Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản tại Việt Nam (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN

1.2. Lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

1.2.3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

Các nguyên tắc của pháp luật bảo vệ môi trường có ảnh hưởng rất nhiều tới pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.Các nguyên tắc chi phối một cách toàn diện các quan hệ phát sinh trong việc bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản. Nguyên tắc chính là tư tưởng, quan điểm chỉ đạo có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng, ban hành, áp dụng pháp luật liên quan trong các văn bản pháp luật quốc gia cũng như ph hợp với các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia. Vì vậy ngoài những nguyên tắc chung của pháp luật bảo vệ môi trường thì pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản có những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản là trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động khai thác thủy sản.

Có thể nói, đây là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu, qua đó nhằm nhấn mạnh hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội và mỗi cá nhân có liên quan đến khai thác thủy sản đều phải có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình. Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác thủy sản phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính cũng như sức lực cho bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác gây ô nhiễm, gây ra sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Những trách nhiệm được đặt ra trong lĩnh vực này bao gồm cả trách nhiệm hành chính, dân sự và hình sự, được quy định từ chính những hành vi đe dọa và làm ô nhiễm môi trường trong khai thác thủy sản. Hơn hết, bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của toàn xã hội, nó được quy định dưới hình thức những văn bản pháp lý và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Thứ hai, coi trọng tính phòng ngừa trong hoạt động khai thác thủy sản.

Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia, tác động trực tiếp đến sự bền vững của kinh tế-xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm an ninh lương thực cũng như an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, chúng ta phải bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này.Hoạt động khai thác thủy sản là một hoạt động mang lại lợi ích kinh tế rất lớn, song hoạt động này cũng tiểm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống con người.Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước ở các v ng khai thác cũng là vấn đề cần giải quyết cấp bách. Nguồn lợi thủy sản không phải là tài nguyên không tái tạo được nhưng với nhu cầu và hình thức đánh bắt “quên ngày mai” của con người hiện nay, nguồn lợi thủy sản đang bị suy giảm đáng kể. Sự suy giảm này gây mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người. Việc cải tạo những tác động xấu tới môi trường trong khai thác thủy sản cần rất nhiều sức người và sức của, cũng như sẽ phải kéo dài trong một thời gian rất dài và thậm trí có những trường hợp không thể nào khôi phục được.

Chính vì những lý do trên mà nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa được coi là một trong những nguyên tắc căn bản. Việc ngăn ngừa những hành vi gây hại cho môi trường trong khai thác thủy sản cần được chú trọng hơn so với việc áp dụng các hình phạt hoặc các chế tài khác. Nguyên tắc này hướng việc ban hành và áp dụng các quy định pháp luật vào sự ngăn chặn hành vi các chủ thể thực viện có khả năng gây ô nhiễm môi trường trong khai thác

thủy sản. Các biện pháp ngăn chặn áp dụng trong bảo vệ môi trường khai thác thủy sản rất đa dạng nhưng bản chất chính của các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn là bằng việc kích thích lợi ích hoặc triệt tiêu các lợi ích vốn là động lực của việc vi phạm pháp luật, nâng cao ý thức tự giác của con người trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

Thứ ba, đảm bảo sự phát triển bền vững trong hoạt động khai thác thủy sản.

Có thể nói, mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ hoạt động phát triển kinh tế của con người. Con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể ngừng tiến hóa và ngừng sự phát triển của mình. Đó là quy luật tự nhiên mà vạn vật đều phải tuân theo một cách tự giác hay không tự giác. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận sự phát triển, nhưng phải biết kiềm chế sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Phát triển đương nhiên sẽ biến đổi môi trường, nhưng cần phải điều tiết sao cho kinh tế-xã hội vẫn phát triển, vừa đảm bảo không gian sống với chất lượng tốt cho con người, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần thiết, tái xử lý các phế thải từ hoạt động của con người hay nói một cách khác đó là phát triển bền vững.

Phát triển bền vững có các đặc điểm:“Sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không làm tổn hại hệ sinh thái và môi trường, tạo ra các nguồn vật liệu và năng lượng mới, ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ phù hợp với hoàn cảnh địa phương, tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, Cấu trúc và tổ chức lại các vùng sinh thái nhân văn để phong cách và chất lượng cuộc sống của người dân đều thay đổi theo hướng tích cực”.17Và cũng từ những đặc điểm này mà các vấn đề môi trường trong khai thác thủy sản sẽ được giải quyết.

17Bộ Y tế (2006), Giáo trình Sức khỏe môi trường, Nxb Y học

Vì vậy, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững trong hoạt động khai thác thủy sản là một vấn đề quan trọng, giúp chúng ta cải thiện chất lượng môi trường, duy trì ở mức tốt hơn hoặc tối thiểu bằng tiêu chuẩn cho phép, kiểm soát lượng xả thải không vượt quá khả năng tự xử lý. Cũng như bền vững về tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo lượng sử dụng nhỏ hơn hoặc bằng lượng khôi phục tái tạo.

Thứ tư, pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế, sự bùng nổ dân số và sự suy kiệt của các nguồn tài nguyên trên toàn cầu là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới những tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những tranh chấp gay gắt nhất, nóng bỏng nhất trong quan hệ quốc tế hiện nay là tranh chấp chủ quyền quốc gia trên biển.

Việt Nam là quốc gia có đường biển dài, có chủ quyền trên biển Đông rộng lớn với tiềm năng phát triển kinh tế to lớn đã “vô tình” trở thành “miếng mồi” cho những tham vọng bá quyền và tranh chấp của các nước lớn, đặc biệt là với quốc gia láng giềng Trung Quốc vốn lớn mạnh cả về tiềm lực tài chính, con người và lãnh thổ. Suốt trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động xâm lấn ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế tấn công, gây hấn và chiếm lấn hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa - thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Điều này đã gây ra những tác động lớn về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh cho nước ta theo chiều hướng tiêu cực. Hoạt động khai thác thủy sản và các hoạt động kinh tế biển khác vì thế mà bị ảnh hưởng; sản lượng thủy sản c ng môi trường sinh thái bị đe dọa trước những hoạt động đánh bắt trái ph p, xây đảo nhân tạo… của Trung Quốc.

Trong hoàn cảnh đó, pháp luật về khai thác thủy sản phải lấy nhiệm vụ gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược. Bởi lẽ, có bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, mới có cơ sở để thực hiện các quyền tài pháp quốc gia trên biển, trong đó có quyền khai thác, đánh bắt thủy hải sản; đồng thời bảo vệ môi trường biển hiệu quả.

Vì những lý do kể trên, bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản và bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ quốc phòng an ninh có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, gắn bó và hỗ trợ tương hỗ với nhau. Bởi thế, pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản ghi nhận nguyên tắc này như một nguyên tắc chiến lược, có tầm quan trọng lâu dài, thiết thực.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản tại Việt Nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)