Nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản tại Việt Nam (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN

1.2. Lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

1.2.2. Nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản, pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản có cách tiếp cận linh hoạt, tập trung điều chỉnh các vấn đề cơ bản, đó là:

Thứ nhất, các quy phạm chung để duy trì và bảo đảm nguồn lợi thủy sản.

Điều chỉnh vấn đề này, pháp luật đặt ra những nguyên tắc chung trong hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó, bao hàm vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.

Từ những nguyên tắc chung trong hoạt động bảo vệ môi trường, Luật Thủy sản 2003 và Luật thủy sản 2017 đã quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản có nguy cơ gây ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy sản; cụ thể, là ảnh hưởng đến trữ lượng thủy sản và tính đa dạng sinh học của các loài thủy sản. Ở phương diện này, quy định của pháp luật sẽ hướng tới bảo vệ môi trường sinh sống của các loài thủy sản, giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của hoạt động khai thác tới sự “tồn vong” của các loài thủy sản.

Thứ hai,các quy định về cấp giấy phép khai thác thủy sản. Trong nhóm quy định trên sẽ hương tới hai chủ thể chính: các nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài. Từ đó nhằm kiểm soát chỉ tiêu sản lượng khai thác tùy theo từng khu vực địa phương sao cho hợp lý thông qua hạn ngạch khai thác, hình thức phương tiện đánh bắt như tàu bè, ngư cụ… Bên cạnh đó là kiểm soát nguồn cũng như chất lượng của thủy sản.

Thứ ba, các quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong khai thác thủy sản. Bên cạnh những quy định bảo đảm hoạt động khai thác thủy sản phải gắn bó với tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Cùng với đó, hoạt động khai thác thủy sản phải tuân theo chặt chẽ nhữnng quy định bảo vệ môi trường trong Luật bảo vệ môi trường 2014, Luật

Tài nguyên nước 2012… và một số những đạo luật chuyên ngành khác về môi trường “chuyên biệt” – nơi “cư trú” trực tiếp của thủy sản.

Thứ tư, các quy định về hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản và các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.

Đối với nội dung này, pháp luật quy định quy định về hệ thống cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra và xử phạt; nội dung cụ thể của hoạt động thanh tra, kiểm tra; pháp luật về các chế tài xử phạt hành chính, hình sự…để xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường trong khai thác thủy sản.

Cơ quản quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản và các cơ quan nhà nước, các cá nhân được nhà nước trao quyền trong quản lý khai thác thủy sản, bảo vệ môi trường có phát hiện, xử phạt, thanh tra kiểm tra để kiểm soát chặt chẽ nhưng nguy cơ phát sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.

Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản là những hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc cá tổ chức, cá nhân vi phạm phải gánh chịu nếu thực hiện các hành vi bị cấm theo pháp luật mà cụ thể ở đây là hành vi gây ô nhiễm môi trường trong khai thác thủy sản.

Pháp luật quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản, bao gồm: trách niệm dân sự, hành chính và hình sự. Tùy theo từng mức độ nguy hại của hành vi mà các chủ thể này gây ra mà sẽ có nhữung trách nhiệm tương ứng để xử phạt, bồi thường. Đây là nhữnng quy định đặt ra nhằm để răn đe, trừng phạt với những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm; bảo đảm công bằng cũng như trật tự an toàn xã hội.

Có thể thấy, nội dung pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản ra đời nhằm mục đích bảo đảm quy trình chặt chẽ các hoạt động của cơ

quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ về khai thác nguồn lợi thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; kiểm soát việc ngư dân khai thác bất hợp pháp; công khai, minh bạch các thủ tục hành chính;

qua đó, giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản để hướng tới bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản tại Việt Nam (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)