CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯXÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚCHUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.3. Đánh giá chung thực trạng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Trạch
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Trạch
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất,Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Hiện nay, tình hình kinh tế thế giới còn diễn biến thất thường, sẽ đối mặt với nguy cơ thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, nguy cơ nợ công vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại tại các nước đang phát triển, vấn đề này sẽ có tác động bất lợi đối với những nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế Việt Nam.
Những năm qua, Việt Nam luôn rơi vào sự trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng.
Đây cũng là giai đoạn khó khăn kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990 đến nay. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độ chậm, tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,2 - 5,6%;
hiệu quả đầu tư bị giảm sút, khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước trở nên khó khăn hơn. Đây là một trong những cản trở lớn ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành ngân sách của nước ta nói chung và tỉnh Quảng Trạch nói riêng.
Đại học kinh tế Huế
Thứ hai,cơ chế, chính sách của Nhà nước và sự chỉ đạo từ Trung ương.
- Hệ thống văn bản quản lý đầu tư công còn thiếu đồng bộ, thiếu những chế tài cần thiết.
Hệ thống văn bản quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua được các cơ quan ban hành sửa đổi, bổ sung thường xuyên, nhưng nhìn chung còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo, khó áp dụng vào thực tiễn. Thêm vào đó, các văn bản pháp luật trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay chủ yếu là các văn bản dưới luật, trong khi lĩnh vực này đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng hệ thống văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, là cơ sở quản lý, điều hành ngân sách. Chưa có các chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm quy trình quản lý đầu tư công từ NSNN.
-Chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn hoặc ít nhất là ngân sách nhiều năm. Luật NSNN hiện nay chỉ quy định việc lập dự toán ngân sách hàng năm.
Tuy nhiên, trong thực tế, khi quyết định các chính sách chi hoặc quyết định các dự án thanh toán vốn đầu tư… có nghĩa là hình thành các nhu cầu chi nhiều năm. Như vậy, nếu không xây dựng một khung chi tiêu trung hạn hay ngân sách nhiều năm thì các cơ quan, ban, ngành, địa phương phải đối mặt với mâu thuẫn là nhiệm vụ thì có, nhưng không rõ nguồn tài trợ cho các nhiệm vụ này ở đâu. Ở mức độ khái quát hơn, việc không có được một khung chi tiêu trung hạn, không có các ước tính hợp lý về khả năng nguồn lực dành cho khu vực công có nghĩa là không thể phân tích, đánh giá, lựa chọn các dự án, đề án chi tối ưu cho một giai đoạn, không thể đảm bảo tính chủ động trong việc lập kế hoạch, bố trí nguồn vốn một cách hiệu quả. Không dự báo được khả năng nguồn lực cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cơ chế, chính sách thường quá tải, không có nguồn lực đối ứng để thực hiện hệ quả lànguồn lực có xu hướng bị phân nhỏ, dàn trải cho mỗi cơ chế, chính sách, mỗi lĩnh vực, địa phương một phần nào đó, chứ ít căn cứ vào nhu cầu, mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ của địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH từng thời kỳ. Chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn, đặc biệt là kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn liền với kết quả đầu ra.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
-Thứ nhất, đối với kiểm soát cam kết thanh toán vốn đầu tư: Thiếu cập nhật thông tin và tổ chức tập huấn cho các đơn vị sử dụng ngân sách nắm bắt nguyên tắc,
Đại học kinh tế Huế
quy trình thực hiện cam kết chi và mục đích cũng như lợi ích đem lại từ việc thực hiện cam kết chi NSNN trong Đề án cải cách Tài chính công của Chính phủ.
- Thứ hai,đối với KBNN, cơ quan Tài chính và các Ban ngành liên quan:
-Công tác tuyên truyền luật NSNN và các văn bản liên quan. Công tác tuyên truyền, quán triệt Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, bổ sung sửa đổi về đầu tư công đến các cơ quan, đơn vị chưa được phổ biến, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về quản lý đầu tư công cũng như các văn bản liên quan của các cán bộ làm công tác tài chính còn hạn chế, dẫn đến trong quá trình sử dụng ngân sách kém hiệu quả, thậm chí còn thực hiện sai chế độ hiện hành.
-Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư còn nhiều hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư và xử lý vi phạm trong đầu tư XDCB, chi tiêu tài chính chưa được tiến hành thường xuyên. Việc kết luận, xử lý sai phạm còn chưa nghiêm minh, còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết đối với các đơn vị, chủ đầu tư có sai phạm để làm gương cho người khác. Đây là một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư công.
-Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư còn thiếu về số lượng, yếu về chất, đặc biệt ở các cơ quan Tài chính cấp huyện, xa chưa đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu đặt ra hiện nay.
Hiện nay Bộ Tài chính đã giao KBNN chủ trì thực hiện cải cách hệ thống thông tin quản lý NSNN (TABMIS), giao cho cơ quan Tài chính đảm nhận khâu nhập dự toán. Với một khối lượng công việc lớn như thế, trong khi đội ngũ cán bộ thực hiện công tác nhập dự toán của cơ quan tài chính thì quá mỏng, hạn chế cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, dẫn đến tình trạng lập dự toán vào hệ thống còn quá chậm và thiếu đặc biệt là những món có cam kết chi, gây ách tắc cho quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN. Do vậy cần phải có chế tài quy định cụ thể trách nhiệm và sự phối hợp giữa cơ quan Tài chính và KBNN trong quá trình quản lý dự toán đầu tư từ NSNN.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý đầu tư công chưa được chặt chẽ. Đặc biệt là sự phối hợp giữa cơ quan Tài chính – Kho bạc Nhà nước - Sở Kế hoạch & Đầu tư - Chủ đầu tư chưa được nhịp nhàng, đồng bộ, số liệu chi ngân sách còn khập khiễng
Đại học kinh tế Huế
giữa các Sở, ban ngành, vì vậy sẽ khó đưa ra các tham mưu sát thực, kịp thời phục vụ quá trình điều hành ngân sách trên địa bàn.
- Thứ ba, nguyên nhân từ phía các chủ đầu tư, ban quản lý dự án:
Một số chủ đầu tư, BQLDA chưa chấp hành tốt các cơ chế, chế độ của Nhà nước về quản lý đầu tư. Đồng thời chưa phát huy được vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý đầu tư. Không ít lãnh đạo các chương trình, dự án vẫn còn tư tưởng vận dụng tuỳ tiện, sử dụng vốn đầu tư sai mục đích, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi này. Do chưa có chế tài quy định rõ trách nhiệm của các chủ đầu tư, BQLDA trong việc quản lý sử dụng vốn đầu tư, do vậy khi xảy ra trường hợp vi phạm thường khó quy trách nhiệm cá nhân, dẫn đến tình trạng người thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách thì không được khen thưởng; người sử dụng tuỳ tiện kém hiệu quả thì không bị xử lý nghiêm minh.
Mặt khác, khi các đơn vị chủ đầu tư chưa chấp hành đúng chế độ, chính sách quy định thì công tác kiểm soát chi của KBNN mất nhiều thời gian hướng dẫn, khách hàng đi lại nhiều lần, đặc biệt tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật.
Tóm lại,trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở chương 1, chương 2 đã giới thiệu khái quát về địa bàn và thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Quảng Trạch. Phân tích tình hình công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Quảng Trạch, từ công tác chuẩn bị đầu tư dự án, số tạm ứng cho đến số thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành. Ngoài ra, còn kết hợp thêm điều tra các đối tượng khác nhau để minh chứng cho các nhận xét đánh giá về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Quảng Trạch. Từ phân tích, đánh giá, tác giả đã rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và những nguyên nhân của kết quả, hạn chế đó. Qua đó, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Quảng Trạch được đề cập trong chương 3.
Đại học kinh tế Huế
CHƯƠNG 3