CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản
2.2.3. Nguyên nhân bất cập trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môtrường
Thứ nhất, hệ thống pháp luật chồng chéo, chậm sửa chữa, không tương thích và thống nhất với nhau (Luật Thủy sản, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và phát triển rừng… ; chưa thể chế hóa kịp thời các quy định của pháp luật quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là quy định về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Cơ sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường nói chung và môi và khai thác thủy sản nói riêng vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh hoặc còn bất cập dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường trong khai thác thủy sản.
Thứ hai, nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản còn nhiều hạn chế; hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật về thủy sản, đa dạng sinh học và chủ quyền biển đảo chưa cao.
Thậm chí, do hoạt động khai thác trong vùng lộng (gần bờ) cho sản lượng dồi dào, khả năng thu lợi nhuận cao nên nhiều tàu, thuyền bất chấp quy định, sẵn sàng chống đối với lực lượng chức năng bằng nhiều hình thức như: đe dọa,
34https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/5-ngu-dan-bi-tau-la-dam-da-duoc-cuu- 3761278.html#ctr=related_news_click
cản trở không cho tàu kiểm tra tiếp cận, bắt giữ lực lượng kiểm tra, thậm chí va chạm với tàu ngư dân khi hợp tác với lực lượng thanh tra…
Thứ ba, năng lực quản lý nhà nước về khai thác thủy sản nói chung và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ quản lý còn bộc lộ những hạn chế: chưa kiểm soát được sự gia tăng về số lượng tàu thuyền, cơ cấu nghề chưa hợp lý; chưa kiểm soát được công nghệ khai thác, phương thức khai thác hay tình trạng cạnh tranh giữa các loại nghề, giữa các nhóm tàu, giữa tàu của các địa phương trong c ng một ngư trường ngày càng lớn; đặc biệt chưa quản lý tốt sản lượng khai thác và truy xuất nguồn gốc khai thác thủy sản…
Hoạt động xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước còn gặp nhiều hạn chế, rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; một số cơ quan chức năng; cán bộ, công chức thiếu kiên quyết trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm. Đặc biệt, cơ quan nhà nước ở địa phương chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sinh, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường sống của thủy sinh trong xã hội còn hạn chế, chưa đa dạng, phong phú dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc c ng chung tay lên tiếng, bảo vệ môi trường sống của thủy sinh.
Thứ năm, do ngân sách còn hạn chế; kinh tế chưa phát triển dẫn tới cả cơ quan nhà nước và người dân chưa thể quan tâm đầu tư đúng mức, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trang bị các phương tiện giám sát, hỗ trợ hoạt động khai thác. Các thiết bị tiên tiến hiện nay đa số không phù hợp với đặc trưng riêng của tàu cá Việt Nam - phần lớn là những tàu cỡ nhỏ, hệ thống trang thiết bị hàng hải trên tàu không đồng bộ và hệ thống nguồn cấp điện chủ
yếu sử dụng bình ắc quy để lưu trữ điện năng. Đây là một trở ngại lớn nhất khi lắp đặt và sử dụng các thiết bị hàng hải trên tàu nếu như nhập nguyên các thiết bị từ Châu Âu. .
Thứ sáu, tranh chấp biển đảo kéo dài giữa Việt Nam và các nước láng giềng; đặc biệt là sự ngang ngược, vô lý của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông vốn là vùng lãnh thổ không thể tranh cãi của Việt Nam khiến hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân bị ảnh hưởng; thủy sản bị khai thác, hủy hoại do các hoạt động khai thác trái ph p, xây đảo nhân tạo lấn biển vì mục đích quân sự…
Kết luận chương 2
Có thể thấy, hoạt động tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng không tránh khỏi những bất cập, hạn chế.
Những hạn chế và bất cập của quá trình thực thi pháp luật, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả chủ quan và khách quan. Nhưng căn bản, những khuyết điểm này đều đến từ tư duy và nhận thức của cơ quan quản lý Nhà nước cũng như người dân về bảo vệ môi trường; sự chồng chéo, mâu thuẫn và thiếu đồng bộ trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng là một nguyên nhân đáng lưu tâm.
Tóm lại, việc đánh giá toàn diện những ưu, khuyến điểm của công tác ban hành văn bản pháp luật và thực thi pháp luật sẽ là cơ sở cho những kiến nghị, đề xuất tiếp theo nhằm kiện toàn, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản trong thực tiễn.