Thực trạng công tác báo cáo tình hình kiểm soát thanh toán các nguồn vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư hàng năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình_2 (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯXÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚCHUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2. Thực trạng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại

2.2.3. Thực trạng công tác báo cáo tình hình kiểm soát thanh toán các nguồn vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư hàng năm

2.2.3.1. Công tác báo cáo tình hình kiểm soát thanh toán:

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản về hướng dẫn báo cáo tình hình thanh toán và quyết toán vốn đầu tư hàng năm, theo đó KBNN cũng đã bám sát yêu cầu, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các báo cáo theo hướng chuẩn hóa hệ thống mẫu biểu và chỉ tiêu thống nhất trên báo cáo. Sự thống nhất đó tạo điều kiện thống nhất về mặt quan điểm, nhận thức và phương pháp thống kê của cơ quan Tài chính, KBNN và các ban ngành ở địa phương. Điều này đã tạo thuận lợi trong công tác quản lý điều hành vốn đầu tư XDCB, vốn TPCP, vốn chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác, đặc biệt ở địa phương. Tuy nhiên vẫn có một số tồn tại như sau:

- Báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư theo hướng dẫn từ Thông tư 99/2013/TT-BTC và theo quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư hướng dẫn tạiThông 86/2011/TT - BTC thì:

+ Chưa thể hiện được số liệu chỉ tiêu “Giá trị khối lượng hoàn thành đãđược KBNN kiểm soát chấp nhận thanh toán” nhưng chưa đủ kế hoạch thanh toán (Mẫu số 06-KBT), qua đó cho thấy cột 6 ” Luỹ kế GTKL chủ đầu tư đề nghị thanh toán từ đầu năm đến kỳ báo cáo”, cột 7 ” Tổng số vốn đã thanh toán từ đầu năm đến kỳ báo cáo”.

Theo Phụ lục 05 (Giấy đề nghị thanh toán vốn) hướng dẫn hiện nay thì chỉ phản ảnh GTKL đúng bằng vốn đãđược bố trí đề nghị thanh toán, như vậy thị cột 6 và cột 7 sẽ bằng nhau, mặc dầu theo phụ lục 03a có GTKL hoàn thành lớn hơn nhiều.

+ Qua nhiều năm triển khai dự án/ công trình số liệu “lũy kế giá trị khối lượng hoàn thành” sẽ được theo dõi để nắm được tiến độ triển khai, khối lượng hoàn thành so với tổng mức đầu tư/ tổng dự toán, đồng thời khi hết niên độ ngân sách năm qua chỉ số

“lũy kế giá trị khối lượng hoàn thành” và “Tổng vốn đã thanh toán” cho thấy được số khối lượng nghiệm thu hoàn thành chưa được thanh toán, cần chủ động để bố trí vốn.

Tuy nhiên, theo cơ chế kiểm soát hiện nay, với phương thức đề nghị thanh toán của phụ lục 05 không thể theo dõi được giá trị khối lượng hoàn thành chưa được thanh toán. Điều này cũng có nghĩa khó giúp cho cơ quan quản lý nắm được “Giá trị khối

Đại học kinh tế Huế

lượng hoàn thành của dự án/công trình đã được nghiệm thu hoàn thành mà chủ đầu tư còn “nợ” phải thanh toán cho đơn vị thực hiện.

+ Theo quy định tại Nghị quyết số 01/NQ - CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 và một số văn bản chỉ đạo điều hành trong thời gian gần đây; theo đó Bộ Tài chính, KBNN đã ban hành các văn bản hướng dẫn về việc hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư từ kế hoạch 2014, trong đó nêu: Tất cả các dự án sử dụng vốn NSNN, vốn TPCP chỉ được thực hiện khối lượng trong kế hoạch được giao để không gây nợ đọng xây dựng cơ bản, thì chưa đảm bảo yêu cầu về việc tránh nợ đọng vốn đầu tư, khối lượng thực hiện phải theo kế hoạch được giao. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi thấy việc huy động nhiều nguồn vốn đầu tư cho dự án/ công trình nhằm nhanh chóng hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ mang lại hiệu quả đầu tư là cần thiết, vì vậy nguồn vốn của nhà thầu/đơn vị cung cấp hàng hóa hoặc các nguồn vốn chủ đầu tư tự huy động được theo quy định của pháp luật cũng là một nguồn vốn cần huy động để bổ sung kịp thời. Do đó chỉ tiêu số liệu “khối lượng hoàn thành chưa thanh toán” cũng có ý nghĩa rất quan trọng.

