CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản 29 1.Các quy định chung
2.1.2. Các quy định về giấy phép khai thác thủy sản
Một là, quy định về giấy ph p khai thác đối với tổ chức, cá nhân trong nước.
Về vấn đề cấp giấy phép khai thác thủy sản, điều kiện cấp giấy phép được quy định tại điều 16,17 Luật Thủy sản 2003. Giấy phép khai thác thủy sản được sử dụng như một “công cụ” hành chính nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác thủy sản; đảm bảo hoạt động nguyên tắc không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Theo đó, các tàu cá có trọng tải từ 0,5 tấn trở lên bắt buộc phải đăng ký cấp phép.
Đi kèm với giấy ph p khai thác, để kiểm soát và bảo vệ tốt nhất cũng như ngăn chặn hoạt động khai thác gây tổn hại đến số lượng và chủng loại thủy sản được khai thác, Luật Thủy sản 2003 quy định vấn đề “báo cáo khai thác thủy sản” và “nhật ký khai thác thủy sản”. Báo cáo khai thác thủy sản và nhật ký khai thác thủy sản là một phương thức trong việc kiểm soát lượng khai thác trong hạn mức quy định dựa trên các đánh giá nguồn lợi thủy sản của từng khu vực và truy xuất nguồn gốc thủy sản đã được khai thác. Báo cáo khai thác thủy sản và nhật ký khai thác thủy sản được quy định tại điều 19 Luật Thủy sản 2003:
“Tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác thuỷ sản phải báo cáo khai thác thuỷ sản với cơ quan quản lý thuỷ sản ở địa phương nơi đăng ký tàu cá.
Đối với loại tàu cá mà theo quy định của Bộ Thuỷ sản thuyền trưởng phải có bằng thuyền trưởng, thì khi hoạt động khai thác thuỷ sản thuyền trưởng có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc ghi nhật ký khai thác thuỷ sản.
Bộ Thuỷ sản ban hành mẫu sổ, chế độ quản lý và nội dung của nhật ký khai thác thuỷ sản; nội dung, chế độ báo cáo khai thác thuỷ sản.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc báo cáo khai thác thuỷ sản trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.”
Luật thủy sản 2017 quy định về Hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản nhằm giới hạn sản lượng thủy sản được phép khai thác dựa trên những kết quả điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản; xu hướng biến động của nguồn lợi thủy sản… Việc xác định hạn ngạch khai thác được giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Hạn ngạch khai thác trở thành điều kiện cấp phép khai thác tiên quyết của Luật Thủy sản năm 2017, các điều kiện để được cấp phép khai thác thủy sản cũng được quy định rõ ràng hơn: “a) Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
b) Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
c) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
d) Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở l n theo quy định của Chính phủ;
e) Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
g) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;”
Hai là, cấp phép khai thác thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài: hoạt động khai thác thủy sản trên biển, như đã đề cập, có liên quan mật thiết tới vấn đề quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền vùng biển của Việt Nam. Bởi thế, Luật thủy sản 2003 và luật thủy sản 2017 đều có quy định riêng
về cấp ph p đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hoạt động thủy sản, hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam với những điều kiện rất chặt chẽ, bảo đảm sự giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Hiện nay, quy định về điều kiện cấp phép này vẫn đang được thực hiện theo quy định của Luật Thủy sản 2003 và Nghị định 32/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.
2.1.3. Các quy định về phòng, ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường trong khai thác thủy sản
Một trong những biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi tiến hành các hoạt động phát triển, bao gồm cả các hoạt động khai thác thủy sản là đánh giá môi trường. Hiện nay, đánh giá môi trường bao gồm: Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC , đánh giá tác động môi trường (ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cam kết bảo vệ môi trường có thể được hiểu là ĐTM ở dạng đơn giản. ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến với môi của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai các dự án đó. Mục đích của ĐTM nhằm đảm bảo rằng các vấn đề môi trường tiềm ẩn và những xung đột liên quan được lường trước và tập trung làm giảm thiểu ở vào giai đoạn sớm trong thiết kế và kế hoạc của dự án.
Sản phẩm đầu ra chủ yếu của ĐTM là các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các công nghệ xử lý ô nhiễm, quản lý và quan trắc môi trường. Sản phẩm đầu ra chủ yếu của ĐMC là những đề xuất nhằm điều chính chiến lược, quy hoạch và kê hoạch, lồng ghép các mục tiêu môi trường vào quá trình chiến lược, quy hoạch và kế hoạch (nếu chưa được lồng gh p , đề xuất các chiến lược và quy hoạch bảo vệ môi trường cho chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đó.Về hoạt động chế biến và nuôi trồng thủy sản được quy định phải đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định tại Chương VII Luật Bảo vệ môi trường 2014 về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo phụ lục II của Nghị
định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạc bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. hông như hoạt động chế biến và nuôi trồng thủy sản, việc thực hiện đánh giá môi trường trong hoạt động khai thác thủy sản không được quy định cụ thể chính vì vậy việc thực hiện đánh giá môi trường trong khai thác thủy sản sẽ dựa trên việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tại Mục 4, Chương II Luật Bảo vệ môi trường 2014. Theo đó, các dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hay các phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư sẽ phải thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định và chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
Luật Thủy sản 2003 bên cạnh những quy định bảo đảm hoạt động khai thác thủy sản phải gắn với tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Những hành vi xâm phạm trực tiếp đến môi trường, gây ảnh hưởng hoặc hủy hoại môi trường đều là những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản và khai thác thủy sản. Điều 6 Luật này có những quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản có liên quan tới môi trường tự nhiên bao gồm khai thác, huỷ hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái ph p đường di chuyển tự nhiên của các loài thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh. Tiếp đến là sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để khai thác thuỷ sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có tính huỷ diệt khác.Và cuối cùng làvứt bỏ ngư cụ xuống v ng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng.
Luật Thủy sản năm 2017 kế thừa và tiếp tục phát huy những quy định của Luật Thủy sản 2003, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 nhằm phòng,
ngừa, hạn chế và khắc phục những vấn đề về môi trường trong quá trình khai thác thủy sản hay nói cách khác, hoạt động thủy sản tác động trực tiếp tới môi trường sinh sống của thủy sản nhằm bảo đảm phát triển bền vững. Khoản 2, điều 5, Luật Thủy sản quy định việc khai thác thủy sản phảo đảm bảo nguyên tắc: “…tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thủy sản để bảo đảm phát triển bền vững”.
Ngoài những quy định trong đạo luật chuyên ngành về thủy sản, hoạt động khai thác thủy sản phải tuân thủ chặt chẽ những quy định về bảo vệ môi trường trong Luật bảo vệ môi trường 2014 và một số những đạo luật chuyên ngành khác về các môi trường “chuyên biệt” - nơi “cư trú” trực tiếp của thủy sản. Những quy định này nhìn chung đều có sự tương đồng, hô ứng và thống nhất với nhau. Ví dụ, Luật Bảo vệ môi trường không cho phép những hành vi phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên; khai thác bằng phượng tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng; thải chất thải và các chất độc, chất phóng xạ, chất nguy hại vào nguồn nước, không khí… Tinh thần của nó được thể hiện một cách rõ ràng trong Luật Thủy sản liên quan đến trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.