hàng hóa trung gian, đặc biệt linh kiện, phụ tùng và tư liệu sản xuất đã được chứng minh là một thành tố quan trọng quyết định mức độ tinh xảo, phức tạp trong giỏ hàng hóa sản xuất và xuất khẩu của một quốc gia [88], [99], [109].

Một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để phân tích các dòng thương mại quốc tế theo yếu tố giai đoạn sản xuất là dựa vào hệ thống phân loại BEC của Liên hợp quốc. Dựa trên xác định mục đích sử dụng chủ yếu của hàng hóa, các nhóm hàng hóa được phân loại ở mức độ tổng hợp trong BEC bao gồm: 1. Thực phẩm và đồ uống; 2. Các phụ phẩm công nghiệp; 3. Nhiên liệu và dầu nhờn; 4. Hàng hóa tư liệu sản xuất (ngoại trừ

57

trang thiết bị vận tải), và linh kiện, phụ tùng đi kèm; 5. Trang thiết bị vận tải, phụ tùng và linh kiện đi kèm; 6. Hàng hóa tiêu dùng không được phân loại; 7.

Hàng hóa không phân loại khác [111].

Luận án sử dụng phương pháp phân loại của Gaulier et al. (2007) [63]

nhằm xem xét những thay đổi về cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc theo giai đoạn sản xuất. Theo đó, hàng hóa trong hệ thống BEC được phân chia lại thành ba giai đoạn: hàng sơ cấp, hàng trung gian và hàng cuối cùng; hoặc thành năm giai đoạn: hàng sơ cấp; hàng bán thành phẩm, linh kiện và phụ tùng; tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng (xem Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Hàng hóa danh mục BEC phân loại theo giai đoạn sản xuất

3 giai đoạn 5 giai

đoạn

BEC Danh mục BEC

Hàng hóa sơ cấp

111 Thực phẩm và đồ uống phục vụ cho công nghiệp 21 Đầu vào công nghiệp không phân loại dưới dạng thô

31 Nhiên liệu và dầu nhờn thô

Hàng hóa trung gian

Hàng bán thành phẩm

121 Thực phẩm và đồ uống đã qua chế biến, phục vụ cho công nghiệp 22 Đầu vào công nghiệp không phân loại đã qua chế biến 322 Nhiên liệu và dầu nhờn đã qua chế biến Linh kiện

và phụ tùng

42 Linh kiện, phụ tùng của tư liệu sản xuất, ngoại trừ trang thiết bị vận tải

53 Linh kiện và phụ tùng trang thiết bị vận tải

Hàng hóa cuối cùng

Tư liệu sản xuất

41 Tư liệu sản xuất, ngoại trừ trang thiết bị vận tải 521 Các trang thiết bị vận tải khác

Hàng tiêu dùng

112 Thực phẩm, đồ uống phục vụ cho tiêu dùng hộ gia đình 122 Thực phẩm, đồ uống đã qua chế biến phục vụ tiêu dùng hộ gia đình

51 Xe vận chuyển khách

522 Trang thiết bị vận tải phi công nghiệp khác 61 Hàng tiêu dùng lâu bền, không phân loại 62 Hàng tiêu dùng bán lâu bền, không phân loại 63 Hàng tiêu dùng không lâu bền, không phân loại

Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên nghiên cứu của Gaulier et al. (2007).

3.1.3. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo hàm lượng công nghệ

Trong thương mại quốc tế, mỗi nước không chỉ cố gắng gia tăng giá trị tuyệt đối của kim ngạch xuất khẩu hàng năm mà quan trọng hơn là gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ,

58

qua đó nâng cao giá trị tăng thêm cho sản phẩm xuất khẩu. Nghiên cứu của Pavitt (1984) [92] được coi là một trong những nghiên cứu đáng chú ý đầu tiên về chủ đề này, theo đó tác giả phân loại hàng xuất khẩu thành các nhóm hàng chế tạo dựa trên thâm dụng tài nguyên, thâm dụng lao động, quy mô lớn và khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, hạn chế của cách phân loại này là nó chưa làm nổi bật những khác biệt cũng như còn có sự lặp lại giữa các nhóm hàng.

Bảng 3.2: Hàng hóa xuất khẩu phân theo hàm lượng công nghệ

Nhóm hàng Số lượng

nhóm hàng Ví dụ

Hàng hóa sơ cấp 48 Hoa quả tươi, thịt, trà, cà phê chưa qua chế biến

Hàng công nghiệp dựa vào tài nguyên Sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp

đã qua chế biến 35 Thịt, đồ uống đã qua chế biến, các sản phẩm gỗ

Sản phẩm khai khoáng đã qua chế biến 27 Quặng, dầu, cao su đã qua sơ chế Hàng công nghiệp công nghệ thấp

Dệt may và các sản phẩm thời trang 20 Vải, quần áo, giày dép Hàng công nghiệp công nghệ thấp khác 24 Nhựa, giấy, tấm thép Hàng công nghiệp công nghệ trung bình

Máy móc vận tải 5 Phương tiện vận tải và linh phụ kiện đi kèm

Sản phẩm gia công 22 Sợi tổng hợp, hóa chất và sơn Sản phẩm cơ khí 31 Máy móc nói chung, động cơ mô

tô, máy móc công nghiệp Hàng công nghiệp công nghệ cao

Sản phẩm điện, điện tử 11 Phương tiện liên lạc, thiết bị lưu trữ dữ liệu

Sản phẩm công nghệ cao khác 7 Dược phẩm, dụng cụ quang học, dụng cụ đo lường Hàng không phân loại khác 10

Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên nghiên cứu của Lall (2000).