- Theo quy định của Thông tư số 99/2013/TT- BTC Sở Tài chính phải lập báo cáo mẫu số: 01 - TC trong đó có một số chỉ tiêu Sở Tài chính không thể có, phải cần KBNN cung cấp như: Tổng mức đầu tư, tổng dự toán được duyệt...(KBNN có tương đối đầy đủ các thông tin này) song, theo quy định báo cáo KBNN gửi SởTài chính không có những chỉ tiêu này, để lập được báo cáo Sở Tài chính luôn yêu cầu KBNN bổ sung thêm các tiêu chí trên.

- Báo cáo chỉ tiêu Ước số thanh toán từ đầu năm đến thời điểm tháng 6, cả năm 13 tháng như hiện nay còn thiếu khoa học (mẫu số 03-TC). Hiện nay cơ quan tài chính căn cứ vào báo cáo tình hình thực hiện và ước tính số vốn của chủ đầu tư để làm báo cáo.

- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hàng năm được quy định tại Thông tư 210/2010/TT - BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính về quy định chế độ báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN theo niên độ NS hàng năm, công văn số 6549/BTC-ĐT ngày 16/5/2012 về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số

Đại học kinh tế Huế

210/TT - BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính, theo đó KBNN cũng đã ban hành công số 397/KBNN- KSC ngày 17/3/2011 về việc hướng dẫn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB, vốn chương trình mục tiêu, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Tuy nhiên việc đối chiếu số liệu với số liệu kế toán còn tương đối phức tạp do mối quan hệ giữa các mẫu biểu.

+ Ví dụ: Số liệu quyết toán vốn trong năm lấy từ mẫu 03/KB cộng (+) số liệu hoàn tạm ứng các năm trước mang sang từ mẫu 06 KB mới bằng (=) số liệu tài khoản thực chi của Kế toán.

+Số liệu quyết toán theo mục lục NSNN cũng phải lấy từ mẫu 05/KB và 05b/KB - Hàng năm một số chương trình, dự án được phép kéo dài thanh toán sang năm sau, đây là một thuận lợi cho việc đáp ứng giải ngân đảm bảo kế hoạch vốn đãđược bố trí khi do tác động khách quan về thời tiết, vốn, thời gian hoàn thành thủ tục... làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án. Song, việc kéo dài thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn của năm trước dẫn đến nhiều bất cập như:

+ Khó khăn trong đối chiếu, do việc kéo dài thanh toán thuộc kế hoạch vốn của năm trước khi tổng hợp báo cáo và đối chiếu số liệu giải ngân theo kế hoạch vốn, trong khi đối với kế toán khi hạch toán trên chương trình TABMIS thì phần kéo dài được quyết toán cho năm hiện hành. Vì vậy, khi lập đối chiếu hoặc báo cáo cần đối chiếu trên TABMIS thì rất khó thực hiện.

+ Tổ tổng hợp – hành chính phải theo dõi phần kéo dài theo từng chương trình, dự án, lập báo cáo quyết toán công trình theo kế hoạch năm hay quyết toán theo vốn thực hiện trong năm hiện hành (theo TABMIS) tạo ra nhiều công việc và sự phức tạp, hơn nữa theo kế hoạch vốn năm được bố trí thì việc kéo dài thanh toán cho thấy rõ sự chậm trễ tiến độ làm giảm tính hiệu quả đồng vốn đầu tư trên 1 đơn vị sản phẩm tạo thành theo thời gian.

2.2.3.2. Kiểm soát quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Quyết toán là khâu cuối cùng và rất quan trọng trong công tác đầu tư. Thế nhưng lâu nay, nhiều chủ đầu tư và nhà thầu chỉ quan tâm đến việc chạy tìm dự án, công trình và tổ chức đấu thầu, nhận thầu; rồi triển khai thi công, đưa công trình vào sử dụng mà

Đại học kinh tế Huế

“quên” việc quyết toán hoàn thành dự án. Sự chậm trễ này đã làm cho công tác quản lý NSNN gặp nhiều khó khăn.

Một số chủ đầu tư chưa quan tâm đến trách nhiệm quyết toán khi dự án, công trình hoàn thành, thanh toán tiền cho nhà thầu cơ bản xong nên nhà thầu không tích cực phối hợp quyết toán, càng để lâu càng thất lạc hồ sơ, cán bộ thay đổi càng gặp khó khăn trong quyết toán.

Mặt khác, chế tài để xử lý vi phạm trong quyết toán dự án hoàn thành trước khi có Công văn số 921/TTg-KTTH ngày 20/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ chưa được triển khai thực hiện nghiêm túc. Vì thế, các chủ đầu tư và nhà thầu còn chây ỳ, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quyết toán dự án hoàn thành. Bên cạnh đó, phải nói rằng chính quyền các cấp chưa quan tâm bố trí cán bộ có chuyên môn đảm nhận công tác thẩm tra quyết toán đúng theo quy định để phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền.

Thời gian qua, KBNN Quảng Trạch đã phối hợp với Phòng Tài chính đã thường xuyên có các văn bản hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở các chủ đầu tư trên địa bànvề việc đẩy nhanh tiến độ quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách. Vì vậy, công tác quyết toán dự án, công trình hoàn thành có tiến bộ nhanh hơn so với các năm trước đây. Nhiều chủ đầu tư đã chấp hành và thực hiện tốt nhiệm vụ về quyết toán hoàn thành theo quy định, tiến độ quyết toán dự án, công trình được đẩy nhanh, giảm dần tồn đọng từ các năm trước. Theo biểu đồ, ta thấy năm 2014, chỉ có 24 dự án được phê duyệt quyết toán và tất toán tài khoản, nhưng đến năm 2015, số lượng dự án phê duyệt quyết toán và tất toán tài khoản tăng lên đáng kể cụ thể là 77 dự án, và đến năm 2016, tổng số dự án được phê duyệt quyết toán và tất toán tài khoản là 129 dự án, tăng 537% so với năm 2014, qua số liệu phản ánh nêu trên, cho thấy KBNN Quảng Trạch đã rất tích cực trong công tác đôn đốc các chủ đầu tư trình phê duyệt dự án hoàn thành và thực hiện tất toán tài khoản. Trung bình mỗi năm có khoảng 77 dự án được quyết toán và tất toán tài khoản giao dịch.

Đại học kinh tế Huế

(Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của Kho bạc Nhà nước Quảng Trạch) Biểu đồ 2.3: Số dự án, công trình quyết toán giai đoạn 2014- 2016

Qua số liệu 03 năm (từ năm 2014- 2016) thực hiện công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN Quảng Bình đã từng bước khắc phục khó khăn tạo sự chuyển biến tích cực cho việc quản lý, kiểm soát vốn đầu tư nhanh chóng, đảm bảo đúng thời gian quy định, không để tồn đọng, hồ sơ, chứng từ tại KBNN. Đến nay, chủ đầu tư đã được cán bộ kiểm soát chi đầu tư KBNN giúp đỡ thành thạo quy trình tạm ứng, thanh toán, quyết toán theo cơ chế mới. Công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từng bước đi vào nề nếp, khắc phục được tình trạng chậm trễ, phiền hà, ách tắc cho các chủ đầu tư, sử dụng đồng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình_2 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)