Luận án sử dụng phương pháp phân loại hàng hóa theo hàm lượng công nghệ của Lall (2000) [79] để phân tích chi tiết sự biến đổi về hàm lượng công nghệ biểu lộ trong thương mại Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016.

Theo đó, hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục SITC cấp độ 3 chữ số được phân loại thành các nhóm sau: (1) Hàng hóa sơ cấp; (2) Hàng công nghiệp

59

dựa vào tài nguyên; (3) Hàng công nghiệp công nghệ thấp; (4) Hàng công nghiệp công nghệ trung bình; (5) Hàng công nghiệp công nghệ cao; và (6) Hàng không phân loại. Trong đó, ngoại trừ nhóm hàng hóa sơ cấp và hàng hóa không phân loại, các nhóm hàng còn lại tiếp tục được chia nhỏ thành các ngành hàng như minh họa ở Bảng 3.2.

Việc phân chia như trên dựa vào mức độ thâm dụng vốn, lao động và công nghệ. Cụ thể, các sản phẩm dựa vào tài nguyên thường là các sản phẩm thâm dụng lao động giản đơn, trong khi các sản phẩm công nghệ thấp có xu hướng sử dụng công nghệ ổn định, phổ biến và các kỹ năng lao động đơn giản. Các sản phẩm công nghệ trung bình sử dụng công nghệ phức tạp, với yêu cầu mức độ tương đối về các hoạt động R&D và kỹ năng lao động tiên tiến. Các sản phẩm công nghệ cao yêu cầu các công nghệ tiên tiến, biến đổi nhanh, lao động kỹ năng cao và mức độ lớn các hoạt động R&D.

3.1.4. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo đóng góp của các nhân tố Dựa trên công trình nghiên cứu của Pavitt (1984) [92], hai nhà nghiên cứu Hinloopen và Marrewijk (2008) [71] đã phân loại hàng hóa thuộc danh mục SITC cấp độ 3 chữ số thành 5 nhóm hàng, theo mức độ đóng góp của các nhân tố sản xuất như minh họa ở Bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3: Hàng hóa xuất khẩu phân loại theo đóng góp của các nhân tố

Nhóm hàng Số lượng

ngành Ví dụ

Nhóm sản phẩm thô 83 ngành Hoa quả tươi, than đá và dầu thô Nhóm sản phẩm tập trung hàm

lượng tài nguyên 21 ngành Khoáng sản, đồ da đã được sơ chế, thiếc Nhóm sản phẩm tập trung hàm

lượng lao động phổ thông 26 ngành Sợi, túi xách, đồ nội thất Nhóm sản phẩm tập trung hàm

lượng công nghệ 62 ngành Đồ dùng hộ gia đình, máy thu thanh, dụng cụ quang học

Nhóm sản phẩm tập trung hàm

lượng vốn-trí tuệ 43 ngành Thuốc nhuộm, thiết bị thu nhận tín hiệu radio, thiết bị thu âm thanh

Nhóm hàng không phân loại 5 ngành

Nguồn: Hinloopen và Marrewijk (2008).

60

Giống như Lall (2000) [79], Hinloopen và Marrewijk (2008) chia hàng hóa thành các nhóm sản phẩm thô và sản phẩm tập trung hàm lượng tài nguyên nhưng số lượng và danh mục các ngành hàng cụ thể trong hai nghiên cứu này là khác nhau. Ngoài ra, khác với cách phân loại chỉ dựa trên hàm lượng công nghệ của Lall (2000), phương pháp phân loại của Hinloopen và Marrewijk (2008) còn dựa trên mức độ thâm dụng các nhân tố khác (bên cạnh công nghệ) như lao động và vốn - trí tuệ.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia kém phát triển thường xuất khẩu nhóm sản phẩm thô, hoặc sản phẩm tập trung hàm lượng tài nguyên và lao động phổ thông cao. Ngược lại, trong cơ cấu xuất khẩu của các nước phát triển, nhóm sản phẩm tập trung hàm lượng công nghệ và vốn-trí tuệ chiếm tỷ trọng lớn. Luận án sử dụng phương pháp phân loại của Hinloopen và Marrewijk (2008) để phân tích sự biến đổi cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc dưới góc độ thâm dụng các yếu tố sản xuất.

3.1.5. Thương mại hàng hóa Việt -Hàn xét theo yếu tố giá trị gia tăng Bên cạnh sử dụng các dữ liệu thống kê thương mại truyền thống, nhiều nghiên cứu gần đây tập trung phân tích thương mại về giá trị gia tăng giữa các quốc gia, đặc biệt khu vực Đông Á bởi giá trị tăng thêm mới là lợi ích kinh tế thực chất và quan trọng nhất mà hàng xuất khẩu mang lại cho các quốc gia.

Các quốc gia chi phối thượng nguồn của chuỗi sản xuất và cung ứng hàng hóa, đặc biệt các khâu R&D, marketing sẽ thu được giá trị tăng thêm cao nhất, trong khi các nước tham gia vào hạ nguồn của chuỗi sản xuất như gia công và lắp ráp thường chỉ thu được giá trị gia tăng hạn chế [47], [50], [62].

Để phân tích thương mại Việt Nam - Hàn Quốc dưới yếu tố giá trị gia tăng, luận án sử dụng cơ sở dữ liệu về thương mại giá trị gia tăng (TiVA) của OECD [123], được tính toán dựa trên bảng đầu vào và đầu ra (I-O) của hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó, luận án tập trung làm rõ hàm lượng giá trị gia tăng nội địa trong tổng sản phẩm xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc;

61

nguồn gốc giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc, trong sự so sánh đối chiếu với một số quốc gia Đông Á khác.

Một phần của tài liệu Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 20012016: Những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)